Hy Lạp sắp sụp đổ
Hy Lạp lâm vào cảnh bất ổn một tuần nay kể từ khi quốc hội chia thành hai phe ủng hộ và phản đối gói cứu trợ tài chính 130 tỉ euro của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Một ngày sau cuộc bàn luận thành lập chính phủ thất bại, Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias đã mời lãnh đạo 3 đảng lớn nhất nước này trở lại dinh tổng thống lúc 16 giờ 30 phút GMT ngày 14-5 để dự họp cùng với thủ lĩnh một đảng cánh tả nhỏ hơn. Thế nhưng, một giới chức đảng cực tả Syriza, đảng lớn thứ hai ở Hy Lạp, cho biết thủ lĩnh Alexis Tsipras của đảng này sẽ không tham dự cuộc họp.
Vào lúc này, thủ lĩnh Đảng Xã hội Evangelos Venizelos bày tỏ hy vọng rằng vẫn còn có thể cứu vãn được một thỏa thuận nhưng ông cảnh báo thời gian đã sắp hết. Thủ lĩnh Đảng Dân chủ cánh tả Fotis Kouvelis cho biết ông sẽ kiếm đủ ghế để cùng với Đảng Xã hội giành đa số. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định sẽ không tham gia liên minh nếu không có ông Tsipras.
Video đang HOT
Ông Alexis Tsipras (giữa), thủ lĩnh Đảng Syriza. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Papoulias phải tổ chức cuộc bầu cử mới nếu ông không thuyết phục được các lãnh đạo đảng phái thỏa hiệp. Tình hình chính trị ở Hy Lạp đã lâm vào cảnh bất ổn một tuần nay kể từ khi quốc hội chia thành hai phe ủng hộ và phản đối gói cứu trợ tài chính 130 tỉ euro của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều đáng nói là không bên nào có thể thành lập chính phủ.
Trong bối cảnh đó, các giới chức chính phủ cảnh báo rằng các nguồn quỹ của Hy Lạp có thể cạn kiệt vào cuối tháng 6 nếu nước này không có một chính phủ để thương lượng với các tổ chức cho vay một gói cứu trợ kế tiếp. Trong bài đăng trên trang nhất “Đất nước đang mất tự chủ”, nhật báo tài chính Imerisia viết: “Đất nước đang đi đến bờ vực sụp đổ và niềm hy vọng khôi phục sự ổn định chính trị đang mờ dần”.
Các giới chức châu Âu từng từ chối bàn về khả năng Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro nay công khai nói về điều này như một khả năng có thật. Ông Luc Coene, nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu, thừa nhận: “Chia tay không bao giờ dễ chịu. Tôi đoán sẽ có thể xảy ra một cuộc “ly dị” thỏa thuận”. Theo Reuters, thực sự là châu Âu sắp hết kiên nhẫn. Trong khi đó, trang nhất tạp chí Đức Der Spiegel chạy tít “Lý do Hy Lạp phải rời khỏi đồng euro”.
Ngoài ra, Đảng Xã hội Pháp tuyên bố chính sách thắt lưng buộc bụng do Đức dẫn đầu đang đẩy EU vào tình trạng suy sụp kinh tế và khiến Hy Lạp bất ổn về chính trị. Điều này đã gây căng thẳng trước khi ông Francois Hollande đến thăm Berlin và gặp gỡ Thủ tướng Đức Angela Merkel sau khi nhậm chức tổng thống ngày 15-5.
Theo NLD
Cựu Tổng giám đốc IMF Strauss-Kahn được trả tự do
Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã được trả tự do hôm 22.2 sau hai ngày bị cảnh sát Pháp thẩm vấn trong cuộc điều tra đường dây mại dâm.
Ông Dominique Strauss-Kahn rời đồn cảnh sát bằng xe hơi - Ảnh: AFP
Vào ngày 28.3 tơi đây, ông Strauss-Kahn sẽ phải trình diện trước một quan tòa, người sẽ quyết định có khởi tố ông này hay không, theo BBC.
Ông Strauss-Kahn bị tạm giữ tại đồn cảnh sát ở Lille từ hôm 21.2.
Từng là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tổng thống Pháp, ông Strauss-Kahn bị thẩm vấn về sự dính líu đến một đường dây dắt gái và việc lạm dụng tiền bạc cua công ty.
Theo BBC, có 8 người đàn ông đã bị bắt trong một phần cuộc điều tra được biết với tên "vụ Carlton", tên một khách sạn ở Lille, nơi khách hàng được cung cấp gái gọi.
Trước đó, các nhà điều tra đã thẩm vấn một số gái mại dâm, những người thừa nhận họ từng quan hệ tình dục với cựu chính trị gia của đảng Xã hội.
Theo Thanh Niên
Hy Lạp đáp ứng điều kiện cuối cùng để nhận cứu trợ Tối 15/2, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos thông báo Chính phủ nước này đã đáp ứng 2 điều kiện cuối cùng để được nhận gói cứu trợ vỡ nợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Athens ngày 9/2 phản đối các biện...