Hy vọng mới cho hòa bình ở khu vực Kavkaz
Thông tin về việc các bên xung đột tại Nagorny- Karabakh dưới vai trò trung gian của Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn mới, thực hiện từ 0 giờ ngày 10/11, xuất hiện khá bất ngờ và sau nhiều lần các lệnh ngừng bắn trước đó bị vi phạm ngay khi bắt đầu có hiệu lực.
Điều đó khiến dư luận có lý do nhất định để băn khoăn về tính bền vững của thỏa thuận mới. Tuy nhiên, xét về nội dung và hình thức, thỏa thuận chấm dứt xung đột vừa được nguyên thủ ba nước Armenia, Azerbaijan và Nga ký kết có những điểm khác biệt theo hướng khả thi hơn và toàn diện hơn, được hy vọng sẽ trở thành một điểm then chốt trong tiến trình giải quyết cuộc xung đột dai dẳng tại khu vực Nam Kavkaz.
Binh sĩ Armenia nã pháo về phía lực lượng Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước hết, thỏa thuận ngừng bắn lần này thực chất là Tuyên bố chung ba bên cấp nguyên thủ quốc gia, được tổng thống Armenia, Azerbaijan và Nga chính thức đặt bút ký. So với lệnh ngừng bắn đạt được tại Moskva (Nga) đúng một tháng trước, thỏa thuận mới có “tầm” hơn về mặt hình thức và cũng có giá trị hơn nếu xét trên phương diện pháp lý. So sánh với lệnh ngừng bắn đầu tiên ngày 10/10, khi đó bộ trưởng Ngoại giao ba nước Armenia, Azerbaijan và Nga chỉ “tiến hành tư vấn” và sau đó tuyên bố với báo chí, chứ không ký kết văn kiện chính thức nào.
Video đang HOT
Lệnh ngừng bắn lần thứ ba đạt được tại Mỹ ngày 25/10 được nhất trí sau các cuộc tiếp xúc ở cấp ngoại trưởng (Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp riêng rẽ hai người đồng cấp Armenia và Azerbaijan), trong khi lệnh ngừng bắn thứ hai cũng chỉ là các tuyên bố riêng rẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ Ngoại giao Armenia và Azerbaijan vào ngày 18/10. Ngoài ra, cả ba lệnh ngừng bắn trước đây đều chỉ nhằm một mục đích khiêm tốn là “nhân đạo”, trong khi thỏa thuận ngừng bắn mới đặt ra mục tiêu toàn diện và triệt để hơn nhằm “chấm dứt hoàn toàn tất cả các hoạt động chiến sự”.
Một điểm khác biệt thực sự nữa của thỏa thuận mới chính là nội dung liên quan hoạt động giám sát trên thực địa. Theo Tuyên bố chung được đăng tải trên Cổng thông tin của Điện Kremly, “Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên bang Nga sẽ được triển khai song song với việc rút các lực lượng vũ trang Armenia. Thời hạn đồn trú của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên bang Nga là 5 năm và được tự động gia hạn trong 5 năm tiếp theo, nếu không bên nào tuyên bố có ý định chấm dứt áp dụng điều khoản này”.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả kiểm soát việc các bên xung đột thực hiện thỏa thuận, một trung tâm gìn giữ hòa bình sẽ được triển khai. Những hoạt động tái thiết, xây dựng các tuyến đường mới đảm bảo kết nối Nagorny-Karabakh và Armenia cũng sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của binh lính gìn giữ hòa bình Nga. Đồng thời, các đơn vị biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga sẽ giám sát hoạt động giao thông giữa các khu vực phía Tây Azerbaijan và Cộng hòa tự trị Nakhichevan (vùng đất nằm tách biệt với Azerbaijan). Việc triển khai gần 2.000 lính Nga cùng hàng trăm thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự đến khu vực xung đột là yếu tố cần thiết để đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn mới sẽ được các bên triển khai một cách nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn. Có thể nói 3 lệnh ngừng bắn trước đều đổ vỡ một phần nguyên nhân cũng vì đó hầu hết chỉ là những “lời kêu gọi thiện chí”, chứ chưa có cơ chế giám sát thực địa như lần này.
