Hy Lạp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới với các phản ứng trái chiều
Ngày 15/2, Hy Lạp trở thành quốc gia Chính thống giáo đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Hy Lạp là quốc gia Chính thống giáo đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ảnh: AP
Theo hãng tin Guardian, Quốc hội Hy Lạp thể hiện sự đồng thuận cao khi dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nhận được phiếu ủng hộ từ 176 nghị sĩ, 76 phiếu phản đối, 2 phiếu trắng, 46 nghị sĩ không có mặt để bỏ phiếu.
Video đang HOT
Trong vòng vài phút sau khi cuộc bỏ phiếu được thông qua vào tối ngày 15/2, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis viết trên mạng xã hội X: “Cuộc bỏ phiếu đã được thông qua: tính đến tối nay, Hy Lạp tự hào trở thành quốc gia EU thứ 16 hợp pháp hóa bình đẳng hôn nhân”.
Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, ông Mitsotakis cũng từng khẳng định “cuộc cải cách mà chúng tôi đang lập pháp ngày hôm nay sẽ giúp cho cuộc sống của một số người tốt hơn nhiều mà không – và tôi nhấn mạnh điều này – lấy đi bất cứ thứ gì khỏi cuộc sống của nhiều người”.
Tuy nhiên, việc thông qua dự luật cũng vấp phải sự phản đối của nhiều người. Trong khi những người ủng hộ mô tả dự luật này là “táo bạo”, những người phản đối, trong đó bao gồm cả nhà thờ Chính thống giáo, khẳng định dự luật này “phản xã hội” và “phi Cơ đốc giáo”.
Các giám mục chính thống đã đe dọa sẽ rút phép thông công các nhà lập pháp đã bỏ phiếu cho dự luật này trong khi lãnh đạo đảng Sparta cực hữu chỉ trích dự luật “mở ra cánh cổng địa ngục và sự trụy lạc”.
Cựu thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras – một trong những người phản đối – ngày 15/2 phát biểu trước Quốc hội nước này rằng hôn nhân đồng giới không phải là nhân quyền và dự luật “nguy hiểm” này đáng lẽ không nên được đưa ra.
Ngoài ra, dự luật cũng vấp phải sự chỉ trích từ một số thành viên thuộc cộng đồng LGBTQ vì chưa đi đủ xa. Những người này cho biết dự luật vẫn chưa hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới được làm cha mẹ thông qua việc mang thai hộ. Dự luật không giúp chấm dứt được sự phân biệt đối xử khi chỉ cho phép phụ nữ độc thân và các cặp đôi dị tính được tiếp cận với hỗ trợ sinh sản cũng như không đủ tích cực trong việc giúp những người thuộc cộng đồng này đối mặt với những lời nói mang tính thù hằn và phân biệt đối xử.
Chính phủ mới của Hy Lạp vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chính phủ mới của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 8/7 đã vượt qua cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội sau khi đưa ra những cam kết về cải thiện xếp hạng tín nhiệm, việc làm, lương cơ bản và thuế.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis (phải) và các thành viên Chính phủ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội ở thủ đô Athens, ngày 3/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài truyền hình quốc gia ERT đưa tin với 158 phiếu ủng hộ và 142 phiếu chống, Chính phủ mới của Thủ tướng Mitsotakis đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Hy Lạp.
Trước đó, trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Hy Lạp, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis khẳng định đảng của ông đã được trao sứ mệnh đẩy nhanh quá trình cải cách. Ông cam kết giúp Hy Lạp đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, lấy lại xếp hạng tín nhiệm về đầu tư và hoàn trả sớm hơn các khoản nợ vay từ các nước trong gói cứu trợ đầu tiên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Hy Lạp cũng cam kết thưởng thêm cho những người về hưu hằng năm; mở rộng biện pháp bảo vệ các hộ gia đình trước cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tăng hỗ trợ thuế cho các gia đình có trẻ nhỏ từ năm tới.
Thủ tướng Hy Lạp tố người đồng cấp Anh hủy gặp vì tranh cãi cổ vật Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cáo buộc người đồng cấp Anh Rishi Sunak hủy cuộc gặp đã lên lịch ở London ngày 27/11 (giờ địa phương) do những tranh cãi ngoại giao về các tác phẩm điêu khắc Parthenon. "Tôi bày tỏ sự khó chịu khi Thủ tướng Anh hủy bỏ cuộc họp dự kiến của chúng tôi chỉ vài giờ trước...