Hyundai và Kia lại gây chú ý vì lỗi cháy động cơ xe
Hyundai và Kia đã trở thành tâm điểm trong mấy tháng gần đây “nhờ” các đợt triệu hồi xe do nguy cơ cháy động cơ; và giờ đây lại có thêm hai đợt triệu hồi xe mới được công bố. Cả hai cũng có nguy cơ bị điều tra về việc chậm trễ thông báo và sửa chữa xe bị lỗi.
Hyundai và Kia vừa thông báo mở các đợt triệu hồi liên quan đến gần 500.000 xe, với hai nguyên nhân khác nhau, dù đều dẫn tới nguy cơ cháy động cơ.
Bộ lọc khí thải bị quá nhiệt
Đợt triệu hồi đầu tiên chỉ ảnh hưởng đến các xe Kia. Cụ thể, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc phải triệu hồi gần 379.000 xe Soul phiên bản 2012-2016, tất cả dùng động cơ xăng 1.6L phun nhiên liệu trực tiếp.
Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là bộ lọc khí thải sử dụng một số kim loại quý để giúp giảm lượng chất ô nhiễm trong khí thải. Nhiệt độ khí thải quá cao có thể làm hỏng bộ lọc khí thải, khiến các chất bẩn lọt vào buồng đốt động cơ, gây bất thường ở quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Tình trạng này kéo dài có thể làm nứt vỏ động cơ, gây rò rỉ dầu, dẫn tới nguy cơ cháy động cơ.
Mẫu Kia Soul phiên bản 2016
Để tránh tình trạng quá nhiệt ở bộ lọc không khí, các kỹ sư của Kia sẽ cập nhật phần mềm điều khiển động cơ (ECU) có liên quan. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc, bộ lọc khí thải sẽ được thay mới. Còn nếu động cơ có dấu hiện trục trặc thì có thể cũng được thay mới.
Kia cho biết sẽ bồi thường cho các chủ xe đã tự mang xe đi kiểm tra và sửa lỗi trước khi hãng có thông báo triệu hồi xe.
Video đang HOT
Lỗi này liên quan đến cả xe Hyundai và Kia; cụ thể là 32.000 xe Kia Sportage phiên bản 2011-2012 và gần 120.000 chiếc Hyundai Tucson phiên bản 2011-2013. Đợt triệu hồi này ảnh hưởng đến các xe dùng động cơ xăng I4 2.4L.
Lỗi dẫn tớt đợt triệu hồi này đến từ bể dầu động cơ. Theo các tài liệu triệu hồi, bể dầu của các xe trên có thể được hàn không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn tới nguy cơ rò rỉ dầu. Nếu không để ý, các chủ xe có thể lái xe bị chảy dầu trong một thời gian dài mà không kiểm tra mức dầu, và việc mức dầu thấp có thể làm hỏng động cơ. Việc rò rỉ dầu cũng có thể làm tăng nguy cơ cháy động cơ. Ngoài ra, nếu động cơ trục trặc khi xe đang chạy tốc độ cao thì có thể dẫn tới nguy cơ tai nạn.
Cả Hyundai và Kia cho biết đã khắc phục vấn đề này trên dây chuyền sản xuất, nhưng vẫn đang trong quá trình sửa lỗi cho các xe đã bán ra thị trường. Hãng có thể sẽ phải thay bể dầu hoặc hàn lại.
Hyundai và Kia cho biết sẽ bồi thường cho các chủ xe đã tự sửa lỗi này trước khi hãng có thông báo triệu hồi.
Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang tiến hành điều tra xem hai hãng có cố tình chậm trễ triệu hồi và sửa chữa xe bị lỗi không.
Đợt triệu hồi xe do lỗi bể dầu động cơ thực sự đến từ một cuộc điều tra các đợt triệu hồi khác của Hyundai. Theo đó, khi đang tiến hành điều tra Hyundai về việc có kịp thời triệu hồi xe Sonata và Santa Fe không, NHTSA thông báo với nhà sản xuất Hàn Quốc rằng họ thấy một số khách hàng khiếu nại xe Tucson chết máy và cháy động cơ. Hyundai lập tức mở một cuộc điều tra nội bộ và từ đó phát hiện lỗi dẫn tới đợt triệu hồi nói trên.
Như vậy, kể từ tháng 9/2015 đến nay, hai nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc này đã phải tiến hành triệu hồi 2,4 triệu xe do các lỗi có thể gây cháy xe và lỗi động cơ.
Nhật Minh
Theo Cnet
10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2018: Toyota Vios lập kỉ lục kép
Thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến sự có mặt của những gương mặt mới trong top 10 xe bán chạy nhất và cả sự áp đảo của xe lắp ráp trong nước.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2018, toàn thị trường tiêu thụ 288.683 xe các loại, tăng gần 6% so với năm 2017. Đây là mức tăng trưởng ngoạn mục trong một năm có nhiều biến động về các quy định, chính sách khiến doanh số nửa đầu năm 2018 luôn ở trong tình trạng bất ổn do nguồn cung xe nhập khẩu không ổn định.
