Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một phương pháp mới để khiến các tế bào gốc máu cuống rốn trở nên dễ cấy ghép hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị ung thư máu ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Tế bào gốc máu hay còn được biết đến với tên gọi tế bào gốc tạo máu (HSCs) là một loại tế bào toàn năng có thể tạo ra mọi loại tế bào có trong máu, bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. HSCs có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản sinh máu trong suốt cuộc đời của con người. Khi điều trị một vài loại ung thư và các bệnh rối loạn máu di truyền, đôi khi cần phải thay thế tủy xương bằng phương pháp ghép HSCs.
Từ HSCs có thể tạo ra mọi loại tế bào máu có trong cơ thể người.
Cuống rốn là một kho tàng HSCs rất dồi dào và hữu dụng. Cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn còn giúp hạn chế biến chứng so với tế bào gốc ở tủy xương. Mặc dù phương pháp cấy ghép tế bào từ cuống rốn đã được sử dụng với trẻ em trong suốt 3 thập kỷ qua, nhưng hầu hết đơn vị máu cuống rốn vẫn không chứa đủ lượng HSCs tương thích cho trẻ lớn và người trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đây có lẽ đã tìm ra lời giải cho vấn đề nêu trên, khi phát hiện ra rằng, một loại protein có tên NOV, thường được tìm thấy với hàm lượng thấp trong máu, có thể được sử dụng để nhân nhanh lượng HSCs trong máu cuống rốn.
TS Rajeev Gupta (Viện nghiên cứu Ung thư UCL), đại diện nhóm tác giả cho biết: “Chúng tôi từng khám phá được rằng, một loại protein điều hòa có tên NOV là nhân tố cần thiết để đảm bảo chức năng của HSCs ở con người diễn ra bình thường. Từ kết quả này, chúng tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi liệu có thể dùng NOV có độ tinh sạch cao, để tạo tác động lên HSCs trong cuống rốn và khiến chúng trở nên dễ cấy ghép hơn hay không?”.
Theo chuyên gia này, trước đây, để làm tăng số lượng HSCs trong máu cuống rốn là rất đắt đỏ và khó khăn. Thậm chí, không phải tất cả HSCs hiện diện trong máu cuống rốn đều có thể được sử dụng để cấy ghép. Có đến 30% đơn vị máu cuống rốn không có đủ lượng HSCs có chức năng cần thiết cho việc cấy ghép và đã phải vứt bỏ.
Bằng cách nuôi cấy tế bào và tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên chuột thí nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy, máu cuống rốn khi được tiếp xúc với NOV thì khả năng cấy ghép sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể hơn, loại HSCs có chức năng đã tăng lên gấp 6 lần. Đáng kinh ngạc hơn là điều này xảy ra chỉ sau 8 tiếng tiếp xúc.
“Sử dụng NOV, chúng tôi đã có thể nhanh chóng tác động vào tế bào gốc tạo máu từ đó biến đổi trạng thái của chúng, cụ thể là biến đổi HSCs không có chức năng thành HSCs có chức năng. Phát hiện này đã mang đến một giải pháp mới để các đơn vị máu cuống rốn chứa ít tế bào gốc trở nên hữu dụng, từ đó sẽ có nhiều bệnh nhân ung thư máu cũng như bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu di truyền được cứu chữa hơn” – TS Rajeev Gupta nhấn mạnh về công trình khoa học này.
Video đang HOT
Nhóm tác giả cũng chia sẻ rằng, trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng xem kết quả nghiên cứu này có thực sự hữu ích với các bệnh nhân ung thư máu hay không?
Minh Nhật
Kỳ tích y học: Truyền hệ miễn dịch của anh cho em trai để cứu em
Bé Johan 3 tuổi mắc bệnh u hạt mãn tính. Sau ca cấy ghép tủy xương, bé đã sống sót nhờ một phương pháp điều trị mới được gọi là liệu pháp tăng cường miễn dịch.
Bé Johan và bà mẹ Maren Chamorro - Ảnh: AFP
Khi hệ thống miễn dịch bị căn bệnh di truyền hủy hoại, có thể dùng phương pháp ghép tủy xương để điều trị. Song người nhận ghép rất dễ nhiễm khuẩn trong những tháng điều trị đầu tiên.
Do đó, các bác sĩ đã áp dụng liệu pháp tế bào để củng cố hệ thống miễn dịch của người nhận ghép. Bé Johan là một trong những ca như thế.
Giai đoạn một: Ghép tế bào gốc tủy xương
Gia đình bé Johan sinh sống tại khu ngoại ô giàu có ở Washington (Mỹ). Bé Johan được thụ thai ngoài kế hoạch. Bà mẹ Maren Chamorro 39 tuổi kể lại: "Đó là một cú sốc và tôi đã khóc".
