Hy hữu: Thẻ đỏ ’siêu tốc’ ở vòng loại World Cup 2022
Tiền đạo Ricard Cucu Fernandez của Andorra đánh nguội trung vệ Kamil Glik bên phía Ba Lan ở giây thứ 10 và bị trọng tài John Beaton rút thẻ đỏ khi đồng hồ mới chỉ sang giây thứ 20.
Ricard “Cucu” Fernandez nhận thẻ đỏ trực tiếp sau pha giật cùi chỏ với Kamil Glik
Tiền đạo Ricard “Cucu” Fernandez đã tạo ra tình huống khó tin ở vòng loại World Cup 2022 khi nhận thẻ đỏ trực tiếp chỉ 20 giây sau khi trận đấu giữa Andorra và Ba Lan bắt đầu.
Ricard “Cucu” Fernandez bị trọng tài John Beaton truất quyết thi đấu vì pha giật cùi chỏ với trung vệ Kamil Glik bên phía Ba Lan. Đội chủ nhà Andorra chỉ còn lại 10 người trên sân gần như ngay sau khi vừa giao bóng.
Đây có lẽ là tấm thẻ đỏ nhanh nhất trong lịch sử vòng loại World Cup. Trước đó, “kỷ lục” thuộc về Rashed Al Hooti của Bahrain khi bị truất quyền thi đấu sau 37 giây ở trận gặp Iran tại vòng loại World Cup 2014. Ở các VCK World Cup, cầu thủ lĩnh thẻ đỏ nhanh nhất là Jose Batista của Uruguay khi bị đuổi khỏi sân sau 56 giây trong trận gặp Scotland vào năm 1986.
Trong thế thiếu người, Andorra đã thua đậm 1-4 trước Ba Lan. Robert Lewandowski (5′, 73′), Kamil Jozwiak (11′) và Arkadiusz Milik (45′ 2) là những người lập công cho đội khách. Marc Vales (45′) là tác giả bàn thắng danh dự cho đội chủ nhà.
Sau trận này, Ba Lan tiếp tục đứng nhì bảng I vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu với 20 điểm và kém 3 điểm so với ngôi đầu của Anh, còn Andorra tiếp tục đứng áp chót với 6 điểm có được nhờ 2 trận thắng trước đội yếu nhất bảng là San Marino./.
Màn tỏa sáng rực rỡ của Jadon Sancho là cái tát tặng Solskjaer
Hai đường kiến tạo trong màu áo đội tuyển Anh mà Jadon Sancho vừa thực hiện chẳng khác nào cái tát vào mặt Ole Gunnar Solskjaer.
Video đang HOT
Xa vòng tay Solskjaer là phất
Trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Anh trước đối thủ Andorra mới đây, Jadon Sancho đá chính. Trước khi rời sân ở phút 73 vì ý đồ chiến thuật, Sancho đóng góp 2 kiến tạo thành bàn.
Trong thời gian có mặt trên sân, Sancho kiểm soát tới 6,3% tổng thời lượng cầm bóng của Tam Sư, nhiều nhất trong 3 cầu thủ tấn công. Anh thực hiện 49 đường chuyền, đạt tỉ lệ chính xác 88%, trong đó có 4 đường chuyền mở ra cơ hội cho đồng đội có thể ghi bàn (key pass).
Trong hiệp 1, một mình Sancho đã tạo ra tới 3 key pass, 2 quả tạt chính xác, 3 lần cướp được bóng trong chân đối thủ. Toàn bộ những chỉ số này đều là cao nhất trong tập thể đội tuyển Anh.
Sancho vừa cho tất cả, đặc biệt là Ole Gunnar Solskjaer thấy khả năng thật sự của mình. Đó là những tố chất biến anh từ một cầu thủ chỉ có giá trị 5 triệu euro tăng vọt lên thành 130 triệu euro.
Câu hỏi đặt ra vào lúc này là: Tại sao Jadon Sancho có thể toả sáng ngay lập tức trong màu áo đội tuyển Anh nhưng chưa ghi nổi bàn thắng và cũng chẳng kiến tạo nổi bàn nào ở Man United?
Theo Sky Sports, có một vấn đề mà bất kỳ người làm chuyên môn nào cũng có thể nhìn ra. Đó là sự khác biệt về lối chơi giữa Man United và tuyển Anh. Đội tuyển Anh đá 4-3-3. Đó là sơ đồ tuyệt vời để Sancho thể hiện những phẩm chất tốt nhất của mình.
