Hy Lạp đón ông Tập, Mỹ và EU lo
Hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có các cuộc gặp với lãnh đạo Hy Lạp, trong một chuyến công du nhằm thúc đẩy sáng kiến đầu tư toàn cầu của Bắc Kinh trong lòng Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Athens ngày 11/11. ảnh: AP
Hôm qua, ông Tập có cuộc gặp Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos và Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis, AP đưa tin.
Chỉ trong vòng vài ngày, ông Tập đã có hai cuộc gặp với Thủ tướng Mitsotakis, vì người đứng đầu chính phủ Hy Lạp vừa có chuyến thăm Thượng Hải trong tuần trước. Trong cuộc gặp đó, ông Tập nhấn mạnh tiềm năng Hy Lạp “trở thành một trung tâm hậu cần” để trung chuyển hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu.
Trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày lần này, ông Tập dự kiến thăm cảng Piraeus, một cảng biển nằm trên bờ Địa Trung Hải đang thuộc quyền quản lý của tập đoàn Trung Quốc Cosco. Piraeus là cảng lớn nhất của Hy Lạp và nằm gần thủ đô Athens. Ông Tập dự kiến sẽ chứng kiến lễ khai trương chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc ở Athens và đi thăm một số di tích lịch sử như Acropolis.
Đắc cử vào tháng 7 năm nay với tầm nhìn sẽ đưa Hy Lạp trở thành một trung tâm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, Thủ tướng Mitsotakis muốn kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc. Theo giới phân tích, Hy Lạp vừa muốn tranh thủ tiền của Bắc Kinh vừa không muốn gây thất vọng cho các đồng minh trong EU hay Mỹ.
Video đang HOT
Lo ngại chia rẽ
Giới ngoại giao EU và Mỹ nhìn sự kiện này với con mắt thận trọng, trong bối cảnh Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến Hy Lạp, đặc biệt với việc Athens tham gia vào nền tảng hợp tác “17 1″ do Bắc Kinh đề ra và dẫn dắt. Cơ chế này bao gồm các quốc gia Đông và Đông nam châu Âu, trong đó có một số nước nằm ngoài EU.
Hy Lạp tham gia sáng kiến này từ đầu năm nay, bất chấp việc Brussels cho rằng đó là cách Trung Quốc gây chia rẽ khối.
Ông Plamen Tonchev, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Viện Nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế ở Athens, nói rằng Thủ tướng Mitsotakis coi “17 1″ là cách để Hy Lạp gia tăng vị thế ở khu vực.
“Hy Lạp tham gia cơ chế này từ thời chính phủ cũ, nhưng ông Mitsotakis sẽ không rút ra chừng nào còn coi đó là cơ hội để khôi phục vị thế của Hy Lạp ở Đông nam châu Âu và đặc biệt là khu vực Tây Balkan”, ông Tonchev nói.
Báo SCMP dẫn lời một quan chức EU giấu tên nói rằng Trung Quốc “có thể đề nghị Hy Lạp đóng vai trò lớn hơn trong việc điều phối 17 1, khi một số đảng ở châu Âu đang hờ hững với nó”, chủ yếu vì họ cảm thấy không hấp dẫn về tài chính.
Một cố vấn của chính phủ Hy Lạp nói rằng, theo quan điểm của nước này, vấn đề chủ chốt là phải cân bằng được giữa phát triển quan hệ đầu tư và thương mại với Trung Quốc trong khi không “vẽ đường” để Bắc Kinh thúc đẩy các lợi ích địa chính trị của họ ở Đông Âu.
“Thủ tướng hiểu rất rõ mối bận tâm của EU trước các ý định của Trung Quốc, và ông ấy không chống lại điều đó”, nhà ngoại giao nói.
Quan hệ của Hy Lạp với Trung Quốc cũng gây chú ý với Mỹ. Trong chuyến thăm Athens vào tháng 10 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhiều lần cảnh báo về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở châu Âu, cho rằng Bắc Kinh “đang sử dụng phương tiện kinh tế để ép các nước chấp nhận những thỏa thuận không công bằng, có lợi cho Bắc Kinh và khiến các nước kia ngập trong nợ”.
