HY HỮU: Xét nghiệm ADN… bò để giải quyết tranh chấp
Trong quá trình xét xử, cả nguyên đơn và bị đơn đều đưa ra những bằng chứng khác nhau để khẳng định con bò là quyền sở hữu tài sản của gia đình mình.
Khi việc tranh chấp trở nên đỉnh điểm, nguyên đơn Lương Thị Thúy yêu cầu tòa lấy mẫu bò mẹ và bò con để đi xét nghiệm, mong làm cho ra nhẽ sự việc.
Lâu nay do phong tục tập quán chăn thả bò rông trên rừng nên không ít hộ gia đình ở huyện miền núi Tương Dương (tỉnh Nghệ An) dở khóc, dở cười vì không mấy gia đình có thể phân biệt nổi bò nhà mình và bò nhà khác.
Cuối năm 2018, chị Lương Thị Thúy (SN 1971, trú tại bản Na Ngân, xã Nga My, huyện Tương Dương) gửi đơn kiện gia đình anh Kha Văn Tuấn (SN 1969, trú cùng bản) ra tòa vì tranh chấp một con bò (giá thời điểm đó là 13 triệu đồng).
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn Lương Thị Thúy, Tòa án nhân dân huyện Tương Dương đã phối hợp với chính quyền bản Na Ngân, chính quyền xã Nga My tiến hành hòa giải… Nhưng sau nhiều lần hòa giải bất thành, tòa án đã mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là con bò này.
Video đang HOT
Con bò mà nguyên đơn Lương Thị Thúy và bị đơn Kha Văn Tuấn tranh chấp dẫn đến kéo nhau ra tòa xử lý. Ảnh: C.T
Trong quá trình xét xử, cả nguyên đơn và bị đơn đều đưa ra những bằng chứng khác nhau để khẳng định con bò là quyền sở hữu tài sản của gia đình mình. Khi việc tranh chấp trở nên đỉnh điểm, nguyên đơn Lương Thị Thúy yêu cầu tòa lấy mẫu bò mẹ và bò con để đi xét nghiệm, mong làm cho ra nhẽ sự việc.
Sau khi lấy mẫu bò và xét nghiệm ADN xong, Tòa án nhân dân huyện Tương Dương tiếp tục mở lại phiên tòa về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là con bò. Tại phiên tòa, thẩm phán Hoàng Văn Cường đã kết luận: Bác đơn kiện của chị Lương Thị Thúy về việc tranh chấp quyền sở hữu tài sản là một con bò cái 6 tuổi (có trị giá 13 triệu đồng). Sau khi xét xử, tòa phán quyết chị Thúy không phải chủ nhân của con bò nên chị phải chịu chi phí xét nghiệm ADN bò và tiền án phí với trị giá 10,3 triệu đồng.
Đoàn cơ quan chức năng đến lấy mẫu giám định ADN bò. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với Dân Việt, ông Moong Công Hải – Chánh án Tòa án nhân dân huyên Tương Dương – cho biết: “Những vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là trâu, bò những năm trước đây là hoàn toàn không có. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận được 8 đơn khởi kiện và thụ lý về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là con bò. Tôi cảm nhận những vụ án này ảnh hưởng rất lớn đến tình làng nghĩa xóm nên đã yêu cầu các thẩm phán phải xác minh hồ sơ, xuống tận địa phương phối hợp với chính quyền thôn, bản, xã để hòa giải. Nếu nhiều lần hòa giải bất thành thì khi đó phải thụ lý và giải quyết bằng xét xử”.
“Từ đầu năm 2018 đến nay, Tòa án nhân dân huyện có nhận được 8 đơn khởi kiện và thụ lý về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là bò. Chúng tôi đã tiến hành hòa giải thành công 3 vụ, đưa ra xét xử 3 vụ và đang thụ lý 2 vụ. Điều đáng nói là khi tòa thụ lý xét xử xong, các đương sự đều đồng tình với bản án và chấp nhận thi hành bản án đó, không có vụ án nào kháng cáo” – ông Moong Công Hải cho biết thêm.
Theo Danviet
Hai mẹ con câu kết bán người sang Trung Quốc
Biết một số đàn ông Trung Quốc có nhu cầu lấy vợ Việt Nam nên từ bên Trung Quốc, mẹ của Lương Văn Khăm (1987, trú xã Chiêu Lưu, H. Kỳ Sơn, Nghệ An) điện về cho con trai tìm người đưa sang Trung Quốc bán sẽ được hưởng 2 vạn NDT (tương đương 60 triệu đồng).
Lóa mắt vì số tiền lớn này, Khăm rủ Vi Thị Lý (1973, trú xã Yên Na, H. Tương Dương) thực hiện hành vi lừa bán phụ nữ qua biên giới. Sau một thời gian ngắn điều tra, cả hai đối tượng này đã bị CAH Tương Dương bắt giữ.
Hai đối tượng buôn người: Lương Văn Khăm và Vi Thị Lý.
