Hy Lạp cắt giảm ngân sách năm 2013
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras (đứng giữa) vỗ tay hoan nghênh sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch ngân sách năm 2013 – Ảnh: AFP
Quốc hội Hy Lạp hôm 11.11 đã thông qua một kế hoạch ngân sách với nhiều cắt giảm mạnh cho năm 2013.
Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh chính phủ Hy Lạp từng tuyên bố sẽ thực hiện các cam kết với chủ nợ nước ngoài nhằm đổi lấy gói viện trợ tài chính.
AFP đưa tin, sau một phiên họp tranh luận sôi nổi, kế hoạch ngân sách của năm 2013 đã được thông qua với tỷ lệ phiếu thuận đạt đến 167 phiếu trên tổng số 300 phiếu bầu.
Với việc thông qua kế hoạch ngân sách với nhiều cắt giảm nói trên, Hy Lạp đã dọn đường đón gói viện trợ tài chính trị giá 31,5 tỉ euro (40 tỉ USD) từ Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Video đang HOT
Trước khi Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2013, khoảng 15.000 người biểu tình bao vây bên ngoài tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Athens, cảnh sát cho hay.
“Các chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ được thông qua, nhưng chúng tôi ở đây để chứng tỏ rằng chúng tôi không chấp nhận việc siết chặt chi tiêu”, ông Olga, một giáo viên tiếng Anh tại một trường công lập, phát biểu.
Được biết, Hy Lạp vẫn chưa bị vỡ nợ là nhờ bám víu vào hai gói viện trợ tài chính khổng lồ trước đó từ các chủ nợ quốc tế, theo AFP.
Tuy nhiên, nếu không tiếp tục nhận được gói viện trợ mới, Hy Lạp sẽ có nguy cơ vỡ nợ vào ngày 16.11 khi mà chính phủ tại quốc gia Địa Trung Hải này đến hạn phải trả lãi cho trái phiếu kỳ hạn ba tháng với tổng trị giá lên đến 5 tỉ euro.
Theo kế hoạch ngân sách cho năm 2013, tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp sẽ thu hẹp đến 4,5% trong năm 2013, đánh dấu năm thứ sáu nước này chìm trong suy thoái.
Kế hoạch này bao gồm nhiều nhiều cắt giảm trị giá lên đến 9,4 tỉ euro, tập trung vào tiền lương của khối công ty nhà nước, tiền trợ cấp và phúc lợi xã hội.
Theo TNO
EU "đóng băng" thuế carbon đến năm 2013
Một lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 12.11 cho biết EU sẽ trì hoãn thêm một năm việc áp dụng thuế carbon gây tranh cãi trên các chuyến bay ngoài EU.
Theo AFP, EU áp dụng thuế carbon vào ngày 1.1.2012, theo đó các chuyến bay quốc tế ngoài EU hạ cánh và khởi hành từ các quốc gia thành viên EU sẽ phải nộp thuế.
"Bởi vì nhiều quốc gia phản đối thuế carbon này nên chúng tôi đề xuất trì hoãn nó cho đến kỳ họp Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) vào mùa thu năm 2013", AFP dẫn lời bà Connie Hedegaard, Ủy viên EU phụ trách vấn đề bảo vệ môi trường.
Như vậy, thuế carbon của EU sẽ tạm thời bị "đóng băng" cho đến năm 2013.
EU áp dụng thuế carbon nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon gây ra biến đổi khí hậu, nhằm giúp 27 nước thành viên EU đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải 20% vào năm 2020.
EU hoãn thi hành thuế carbon đến năm 2013 - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, hơn 20 quốc gia trên thế giới phản đối gay gắt thuế carbon của EU, bao gồm Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Mỹ..., và cho rằng loại thuế này vi phạm luật quốc tế.
Các hãng hàng không ở các nước cho rằng họ sẽ bị lỗ vì đóng thuế quá nhiều, trong khi EU cho rằng mức thuế carbon làm tăng chi phí mỗi chuyến bay từ 4-24 euro (tùy theo chuyến dài hay gắn) là "hợp lý".
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đi đầu về việc phản đối thuế carbon của EU.
Hồi tháng 4.2012, Ấn Độ ra lệnh cấm các hãng hàng không nước này đóng thuế carbon khi bay đến các quốc gia EU, sau đó Trung Quốc cũng ra lệnh cấm tương tự, theo AFP.
Theo TNO
Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Hy Lạp Hôm qua, tờ Le Monde đưa tin Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố sẽ giúp đỡ Hy Lạp lần đầu tiên kể từ thập niên 1980. Tuyên bố này gây nhiều bất ngờ vì lâu nay WB chủ yếu chỉ hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển. Các nhà quan sát cho rằng tình hình khủng hoảng nợ kéo dài...