Hy Lạp đe dọa chặn tiến trình gia nhập EU của Albania do căng thẳng mới
Việc giam giữ một ứng cử viên thị trưởng thuộc sắc tộc thiểu số Hy Lạp ở Albania đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: europarl.europa.eu
Theo mạng tin châu Âu Euractive ngày 15/5, căng thẳng ngoại giao mới đã nổ ra giữa Hy Lạp và Albania liên quan đến cuộc bầu cử địa phương ở Albania dẫn đến việc Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đe dọa sẽ chặn tiến trình gia nhập EU của Albania.
Căng thẳng bắt đầu xuất hiện vào cuối tuần qua tại thành phố Himare ở phía Nam của Albania và là nơi sinh sống của cộng đồng thiểu số Hy Lạp ngay trước thềm cuộc bầu cử địa phương ở Albania diễn ra ngày 14/5.
Video đang HOT
Fredi Beleri, một người gốc Hy Lạp, đứng ra tranh cử thị trưởng Himare dưới ngọn cờ của một đảng thiểu số Hy Lạp liên kết với liên minh đối lập, đã bị bắt hôm 12/5 vì nghi ngờ mua phiếu bầu. Cảnh sát cho biết Fredi Beleri sẽ bị buộc tội tham nhũng trong bầu cử, điều mà ông này phủ nhận.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hy Lạp, Thủ tướng Mitsotakis cho rằng hành động trên của chính quyền Albania sẽ phải trả giá “bằng sự thống nhất của EU và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ song phương mà cả nguyện vọng gia nhập EU của Albania”.
Thủ tướng Mitsotakis cho biết thêm ông đã khiếu nại vấn đề trên với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen rằng hành động của Albania dựa trên “những cáo buộc không tồn tại”.
Bộ Ngoại giao Hy Lạp cũng đã ra một tuyên bố kêu gọi trả tự do cho ông Beleri. “Quyết định của tòa án ở Albania, nếu không có bằng chứng không thể chối cãi, sẽ tạo thành một vụ bê bối. Quyết định như vậy cũng sẽ có tác động đến mối quan hệ của EU với Albania, vì việc tuân thủ các quy tắc của châu Âu và các nguyên tắc của pháp quyền là điều kiện tiên quyết cho con đường gia nhập EU”, tuyên bố của Bộ trên nêu rõ.
Về phần mình, theo hãng tin AP, Bộ trưởng Ngoại giao Albania Olta Xhacka đã đáp lại một cách giận dữ, cho rằng “không thể hiểu làm thế nào mà chính quyền Hy Lạp có quyền can thiệp vào quyết định của tòa án ở Albania, khi có bằng chứng chắc chắn rằng Fredi Beleri đã bị bắt quả tang phạm tội trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng”.
Trong quá khứ, mối quan hệ giữa Hy Lạp và Albania đã có lúc nguội lạnh, phần lớn là do các vấn đề về quyền của người thiểu số và cộng đồng người Albania khá lớn ở Hy Lạp.
Thổ Nhĩ Kỳ ra mắt tàu sân bay hạng nhẹ đầu tiên
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/4 đã trình làng tàu sân bay đầu tiên. Động thái này diễn ra giữa lúc gia tăng căng thẳng tại khu vực liên quan đến Ukraine và các nước khác quanh Biển Đen.
TCG Anadolu tại cảng Sedef Shipyard, Tuzla, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Varank
Tàu sân bay TCG Anadolu chỉ có thể mang theo các máy bay hạng nhẹ, chủ yếu là trực thăng hay các máy bay phản lực có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn. Tàu sân bay dài 232 mét, rộng 32 mét và có thể mang theo thủy thủ đoàn lên đến 1.400 người cùng các phương tiện tác chiến và hỗ trợ để hoạt động ở vùng biển xa.
Phát biểu tại lễ khánh thành tàu sân bay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhấn mạnh con tàu này cho phép nước này thực hiện các nhiệm vụ quân sự và nhân đạo ở mọi địa điểm trên Trái Đất khi cần thiết... và coi đây là một biểu tượng sẽ củng cố vị thế của Ankara trong khu vực.
Con tàu tấn công đổ bộ này được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Sedef ở Istanbul dựa trên thiết kế của tàu sân bay hạng nhẹ Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Ban đầu Ankara muốn triển khai máy bay chiến đấu phản lực F-35B trên con tàu này nhưng kế hoạch phải thay đổi sau khi Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.
Hy Lạp, Italy thảo luận về cải thiện an toàn đường sắt Ngày 24/3, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết sẽ thảo luận với giới chức Italy về cải thiện độ an toàn cho các chuyến tàu Hy Lạp do một công ty nhà nước Italy điều hành. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tai nạn đường sắt thảm khốc gần Larissa, Hy Lạp ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...