Hy Lạp tiếp nhận chưa đầy 1% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, nhưng việc một công ty nhà nước của Trung Quốc kiểm soát và mở rộng cảng Piraeus gây nhiều quan ngại. Cosco hoạt động ở đó trong cả chục năm qua và sẽ đưa nó trở thành một cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất ở Địa Trung Hải vào cuối năm nay.
Tháng 10 vừa qua, Athens chấp thuận 2/3 kế hoạch của công ty này về việc mở rộng cảng, với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD cho các dự án gồm một cảng du lịch mới, 4 khách sạn và một bến xe. Phần còn lại của kế hoạch bị bác bỏ vì ảnh hưởng đến di tích khảo cổ.
“Phê duyệt kế hoạch bến cảng thứ tư có thể là một trong các nội dung được bàn tới trong cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mitsotakis”.
ông Tonchev
BÌNH GIANG
Theo tienphong
Mượn việc xưa tính chuyện nay
Khơi dậy chuyện cũ với Đức là một trong những chiêu thức trang trải nội bộ rất đắc dụng đối với phe cầm quyền Ba Lan và Hy Lạp.
Quân đội phát xít Đức tại Hy Lạp trong Thế chiến 2 . ẢNH TƯ LIỆU
Vụ việc liên quan trực tiếp đến Đức nhưng động chạm đến cả EU và NATO khi quốc hội Hy Lạp thông qua nghị quyết giao chính phủ chính thức yêu cầu Đức bồi thường cho những tổn hại mà phát xít Đức đã gây ra cho Hy Lạp trong Thế chiến 2.
Đích thân Chủ tịch quốc hội Hy Lạp đưa ra dự thảo nghị quyết này để các nghị sĩ thông qua. Trước đó, Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos cũng đã khẳng định yêu cầu bồi thường, còn Thủ tướng Alexis Tsipras coi việc này là "trách nhiệm lịch sử và đạo lý". Ba Lan cũng đang có vấn đề tương tự với Đức.
Đòi hỏi của Ba Lan và Hy Lạp bị phía Đức bác bỏ và chuyện phía đòi bên bác này sẽ còn kéo dài. Nó là chuyện đối nội ở Ba Lan và Hy Lạp, nhưng cũng là chuyện nội bộ của EU và NATO khiến cả hai tổ chức đều rất khó xử.
Trong bối cảnh hiện tại, việc khơi dậy chuyện cũ với Đức là một trong những chiêu thức trang trải nội bộ rất đắc dụng đối với phe cầm quyền Ba Lan và Hy Lạp. Nó còn phản ánh sự phân hóa trong nội bộ EU và NATO, cho thấy không chỉ có tình trạng chia phe lập phái thành những co cụm khác nhau mà còn là tâm trạng chung ở những thành viên bị coi là ngoại vi và yếu thế cũng như bất chấp những thành viên lớn. Họ muốn được các thành viên tự coi là lớn hơn và quan trọng hơn kia phải coi trọng và lắng nghe họ, muốn bình đẳng thực sự chứ không chấp nhận để bị dẫn dắt hay lấn lướt như trước. Họ thể hiện tự tin hơn và sẵn sàng bất chấp mọi tác động bất lợi tới EU và NATO. Nhưng xem ra khó có chuyện họ được Đức bồi thường mà chỉ có chuyện hai tổ chức kia bị vạ lây.
Theo Thanhnien
Những người di cư 'vỡ mộng' về châu Âu Tại Iraq, Kamal Mahmood là một bác sĩ, còn ở Hy Lạp, ông chỉ là người xin tị nạn nghèo túng, vạ vật trong các túp lều tạm bợ. Sau 17 tháng cố gắng bám trụ ở Hy Lạp, Kamal Mahmood, 44 tuổi, và gia đình quyết định trở về Iraq, đất nước mà họ từng trả 12.000 USD để rời đi. "Đừng...