Hy Lạp phát hiện 41 di dân còn sống trong thùng xe tải
Cảnh sát Hy Lạp đã phát hiện 41 di dân, chủ yếu là người Afghanistan, trốn trong một chiếc xe tải đông lạnh tại một đường cao tốc ở miền bắc Hy Lạp, Reuters dẫn lời các quan chức cho biết.
Vụ việc này xảy ra 10 ngày sau khi 39 nạn nhân, tất cả được cho là di dân Việt Nam, được phát hiện ở trong một chiếc xe tải đông lạnh gần thủ đô London. Liên quan đến thảm kịch này, 2 người đã bị Anh buộc tội và tám người ở Việt Nam đã bị bắt.
Trong vụ phát hiện 41 người trong xe tải ở Hy Lạp, một quan chức cho biết, hệ thống làm lạnh trong xe tải không được bật và không ai trong số những người này bị thương, mặc dù một số người đã yêu cầu hỗ trợ y tế, theo Reuters.
Cảnh sát cho biết đã chặn chiếc xe tải gần thành phố Xanthi để kiểm tra định kỳ, bắt giữ tài xế và đưa ông này và những người di cư đến đồn cảnh sát gần đó để xác định danh tính.
Cảnh sát Hy Lạp đã bắt giữ hàng chục người được cho là có liên quan đến buôn người trong năm 2019.
Hiện có khoảng 34.000 người xin tị nạn và người tị nạn đang bị giam giữ trong các trại tị nạn chật chội trên các đảo Aegean trong điều kiện mà các nhóm nhân quyền nói là “kinh hoàng.”
Chính phủ bảo thủ lên nắm quyền ở Hy Lạp từ tháng 7 đã tuyên bố sẽ chuyển gần 20.000 người ra khỏi đảo này và vào cuối năm 2020 sẽ trục xuất khoảng 10.000 người không đủ điều kiện xin tị nạn.
Theo VOA
Lao động chui ở Anh đem tới rủi ro và lợi nhuận lớn
Lén lút lao động chui ở Anh, nhiều di dân vào Anh bất hợp pháp mong muốn kiếm tiền từ những ngành bất hợp pháp và không được quản lí.
Tamsin Barber, một chuyên gia về cộng đồng người Việt ở Anh, cho biết nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói:
"Họ làm vậy bởi vì họ biết rằng khi họ đến Vương quốc Anh, có nhiều phần chắc là họ sẽ có thể tìm được công việc trong ngành trồng cần sa và họ có thể kiếm được một số tiền lớn trong thời gian ngắn, trả lại tiền nợ những kẻ buôn lậu, và cuối cùng có thể gửi tiền về cho gia đình của họ."
Cũng như ngành trồng cần sa bất hợp pháp, nhiều người Việt Nam làm việc trong các tiệm làm móng, vốn đã nở rộ trên các đường phố ở Anh trong những năm gần đây. Những người khác làm việc trong nhà hàng, làm lao công, một số người bán dâm. Một khi đã đến đây, nhiều di dân bị kẹt lại.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á, Human Rights Watch chia sẻ:
"Khi họ đến Vương quốc Anh, họ phải làm việc để trừ nợ từ 30 đến 40.000 đôla khỏi tiến lương của họ. Nếu họ không vâng lời hoặc họ không làm theo chỉ dẫn thì những băng đảng buôn lậu có thể làm hại gia đình họ ở Việt Nam."
Một số di dân chịu đựng tình cảnh như nô lệ.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á, Human Rights Watch cho biết thêm:
"Họ khiếp sợ là nếu họ bị trình báo hoặc bằng cách nào đó họ tìm tới nhà chức trách vì họ bị ngược đại quá tàn tệ, thì tất cả những gì xảy ra là họ sẽ bị bắt và gửi trở về lại Việt Nam, trong khi họ vẫn còn nợ chồng chất."
Dù đầy rủi ro như vậy, việc gửi một thành viên gia đình ra lao động ở nước ngoài thường là một quyết định chung.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói thêm:
"Những cách thức mà các gia đình có thể sử dụng để gom tiền có thể là bán đất, thế chấp lại nhà của họ, hoặc có thể là vay tiền từ những người cho vay nặng lãi."
Nếu thành công, tiền kiếm được có thể giúp nhiều gia đình đổi đời. Tại xã Đô Thành ở tỉnh Nghệ An, những căn nhà ọp ẹp giờ được thay thế bằng những biệt thự sang trọng.
Ông Nguyen Van Thuy, cư dân xã Đô Thành cho biết:
Ở xã Đô Thành này trước kia mọi người chỉ làm ruộng, từ ngày có chuyện đi làm việc ở nước ngoài thì bộ mặt xã thay đổi, nhiều nhà làm giàu được. Vì thế mà người dân người ta cho con em đi bằng con đường kể cả hợp pháp và bất hợp pháp sang Châu Âu.
Hành trình bất hợp pháp đó kết thúc bằng bi kịch cho 39 di dân tìm đường sang Anh.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói:
"Họ đi theo những tuyến đường nguy hiểm này và có phần chắc họ vẫn sẽ tiếp tục đến vì sang Vương quốc Anh lao động vẫn còn quá nhiều cái lợi."
Lợi nhuận tiềm năng so với những rủi ro đáng sợ. Đó là vấn đề nan giải đối với di dân đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Anh.
Theo VOA
Bọc mình trong túi ni-lông, cô gái sống sót thần kì sau 2 ngày trôi giữa biển Nhờ những kĩ năng sinh tồn thông minh mà cô gái Kushila Stein đến từ New Zealand đã đương đầu được với quãng thời gian hai ngày lênh đênh trôi dạt giữa biển, không đồ ăn dự trữ và cũng không hề có nước uống. Cô gái này đã vận dụng được các kĩ năng để sinh tồn giữa biển khơi Mọi chuyện...