Tại sao Sancho khác biệt ở tuyển Anh
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt thông qua việc nhìn vào bản đồ nhiệt tầm hoạt động của Sancho. Ở tuyển Anh, Sancho có xu hướng di chuyển từ cánh vào vòng cấm địa đối thủ.
Bản đồ nhiệt trong trận đấu với Andorra cho thấy, hơn 50% thời lượng kiểm soát bóng của Sancho nằm trong khoảnh không từ góc vòng cấm địa đến sát vạch 16m50 của đối thủ.
Trong khi đó ở Man United, Sancho bị kéo xa khung thành hơn khá nhiều. Anh vẫn bám cánh, nhưng tỉ lệ xâm nhập vòng cấm của Sancho là rất ít. Chính lối chơi có phần rối rắm của Solskjaer đã hạn chế đáng kể những phẩm chất của Sancho.
Khác biệt thứ hai chính là vấn đề tâm lý. Điều này được CEO của Dortmund, ông Hans-Joachim Watzke chỉ ra trong bài phát biểu trên kênh SPORT1.
Watzke cho rằng, Sancho đang chịu một tổn thương tâm lý lớn ở Man United. Từ vị thế ngôi sao ở Dortmund, anh bị Solskjaer đẩy vào tình thế không chắc chắn vị trí đá chính. Sancho còn trẻ, anh chưa sẵn sàng cho cuộc chiến tâm lý kiểu này.
Ở trận gặp Andorra, Sancho cũng không thi đấu trọn vẹn 90 phút. Tuy nhiên, cách Gareth Southgate đưa anh khỏi sân khác so với cách Solskjaer rút Sancho ra khỏi đội hình Man United.
Southgate khiến cho Sancho có cảm giác được tôn trọng. Anh được thay ra sân để phục vụ cho ý đồ chiến thuật. Trong khi đó, Sancho luôn có cảm giác bản thân chưa đủ tốt khiến mình bị rút khỏi sân ở Man United.
Không chỉ Sancho trải qua cảm giác này ở Man United. Jesse Lingard và thậm chí cả Cristiano Ronaldo cũng có cảm giác bất an với cách dùng người của Solskjaer.
Riêng về yếu tố đắc nhân tâm, Solskjaer nên học hỏi ở chính Gareth Southgate. Còn nhớ tại Euro 2020 vừa qua, sau khi đội tuyển Anh khép lại chiến thắng 4-0 trước Ukraine, trong khi các thành viên ban huấn luyện tuyển Anh ùa ra sân để chúc mừng những cầu thủ đã ghi bàn họặc chơi tốt thì Southgate lại chạy tới ôm lấy thủ thành dự bị Aaron Ramsdale.
Kế đó ông chạy tới động viên những cầu thủ dự bị khác như Conor Coady, Ben Chilwell và Ben White. Southgate muốn gửi đi một thông điệp, ông trân trọng tất cả các cầu thủ, sẽ không có ai phải đứng ngoài trong thành công của đội tuyển Anh.
Trong khi đó, Solskjaer tỏ ra thiếu tinh tế thấy rõ trước những diễn biến tâm lý của các cầu thủ. Khi Cristiano Ronaldo bực tức rời sân sau trận hoà với Everton, Solskjaer không hề để ý. Tương tự, thật khó hiểu khi người đọc ra tâm lý của Sancho lại là CEO của Dortmund chứ không phải Solskjaer.
Đã từng là cầu thủ, đã từng liên tục ngồi dự bị, bản thân Solskjaer lẽ ra phải hiểu hơn ai hết tâm lý của những cầu thủ luôn cảm thấy bản thân không quan trọng đối với tập thể.
Solskjaer cũng từng là học trò của Sir Alex Ferguson - người đã khuyên nhủ Wayne Rooney nên học chơi đàn guitar để kiểm soát bớt những cơn nóng giận, nhưng Solskjaer dường như chẳng học được gì từ thầy cũ trong cách kiểm soát tâm lý cho các học trò.
Chứng kiến Jadon Sancho thi đấu một cách thoải mái và thăng hoa trong màu áo đội tuyển Anh, không rõ là Solskjaer có suy nghĩ gì về bản thân mình không?
Ronaldo lập kỷ lục sau bàn thắng vào lưới Qatar Tiền đạo thuộc biên chế Manchester United bổ sung vào bộ sưu tập một kỷ lục nữa sau trận đấu với Qatar rạng sáng 10/10 (giờ Hà Nội). Với pha đệm bóng tung lưới Qatar rạng sáng nay (10/10), Cristiano Ronaldo đã chọc thủng lưới 46 đội tuyển khác nhau trong sự nghiệp quốc tế. Đây là thành tích không cầu thủ nào...