Hy hữu: Cô gái thoát chết sau 12 giờ tim ngừng đập
Tim gần như ngừng hoạt động hoàn toàn trong 12 tiếng liên tiếp, bệnh nhân đã cận kề cái chết nhưng đã may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần một cách kỳ diệu.
Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân Thảo từ chỗ cận kề cái chết đã có thể tự thở, tự đi lại bình thường
Bệnh nhân nữ 27 tuổi may mắn này đang điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Tim “chết”, người sống
Bệnh nhân tên Nguyễn Thị Thảo, quê ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ngày 20/12/2012, chị Thảo bị ho, sốt, khó thở, đau ngực. Sau khi vào bệnh viện địa phương điều trị 2 ngày, tình trạng khó thở tăng lên, chị Thảo được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh với chẩn đoán nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim.
Chị Thảo được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong trạng thái tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, khó thở. Bệnh nhân không đo được huyết áp, tim loạn nhịp liên tục.
Khi vào viện, tim của bệnh nhân Thảo gần như đã ngừng hoạt động. Trạng thái này đã diễn ra liên tục 12 tiếng trước khi bệnh nhân được khởi động hệ thống tim phổi ngoài cơ thể tại giường để cấp cứu (Ảnh do bác sỹ cung cấp)
Ngay lập tức, chị Thảo được đặt một máy tạo nhịp cấp cứu trong buồng tim và đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Lúc này, khi đã đảm bảo kiểm soát được nhịp tim, các bác sĩ nhận thấy cơ tim co bóp quá yếu không đủ sức đẩy máu vào hệ thống tuần hoàn dẫn đến tình trạng sốc.
Các bác sỹ đã tính đến chuyện hỗ trợ tim phổi tại giường và chuyển ngay đến khoa Hồi sức tích cực.
Khi được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, chị Thảo thở máy hoàn toàn, tim loạn nhịp, không đo được huyết áp (mặc dù vẫn duy trì 4 loại thuốc trợ tim và chống loạn nhịp với liều tối đa).
Các xét nghiệm cho thấy chị đã bị suy đa tạng do các tạng không được tưới máu vì sốc tim, chắc chắn sẽ tử vong.
Bệnh nhân ngay lập tức được khởi động hệ thống tim phổi ngoài cơ thể tại giường (gọi tắt là ECMO).
“Bình thường, nếu không có hệ thống này, tim và phổi của bệnh nhân sẽ được xử lý để tiếp tục hoạt động. Nhưng như vậy sẽ khiến tim, phổi càng bị quá sức, vì vốn nó đã đang “ốm yếu”. Nhưng với hệ thống này, tim và phổi của bệnh nhân được “nghỉ ngơi” hoàn toàn.
Hệ thống máy sẽ làm thay nhiệm vụ trộn oxy vào máu và tách khí cacbonic ra, rồi bơm vào hệ thống mạch máu (thực chất là làm thay công việc của tim và phổi), đem máu và oxy đến khắp cơ thể.
Bệnh nhân Thảo trong quá trình phẫu thuật, cấp cứu (Ảnh do bác sỹ cung cấp)
Song song với hoạt động của hệ thống này là kết hợp tìm và điều trị nguyên nhân gây ra bệnh và chờ cho đến khi tim, phổi của bệnh nhân hồi phục dần. Hệ thống chỉ ngừng khi nào tim và phổi của bệnh nhân khỏe mạnh và đủ khả năng hoạt động độc lập trở lại”, PGS.TS Nguyễn Gia Bình, trưởng khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai cho hay.
Video đang HOT
Bác sỹ Mai Văn Cường, Phạm Thế Thạch, Bùi Văn Cường của khoa Hồi sức tích cực và 2 bác sỹ của viện Tim mạch là bác sỹ Phạm Nhật Minh, Vương Hải Hà là những người đã trực tiếp tham gia cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Thị Thảo.
Bác sỹ Mai Văn Cường và bác sỹ Phạm Thế Thạch cho biết: Hệ thống ECMO này khác với hệ thống hỗ trợ tim phổi trong phòng mổ. Hệ thống tim phổi trong phòng mổ chủ yếu được dùng để hỗ trợ tim trong quá trình thực hiện ca mổ tim, phổi hoặc mạch máu và thường hoạt động được trong vòng 4 đến 12 tiếng (xung quanh cuộc mổ).
Nhưng hệ thống ECMO có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài (có thể lên đến hàng tháng – cho những bệnh nhân nặng, chờ ghép tim).
Với bệnh nhân Thảo, thời gian thực hiện kỹ thuật này cho đến khi tim của chị hồi phục được kéo dài 136 giờ đồng hồ.
Trở về từ cõi chết
Ngày thứ 6 sau khi được cấp cứu bằng hệ thống ECMO, bệnh nhân Thảo đã có thể rút ống nội khí quản, tự thở bình thường.
Sau 2 tuần được điều trị và theo dõi sát sao, bệnh nhân Thảo đã khỏe mạnh hoàn toàn, tự thở, tự đi lại được mà không cần hỗ trợ nào.
Đã thoát khỏi “ bàn tay tử thần”, nhưng đến ngày được ra viện, chị Thảo vẫn như không tin vào sự may mắn của mình.
Bác sỹ Phạm Thế Thạch cho biết: Để thực hiện được kỹ thuật này, các bác sỹ sẽ tiến hành mổ và đặt các ống thông vào động mạch chủ và tĩnh mạch chủ ở đùi để nối thiết bị tim phổi nhân tạo bên ngoài nhằm đảm bảo quá trình hoạt động bình thường, vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Điều khó khăn nhất khi thực hiện kỹ thuật này là phải làm sao để tránh tình trạng chảy máu hoặc đông máu (gây tắc bộ màng trao đổi oxy). Liên tục phải kiểm soát tình trạng đông cầm máu, và sớm phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng suy các tạng (tim, phổi, thận, gan, não, máu,…)
Trong quá trình thực hiện cấp cứu đối với bệnh nhân Thảo, bác sỹ Thạch nhấn mạnh yếu tố thời gian.