Một yếu tố nữa cũng có thể tác động tới việc triển khai thỏa thuận ngừng bắn mới – đó là những tổn thất rất lớn về người và của mà các bên xung đột đã phải gánh chịu sau hơn 6 tuần giao chiến. Mặc dù các bên không công bố chính thức con số thiệt hại cụ thể, song theo số liệu được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra ngày 22/10, ước tính đã có gần 5.000 người thiệt mạng thuộc cả hai bên tham chiến trực tiếp kể từ đầu cuộc chiến. Nếu xung đột vũ trang không dừng lại, những “con số biết nói” về thiệt hại của các bên sẽ tiếp tục gia tăng, chứ không chỉ là hàng chục xe tăng, máy bay bị bắn cháy, hàng trăm ngôi nhà bị tàn phá, hàng nghìn người phải đi lánh nạn…
Bên cạnh niềm tin về tính bền vững và tính khả thi của lệnh ngừng bắn toàn diện do Nga làm trung gian, dư luận cũng bày tỏ băn khoăn về khả năng thực thi những nội dung khá nhạy cảm và phức tạp trong thỏa thuận mới. Một số điểm cần triển khai ngay từ nay đến cuối năm, như việc Armenia sẽ trao lại quyền kiểm soát khu vực Kelbajar cho Azerbaijan trước ngày 15/11, khu vực Agdam trước ngày 20/11 và khu vực Lachin trước ngày 1/12 tới. Một số điểm khác theo kế hoạch sẽ được thực hiện dần trong 1-2 năm tới như việc xây dựng đường xá kết nối các khu vực, đưa người tị nạn trở về Nagorny-Karabakh, trao đổi tù binh và những người bị bắt giữ…, những công việc đòi hỏi sự thiện chí rất cao của các bên liên quan.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn mới được ký kết, đã có nhiều lực lượng tỏ ra không hài lòng và đòi rút khỏi thỏa thuận, thậm chí có hành vi đập phá, gây rối an ninh trật tự. Không loại trừ khả năng trong quá trình triển khai thực hiện thỏa thuận mới sẽ phát sinh những khó khăn nhất định, một số điểm có thể sẽ cần đàm phán, thống nhất thêm để tìm kiếm thỏa hiệp giữa các bên.
Thực tế thì xung đột tại Nagorny-Karabakh đã kéo dài dai dẳng từ năm 1988 và nhiều lần căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan liên quan tới vùng đất này leo thang thành đụng độ vũ trang. Tuy nhiên, lần này, các nhà phân tích cho rằng, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của cộng đồng quốc tế, nhất là vai trò trung gian hàng đầu của Nga, thỏa thuận ngừng bắn mới có nhiều khả năng được các bên tuân thủ một cách nghiêm túc hơn, góp phần tạo điều kiện cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng xung quanh khu vực Nagorny-Karabakh một cách lâu dài và toàn diện. Chỉ có chấm dứt xung đột và ngồi vào bàn đàm phán, các bên mới có hy vọng tìm được một giải pháp chính trị lâu dài cho vấn đề này, trên cơ sở công bằng và vì lợi ích của người dân hai nước Armenia và Azerbaijan.
Quân đội Azerbaijan tuyên bố bắn hạ máy bay Su-25 của Armenia
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Azerbaijan nêu rõ máy bay tấn công Su-25 đã bị bắn hạ khi tìm cách oanh tạc quân đội Azerbaijan ở vùng Zangilan gần biên giới 2 nước.
Quân nhân Azerbaijan nã pháo về phía lực lượng Armenia trong xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 20/10/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tân Hoa xã đưa tin ngày 2/11, Azerbaijan tuyên bố họ đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-25 của Armenia trong cuộc chiến ở vùng Zangilan.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Azerbaijan nêu rõ máy bay tấn công Su-25 đã bị bắn hạ khi tìm cách oanh tạc quân đội Azerbaijan ở vùng Zangilan gần biên giới 2 nước.
Bộ này cũng cáo buộc phía Armenia cùng ngày tấn công các khu vực Gazakh, Tovuz và Dashkesan ở Azerbaijan.
Phía Armenia hiện chưa đưa ra phản hồi gì, song cáo buộc các lực lượng Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn thông qua vụ oanh kích các thị trấn Martuni và Martakert ở khu vực Nagorny-Karabakh ngày 2/11.
Dưới sự trung gian của Mỹ, một lệnh ngừng bắn nhân đạo mới giữa Azerbaijan và Armenia đã có hiệu lực vào ngày 26/10, song 2 bên đã cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận này chỉ vài phút sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Giao tranh 'đặc biệt dữ dội và khốc liệt' gần thị trấn quan trọng Shusha Ngày 7/11, Armenia cho biết đã nổ ra "giao tranh ác liệt" với các lực lượng Azerbaijan gần thị trấn Shusha, một thành trì quan trọng trong khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Ngày 7/11, giao tranh ác liệt giữa Armenia-Azerbaijan đã nổ ra gần thị trấn Shusha, một thành trì quan trọng trong khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. (Nguồn: UrduPoint News) Người phát...