Hyundai Thành Công bắt đầu công bố doanh số bán hàng từ năm 2018
Cùng với đó, do nửa đầu năm 2018, thị trường xe nhập khẩu đóng băng, nên trong top 10 ô tô bán chạy nhất năm 2018 có tới 9 mẫu xe lắp ráp cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc Hyundai Thành Công lần đầu tiên công bố doanh số trong năm 2018 đã khiến bảng xếp hạng này có nhiều xáo trộn. Theo đó, Hyundai Thành Công có doanh số đạt 63.526 xe trong năm 2018, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và góp mặt 2 mẫu xe trong danh sách này.
10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2018
Đứng ở vị trí số 1 trong top 10 xe bán chạy nhất tại Việt Nam năm 2018 là mẫu xe hạng B Toyota Vios. Đây đã là năm thứ 5 liên tiếp mẫu xe này đứng ở vị trị số 1 với doanh số chiếm tới khoảng 30% lượng xe Toyota được bán ra tại thị trường Việt Nam với doanh số đạt hơn 27.000 xe. Riêng trong tháng 12, mẫu xe này đã bán được hơn 3.650 xe, lập liền 2 kỉ lục cả về doanh số tháng và doanh số năm, điều chưa mẫu xe nào làm được tại thị trường Việt Nam.
Toyota Vios vẫn là ông hoàng doanh số tại thị trường ô tô Việt Nam
Một mẫu xe khác của Toyota là Innova cũng nằm trong top 10 ở vị trị thứ 3 với doanh số hơn 14.500 xe và là mẫu xe đa dụng 7 chỗ bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam.
Hyundai Grand i10 là mẫu xe bán chạy thứ 2 tại Việt Nam
Trong khi đó, Hyundai Grand i10 lần đầu tiên được công bố doanh số đã chễm trệ ở vị trí thứ 2 với doanh số 22.068 xe. Thực tế, ở thời điểm cuối năm 2018, mẫu xe này đã nhường thị phần cho người anh em Accent, nếu không doanh số của mẫu xe này đã có thể cao hơn. Riêng Accent ở vị trí thứ 5 với doanh số hơn 12.500 xe, đây cũng là mẫu xe chủ lực của Hyundai Thành Công ở thời điểm hiện tại, luôn trong tình trạng cháy hàng, không đủ xe để bán.
Mazda CX-5 đã có 1 năm thành công với doanh số tăng trưởng tốt
Bộ đôi ăn khách của Thaco là Mazda3 và CX-5 vẫn có doanh số xấp xỉ 12 - 13.000 xe với mức tăng trưởng mạnh trong năm 2018. Điều này một phần đến từ việc xe được lắp ráp trong nước giúp nguồn cung luôn dồi dào, cùng với đó, lượng xe nhập khẩu giảm khiến những mẫu xe có lợi thế lớn trong phân khúc của mình.
Kia Cerato tăng trưởng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái
Về phần mình, 2 mẫu xe khác cũng của Thaco là Kia Morning và Cerato lần lượt ở vị trí 7 và 8 với doanh số xấp xỉ 11.500 xe. Riêng Kia Cerato đã có mức tăng trưởng vượt bậc, gấp đôi năm 2017, vượt qua Morning để trở thành mẫu xe bán chạy nhất của Kia tại Việt Nam. Trong khi đó, mẫu Kia Morning dù tăng trưởng hơn 12% nhưng vẫn cho thấy sự đuối hơi trong phân khúc xe cỡ nhỏ cũng như tại thị trường ô tô Việt Nam.
Honda City có doanh số đạt hơn 10.000 xe
Hai mẫu xe của Honda là City và CR-V ở cuối bảng xếp hạng, tuy nhiên năm 2018 cũng đã là một năm thành công với 2 mẫu xe này khi City có doanh số gần 11.000 xe, gấp rưỡi năm 2017, là mẫu xe bán chạy nhất của Honda tại Việt Nam. Trong khi CR-V 2018 dù trải qua một thời gian dài vắng bóng vì nguồn cung khan hiếm đã trở lại với doanh số gần 9.000 xe và mức tăng trưởng 2,5 lần so với năm 2017.
Ford Ranger đã có nửa cuối năm 2018 khá thành công
Ngoài ra, những mẫu xe như Toyota Fortuner, Ford Ranger đều có doanh số khả quan trong năm vừa qua mặc dù chỉ thực sự trở lại vào nửa cuối 2018. Riêng Ford Ranger là mẫu xe đã cứu vớt 1 năm khá "bết bát" của Ford với hàng loạt những sự việc đáng tiếc xảy ra như triệu hồi, lỗi hộp số...
Theo cartimes
Hàn Quốc phạt BMW 10 triệu USD vì các vụ cháy động cơ BMW sẽ bị phạt 10 triệu USD do chưa xử lý đúng vụ việc các chiếc xe bị cháy động cơ tại Hàn Quốc những tháng đầu năm nay. Hàn Quốc phạt BMW 10 triệu USD vì các vụ cháy động cơ. Ngày 24/12, chính phủ Hàn Quốc cho biết họ sẽ phạt BMW 11,2 tỷ won (khoảng 10 triệu USD) và nộp...