Hy hữu đỉa chui vào “cậu nhỏ” và hút máu nội tạng
Một người đàn ông Campuchia đã vô cùng đau đớn khi nhập viện cấp cứu. Các bác sĩ đã phát hiện 1 con đỉa no căng máu trong bụng bệnh nhân.
Con đỉa to lên gấp nhiều lần vì hút tới 500ml máu từ cơ thể vật chủ
Các bác sĩ ở Phnom Penh cho biết bệnh nhân đã ngâm người cho mát trong một cái ao mà không hề mặc gì. Hậu quả là một con đỉa đã chui vào cơ thể bệnh nhân qua “cậu nhỏ” mà bệnh nhân không hề biết.
Tuy nhiên, ngay đêm đó, bệnh nhân đã lên cơn đau dữ dội sau khi đi tiểu.
Các bác sĩ đã dùng thiết bị nội soi kiểm tra và phát hiện 1 sinh vật no căng máu trong bàng quang của bệnh nhân. Con đỉa này đã chui vào cơ thể bệnh nhân qua đường niệu đạo.
Video đang HOT
Kết quả chiếu chụp cho thấy hàm răng sắc nhọn của con đỉa đã khiến các cơ quan nội tạng của bệnh nhân bị tổn thương.
Các bác sĩ đã phải dùng máy nội soi lưỡng cực giết chết con đỉa trước khi cắt nhỏ và gắp nó ra.
Quá trình loại bỏ con đỉa này rất phức tạp bởi nó đã “phồng to” sau khi hút 500ml máu từ cơ thể bệnh nhân
Con đỉa sau khi được gắp ra
Ê kíp phòng mổ của BV Calmette (Phnom Penh, Campuchia) vui mừng sau khi gắp thành công con đỉa ra khỏi cơ thể bệnh nhân
Các bác sĩ ở bệnh viện Calmette khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn thận khi bơi trong ao hồ vào mùa mưa vì rất nhiều đỉa và các loại côn trùng.
Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sức khỏe và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Phát hiện ký sinh trùng trong hóa thạch 512 triệu năm tuổi
Phát hiện mới chỉ ra rằng hệ thống động vật chủ có ký sinh trùng đã xuất hiện từ đầu kỷ Cambri và nhiều khả năng điều này đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Một số sinh vật hình ống sống ký sinh bên ngoài vỏ của loài động vật tay cuộn. (Nguồn: Newscientist)
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện bằng chứng về mối quan hệ giữa ký sinh trùng và vật chủ khi nghiên cứu cụm hóa thạch 512 triệu năm tuổi của loài động vật tay cuộn (brachiopod) được tìm thấy tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Các nhà khoa học đã phát hiện một số sinh vật hình ống sống ký sinh bên ngoài vỏ của loài động vật tay cuộn.
Vị trí của các sinh vật này khá gần với miệng của loài động vật tay cuộn và do đó họ cho rằng các sinh vật này thường "lấy trộm" thức ăn của động vật tay cuộn mỗi khi loài vật này "dùng bữa."
Các nhà khoa học cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy các động vật tay cuộn được ký sinh trùng chọn làm nơi trú ẩn có kích thước bé hơn nhiều so với những động vật cùng loài không bị ký sinh trùng đeo bám.
Hệ thống các vật chủ của ký sinh trùng rộng khắp trong thế giới tự nhiên, song lại rất khó xác định trong các nghiên cứu về hóa thạch.
Giới khoa học tin rằng đây là bằng chứng lâu đời nhất từng được biết đến về mối quan hệ giữa ký sinh trùng và vật chủ được tìm thấy trong hóa thạch.
Phát hiện trên chỉ ra rằng hệ thống động vật chủ có ký sinh trùng đã xuất hiện từ đầu kỷ Cambri (kỷ đầu tiên thuộc giai đoạn đại Cổ sinh), và nhiều khả năng điều này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy quá trình tiến hóa và biến đổi hệ sinh thái liên quan bức xạ trong thời kỳ kỷ Cambri./.
Phát hiện rùng mình về sinh vật sống trong tế bào ung thư Những hình ảnh gây sốc của Viện Khoa học Weizmann (Israel) về những vi khuẩn sống trong tế bào ung thư thật ra có thể mở đường cho các phương pháp điều trị triển vọng. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Ravid Straussman từ Khoa Sinh học Phân tử Tế bào của Viện Khoa học Weizmann đã lần lượt phát hiện...