Hy vọng vẫn còn
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã rời New York để trở về Tehran. Không có một đột phá nào từ “Sáng kiến hòa bình Hormuz” và cũng không có cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Iran lịch sử như nhiều người mong đợi.
Song cơ hội về một cuộc gặp giữa hai ông Rouhani và Trump trong thời gian tới không phải là không có khả năng xảy ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trước khi rời Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, Washington sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Tehran để đổi lấy đàm phán hạt nhân. Theo ông, trong các cuộc gặp song phương bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Anh đều nhấn mạnh sự cần thiết phải gặp nhau để đàm phán những vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran và Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận Iran để làm điều đó. Tổng thống Rouhani nhấn mạnh chỉ khi những lệnh cấm vận được dỡ bỏ, đàm phán mới có thể mang lại kết quả.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại khẳng định, chính Iran mới là bên chủ động yêu cầu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ để các bên có thể gặp nhau, song ông đã từ chối.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã hủy thỏa thuận mà người tiền nhiệm Barack Obama cùng các cường quốc đạt được với Iran năm 2015 và áp đặt các biện pháp cấm vận mạnh tay đối với Tehran, buộc nước này phải trở lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận mới mà ông cho là phải có lợi hơn cho Mỹ. Tuy nhiên, sức ép của Mỹ đã không làm Iran khuất phục. Vì thế, ông Trump có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận.
Có thể thấy, dù vẫn kiên quyết với lập trường của mình, song cả nhà lãnh đạo Mỹ và Iran đều đã dịu giọng hơn và đánh tiếng qua lại về những điều kiện để có thể gặp nhau, mở ra hy vọng về một cuộc gặp trong tương lai gần giữa lãnh đạo hai nước, như những gì đã diễn ra giữa Mỹ và Triều Tiên.
Quốc Trung
Theo baodongnai
Trump nói Iran có thể 'gậy ông đập lưng ông' khi đe dọa hạt nhân
Trump tiếp tục công kích động thái "phá rào" hạt nhân của Iran và cảnh báo Tehran có thể phải nhận hậu quả từ việc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Iran vừa đưa ra cảnh báo mới. Tổng thống Rouhani nói rằng họ sẽ làm giàu uranium 'với bất kỳ số lượng nào mà họ muốn' nếu không có thỏa thuận hạt nhân nào mới. Hãy cẩn thận với những lời đe dọa, Iran. Chính các ông có thể bị 'gậy ông đập lưng ông' chưa từng thấy", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua viết trên Twitter.
Tuyên bố của Trump được đưa ra sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 3/7 cảnh báo nước này sẽ tái khởi động lò phản ứng Arak, nơi có thể sản xuất plutonium dùng để chế tạo bom hạt nhân, nếu các cường quốc không thực hiện cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (JCPOA).
Lãnh đạo Iran cho hay theo thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Tehran đã loại bỏ lõi nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Arak vào tháng 1/2016 và bít nó bằng xi măng. "Nhưng từ ngày 7/7 trở đi, nếu các bên không thực hiện các cam kết, chúng tôi sẽ đưa lò phản ứng Arak trở về tình trạng trước đó", ông Rouhani nói.
Tổng thống Rouhani còn cho biết Iran sẽ tích trữ lượng uranium làm giàu vượt giới hạn 300 kg của JCPOA nhằm đáp trả thất bại của các bên tham gia ký thỏa thuận, gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức, Nga và Anh, trong việc bảo vệ Tehran khỏi các lệnh trừng phạt của Washington.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chương trình hạt nhân của Iran, đã tuyên bố Tehran vi phạm giới hạn về khối lượng nguyên liệu hạt nhân được phép sở hữu. Tổng thống Trump gọi hành động này của Tehran là "đùa với lửa".
Quan hệ giữa Mỹ và Iran xấu đi kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015. Sau khi rời bỏ thỏa thuận, ông Trump liên tiếp tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran bất chấp nỗ lực ngăn cản từ các cường quốc châu Âu.
Đáp trả lại hành động của ông chủ Nhà Trắng, Tehran cũng thể hiện quan điểm cứng rắn khi tuyên bố sẵn sàng đối đầu với Washington bất cứ lúc nào. Iran đe dọa rút một phần các điều khoản trong JCPOA vào ngày 8/5, tròn một năm sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận và áp các biện pháp trừng phạt lên quốc gia Vùng Vịnh.
Căng thẳng giữa hai nước leo thang sau vụ Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz, khiến Trump áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức hàng đầu Iran. Đáp lại, Iran tuyên bố hành động trừng phạt của Mỹ chính là dấu chấm hết cho nỗ lực đàm phán ngoại giao hai nước.
Mai Lâm (Theo Aljazeera)
Theo VNE
Hé lộ điều kiện đàm phán của Iran với Mỹ sau sự kiện cố vấn an ninh quốc gia từ chức Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nói với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron rằng Iran sẽ chỉ chấp nhận đàm phán khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Getty Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Macron vào hôm qua (11/9), ông Rouhani nói: "Chúng tôi sẵn sàng trở lại thực hiện...