Hy Lạp muốn “thắt lưng buộc bụng” theo đúng lộ trìn
Hy Lạp đề nghị các nhà tài trợ quốc tế kéo dài thời hạn thực hiện các điều kiện trong chương trình cứu trợ thêm ít nhất 2 năm.
Ngày 10/7, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras bày tỏ quan điểm muốn đưa chương trình “thắt lưng buộc bụng” vào đúng lộ trình, trước khi yêu cầu bất cứ sự gia hạn nào đối với điều kiện của gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách mà Athens phải thực hiện sẽ thông qua cắt giảm chi tiêu công và chống thất thoát thuế, thay vì cắt giảm lương và đầu tư công.
Người dân Hy Lạp biểu tình vì các chính sách “khắc khổ” của Chính phủ (Ảnh: Internet)
Tháng 6/2012, trong cuộc họp nội các đầu tiên, tân Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cho biết, nước này sẽ đề nghị các nhà tài trợ quốc tế kéo dài thời hạn thực hiện các điều kiện trong chương trình cứu trợ thêm ít nhất 2 năm.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp với các Bộ trưởng Tài chính EU ở Brussel (Bỉ), Bộ trưởng Tài chính Hi Lạp Stournaras nói: “Chúng tôi muốn đưa chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách trở lại đúng lộ trình đã định. Sau đó, chúng tôi mới tính đến việc xin mở rộng thời hạn liên quan đến gói cứu trợ. Hiện nay, chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng vấn đề này. Mặc dù, nhìn vào tình hình khó khăn hiện nay và giống như Tây Ban Nha, Hy Lạp vẫn cần sự gia hạn thêm đối với các điều kiện cứu trợ”.
Trước đó, cùng ngày, sau khi nhất trí dành cho Tây Ban nha khoản cứu trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro (37 tỷ USD), các Bộ trưởng Tài chính EU cũng đã đồng ý kéo dài thời hạn chót Tây Ban Nha phải đáp ứng mục tiêu cân bằng thâm hụt ngân sách nhà nước từ 2013- 2014. Tuy nhiên, Tây Ban Nha vẫn phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm buộc khu vực tài chính của nước này hoạt động theo đúng quy chuẩn của EU./.
Theo VOV
Một thành phố ở California trước nguy cơ phá sản
Thành phố Stockton ở California đang đi tới bờ vực là cộng đồng dân cư lớn nhất từng phá sản, sau khi không tìm ra cách nào để khỏa lấp khoản thâm hụt ngân sách trị giá 26 triệu USD.
(Nguồn: Daily Beast)
Là nạn nhân của tình trạng vỡ bong bóng bất động sản, vốn phá tan hoang nguồn thuế, hội đồng thành phố đã phải ra quyết định tuyên bố phá sản.
"Thành phố sẽ đệ đơn vào trước ngày 29/6, về việc ngừng hoạt động làm ăn" - phát ngôn viên thành phố, Connie Cochran cho AFP biết.
Trong thông báo chính thức đưa ra, thành phố nói rằng họ đã không thể tìm được tiếng nói chung với các chủ nợ về cách thức giải quyết khoản thâm hụt, cho dù Stockton đã cắt bớt 90 triệu USD từ khoản thâm hụt trong 3 năm qua.
"Thành phố đã bất lực về mặt tài chính và phải tìm kiếm sự bảo vệ từ hoạt động phá sản" - thông báo có đoạn. Chính quyền thành phố cũng cho biết họ không thể tiếp tục cắt giảm dịch vụ để tiết kiệm tiền chi tiêu công. "Làm vậy sẽ gây hại tới sức khỏe và sự an toàn của người dân" - thành phố thông báo.
Thay vì thế, thành phố sẽ ngừng việc chi trả tiền trái phiếu và các khoản nợ khác, do đã phá sản, để tái tổ chức theo Chương 9 của luật phá sản Mỹ.
Năm ở thung lũng trung tâm California, cách San Francisco 100km về phía đông, thành phố có 300.000 dân này đã tăng trưởng rất mạnh trong những năm 2000 nhờ cuộc bùng nổ bất động sản và các khoản vay lãi suất thấp.
Nhưng nhiều khu nhà mới của thành phố nay đã trở nên trống trải khi bong bóng nhà đất bị vỡ và người mua nhà rơi vào cảnh vỡ nợ. Tỷ lệ thu nhà thế nợ ở thành phố nằm trong nhóm cao nhất nước, với hàng ngàn người không thể tiếp tục trả nợ.
Việc này đã gây ảnh hưởng tới nền tảng thuế của thành phố, buộc chính quyền phải cắt giảm bớt nhân lực, lương và lợi tức cho các nhân viên còn làm việc cũng như những người về hưu./.
Theo TTXVN
Động đất mạnh xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới Một trận động đất mạnh 5,3 độ Richter đã xảy ra ở khu vực ven biển phía Tây đảo Sumatra của Indonesia vào lúc 21 giờ 27 ngày 23/6 (giờ địa phương). Tâm của trận động đất ở độ sâu 9,7 km. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Lúc 6 giờ 37 ngày 24/6 (giờ địa phương) ở Fiji cũng xảy ra một trận đất...