Từ nhỏ cô đã biết mình mang gen gây bệnh u hạt mãn tính, một chứng bệnh thường dẫn đến tử vong cho trẻ trước năm 10 tuổi.
Anh trai cô đã mất năm lên 7 tuổi vì chứng bệnh di truyền này và cô được cảnh báo có 25% cơ hội di truyền bệnh cho con.
Cách đây bảy năm rưỡi, Maren Chamorro và chồng đã chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để sinh cặp song sinh Thomas và Joanna.
Phôi được xét nghiệm di truyền trước khi cấy nên hai bé chào đời không mắc bệnh. Còn đối với bé Johan, kết quả xét nghiệm di truyền đã nhanh chóng xác nhận bé nhiễm bệnh.
Sau khi tiếp xúc với Bệnh viện Nhi đồng quốc gia ở Washington, vợ chồng Maren Chamorro đã đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất của đời: Cho bé Johan ghép tủy xương, một liệu pháp đầy rủi ro nhưng có thể điều trị lành bệnh.
Tủy xương được xem như nhà máy sản xuất hồng cầu và bạch cầu. Tủy xương của bé Johan sản xuất các bạch cầu không thể chống lại vi khuẩn và nấm nên rất dễ nhiễm khuẩn.
Thật may mắn, kết quả xét nghiệm cho thấy tủy xương của Thomas anh trai bé Johan 6 tuổi tương thích với bé.
Tháng 4-2018, các bác sĩ đã làm sạch tủy của bé Johan bằng hóa trị, sau đó dùng kim trích lấy tủy từ xương chậu Thomas rồi sàng lọc giữ lại các tế bào gốc và bơm trở lại vào mạch bé Johan.
Các "siêu tế bào" dần dần phát triển trong tủy xương và tạo ra các tế bào bạch cầu bình thường.
Tiến sĩ miễn dịch học Michael Keller - giáo sư Bệnh viện Nhi đồng quốc gia với lọ chứa "siêu tế bào" - Ảnh: AFP
Giai đoạn hai: Liệu pháp miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn có thể được tái tạo lại trong vài tuần nhưng để đối kháng với virus phải mất hơn ba tháng.
Do đó, bước kế tiếp là áp dụng liệu pháp tế bào phòng ngừa trong khuôn khổ chương trình thí nghiệm do nhà miễn dịch học Michael Keller đứng đầu.
Tiến sĩ Keller trích xuất từ máu của Thomas các tế bào bạch cầu lympho đã tiếp xúc với sáu loại virus rồi nhân chúng trong thời gian 10 ngày trong lọ để tạo ra một đội quân gồm hàng trăm triệu tế bào lympho chuyên biệt.
Kết quả có được là một loại kem màu trắng nằm dưới lọ thí nghiệm. Kế tiếp, các tế bào lympho được tiêm trở lại cho bé Johan để ngay lập tức bảo vệ bé chống lại sáu loại virus này.
Tiến sĩ Michael Keller tóm tắt: "Bé Johan đã mang hệ thống miễn dịch của anh mình".
Bà mẹ Maren Chamorro xác nhận điều này. Hiện nay khi Thomas và Johan bị cảm, hai em đều có cùng triệu chứng và cùng thời gian mắc bệnh.
Đối với bé Johan, đến nay sức khỏe bé đã diễn biến tốt. Thật tuyệt khi bé có thể chơi bùn mà không lo gì cả.
Hình ảnh ba chiều các tế bào lympho (màu xanh) xung quanh tế bào ung thư (màu vàng) - Ảnh: AFP
Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp gia cố hệ thống miễn dịch bằng tế bào của người hiến hoặc từ tế bào đã biến đổi gen của chính mình được gọi là liệu pháp miễn dịch.
Liệu pháp này chủ yếu được dùng để điều trị ung thư, nhưng Tiến sĩ Michael Keller hy vọng sắp tới sẽ được áp dụng cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bé Johan để chống lại virus.
Trở ngại chính của liệu pháp miễn dịch là kỹ thuật phức tạp và chi phí điều trị, do đó chì có khoảng 30 cơ sở y tế ở Mỹ thực hiện.
Theo tuoitre
3000 người hiến máu để duy trì sự sống cho bé gái 2 tuổi Người mẹ Davidson đang cầu xin mọi người hiến máu cho con gái 2 tuổi sau khi bé bị mắc bệnh lạ, chỉ sống được nhờ truyền máu. Con gái của Steph Davidson, bé Adeline, đã phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt khi người mẹ nhận thấy cô bé đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với những...