Qua công tác nắm địa bàn, CAH Tương Dương phát hiện nhiều phụ nữ và trẻ em vắng mặt tại địa phương lâu ngày nhưng không rõ đi đâu nên CAH Tương Dương lập kế hoạch rà soát. Số liệu CAH Tương Dương nắm được, toàn huyện có khoảng gần 300 phụ nữ và trẻ em không có mặt tại địa phương. Trong số đó, một số người từng là nạn nhân bị dụ dỗ, lừa bán sang Trung Quốc, may mắn bỏ trốn được về Việt Nam. Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật hạn chế, các nạn nhân phần vì lo sợ các đối tượng sẽ trả thù, phần vì sau khi trở về địa phương, các nạn nhân được các đối tượng này cho một khoản tiền để "bịt đầu mối" nên hầu hết các nạn nhân không tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, thuyết phục và vận động, một số phụ nữ là nạn nhân của các vụ mua bán người đã chịu cung cấp thông tin cho lực lượng CA về việc mình bị lừa bán sang Trung Quốc. Theo trình bày của chị Lữ Thị Q. (1967, trú bản Huồi Xén, xã Yên Na), chị là nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc và may mắn bỏ trốn được về Việt Nam. Chị Q. cho biết, khoảng tháng 5-2014, nghe theo lời giới thiệu của Vi Thị Lý (1973, trú cùng xã), chị Q. gặp gỡ với một người đàn ông lạ mặt. Theo lời giới thiệu của hai người này, nếu đi làm việc ở Trung Quốc, công việc nhàn hạ, mức lương lại cao. Tin lời người cùng xã, chị Q. đã khăn gói áo quần lên đường "xuất ngoại", tuy nhiên, khi vừa đặt chân sang Trung Quốc, chị Q. đã bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ. Do bất đồng ngôn ngữ và phải làm vợ một người đàn ông xa lạ, chị Q. cảm thấy chán nản vô cùng. Tuy nhiên, để trốn chạy khỏi chốn "địa ngục trần gian", chị Q. phải lấy can đảm để sống tiếp. Sau khi sinh hạ được 2 đứa con cho chồng, chị Q. dần dần được chồng và gia đình chồng tin tưởng. Đầu năm 2018, lợi dụng sơ hở từ phía nhà chồng, chị Q. đã bỏ trốn về Việt Nam.
Nhận được thông tin cung cấp từ nạn nhân Lữ Thị Q., CAH Tương Dương nhanh chóng xác lập Chuyên án 319N. Sau một thời gian xác minh thông tin và thu thập tài liệu chứng cứ, ban chuyên án (BCA) đã triệu tập Vi Thị Lý lên làm việc nhưng đối tượng không có mặt tại địa phương. Do nạn nhân không biết người đàn ông lạ mặt là ai nên chuyên án rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, sau khi thu thập các thông tin, tài liệu từ bị hại, thông qua các đặc điểm nhận dạng, BCA đã dựng lên được chân dung đối tượng nghi vấn đi cùng Lý là Lương Văn Khăm (1987, trú xã Chiêu Lưu, H. Kỳ Sơn).
Ngày 23-1, sau khi nhận được tin Lương Văn Khăm vừa trở về nhà sau chuyến đi sang Trung Quốc thăm người thân, BCA đã lập kế hoạch bắt giữ. Cùng thời gian này, một mũi trinh sát khác cũng bắt giữ đối tượng Vi Thị Lý. Tại CQĐT, Lương Văn Khăm khai nhận có mẹ đang sinh sống tại Trung Quốc. Do nhận thấy một số đàn ông Trung Quốc có nhu cầu muốn tìm phụ nữ Việt Nam để mua làm vợ nên người phụ nữ này đã gọi cho Khăm thông báo, nếu tìm được một người phụ nữ Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán thì Khăm sẽ được chia số tiền 2 vạn NDT (tương đương với 60 triệu đồng). Khăm câu kết với Vi Thị Lý và hứa sẽ chia cho Lý 20 triệu đồng nếu tìm được người. Sau một thời gian tìm hiểu, biết được chị Lữ Thị Q. (trú cùng xã) đang cần tìm việc làm nên Vi Thị Lý liền tiếp cận, dụ dỗ chị Q. sang Trung Quốc làm công nhân cho một công ty. Tuy nhiên, sau khi sang Trung Quốc, chị Q. đã được giao cho mẹ Khăm bán với giá 2,5 vạn NDT (tương đương với 70 triệu đồng).
Ngày 25-2, CAH Tương Dương cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lương Văn Khăm và Vi Thị Lý để điều tra về hành vi "Mua bán người".
DƯƠNG HÓA
Theo cadn.com.vn
Cách "bắt bệnh" tài xế sử dụng chất kích thích TS Trần Thị Hồng Thu cho biết, người nghiện ma tuý nếu ngừng sử dụng sau 5-7 ngày thì xét nghiệm tìm chất ma tuý trong nước tiểu sẽ cho kết quả âm tính. Bởi vậy, rất cần tiến hành làm các xét nghiệm tìm chất ma túy trong máu và mẫu tóc của người sử dụng để chẩn đoán hồi cứu. Sự...