“Yếu tố thời gian là rất quan trọng, bệnh nhân bị viêm cơ tim diễn tiến rất nhanh, sốc tim quá gấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ khó qua khỏi”, bác sỹ Thạch nói.
Kỹ thuật tiên tiến này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: hồi sức cho những trẻ sơ sinh non yếu có phổi chưa trưởng thành, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nặng (ví dụ viêm phổi do vi khuẩn hoặc do cúm H5N1 hoặc H1N1 nặng mà các máy hỗ trợ hô hấp không hiệu quả), các tình trạng sốc nguyên nhân do tim như: do viêm cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim nặng, nhồi máu phổi nặng, suy tim nặng chờ ghép tim…
Kỹ thuật ECMO được khoa Hồi sức tích cực – bệnh viện Bạch Mai triển khai từ năm 2009. Đến nay, đã có 10 bệnh nhân được cấp cứu bằng kỹ thuật này, trong đó có 6 trường hợp thành công (cả về mặt kỹ thuật lẫn sự sống bình thường cho người bệnh).
“Kỹ thuật này sẽ mở ra hi vọng cứu sống cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng về tim hoặc phổi cấp tính nặng”, bác sỹ Thạch cho biết.
Theo xahoi
Người mẹ khóc cạn nước mắt vì thương con
Bị chồng xua đuổi, ôm con thơ dại bị bệnh tim bẩm sinh về ở với mẹ già nghèo khổ và người em trai bị bệnh tâm thần trong túng quẫn, đau đớn tột cùng chị nhiều lần muốn tìm đến cái chết để giải thoát số phận hẩm hiu của mình.
Đó là hoàn cảnh bi đát của chị Trần Thị Tuyết, sinh năm 1978, ở xóm 7, xã Lộc Yên , Hương Khê - Hà Tĩnh.
Là một thiếu nữ nết na, thùy mị, đến tuổi lấy chồng, năm 2001, chị Tuyết xây dựng gia đình với anh Phạm Văn Cơ, người cùng xã. Có tổ ấm riêng, chị mong vợ chồng đùm bọc thương yêu, sớm hôm hạnh phúc bên nhau để làm ăn, sinh con đẻ cái, nuôi nấng chúng lớn khôn. Nhưng số phận éo le, sau 10 năm lấy nhau mà họ vẫn không sinh được đứa con để bồng bế. Vái tứ phương, vào Nam ra Bắc tìm thầy chạy chữa, ngốn hết tiền của trong nhà, mãi đến đầu năm 2012 họ mới sinh được cháu trai đầu lòng đặt tên là Phạm Đức Trung, đến nay tròn 8 tháng tuổi.
"Sinh được con trai trong năm Nhâm Thìn (Rồng vàng) sau hơn 10 năm hiếm muộn, vợ chồng em vui mừng không thể tả nổi. Mỗi lần nhìn con đẹp kháu khỉnh như thiên thần bé nhỏ nằm chơi đùa trên nôi mà em hạnh phúc đến trào dâng nước mắt. Nhưng đến tháng thứ 6 thấy cháu có triệu chứng tím tái mặt mũi, tiêu chảy, khó thở và khóc những hơi dài, vợ chồng đưa con đi khám ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh thì được các bác sỹ chẩn đoán cháu bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot ( gồm 4 tật trong tim là: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải - PV). Nhận được thông tin về kết quả khám của cháu mà em chỉ biết ôm con vào lòng than trời, kêu đất: biết lấy đâu số tiền sáu, bảy chục triệu đồng để mổ tim cho con bây giờ khi gia cảnh quá bần hàn thế này cơ chứ?", chị Tuyết rưng rưng nước mắt tâm sự.
Chị Tuyết xót xa trước cảnh con trai luôn ở trong trạng thái đau đớn, khóc ngằn ngặt vì khó thở
Người chồng của chị Tuyết đã kiệt sức sau hơn 10 năm cật lực lao động kiếm tiền để chạy chữa bệnh hiếm muộn cho hai vợ chồng, nay trước tình cảnh của con trai, anh trở nên điên loạn, trở tính bất bình thường và xua đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Chị Tuyết đau lòng kể lại: "Không hiểu nổi vì sao anh ấy lại nổi cơn điên đuổi mẹ con. Anh ấy nghiến răng, trợn mắt hăm dọa em không ra khỏi nhà sẽ giết. Quá hoảng loạn, chẳng biết nên đi đâu về đâu trong cảnh cùng cực, em định ôm con nhảy sông Ngàn Sâu tự vẫn, nhưng tĩnh tâm lại thấy thương con thơ tội nghiệp, em gắng sức chịu đựng bế con về ở với bà ngoại già yếu, nghèo khổ".
Bị chồng xua đuổi, chị Tuyết ôm con về sống với mẹ già nghèo rớt mồng tơi. Lâm vào trọng bệnh, thân hình bé Đức Trung bị phù nề, đầu tứ chi tím ngắt
Căn nhà tranh lụp xụp của bà Nguyễn Thị Lực (hơn 70 tuổi), mẹ của chị Tuyết nằm khuất sau rặng tre làng nơi miền sơn cước. Tiếng la hét rùng rợn của người em trai chị tên Hưng bị bệnh tâm thần phát ra từ xó bếp trong một buổi chiều tà càng khiến cho ngôi nhà thêm cô độc, lạnh lẽo. "Không ai dám đến chơi nhà tui mô, họ sợ thằng Hùng thoát ra được từ mấy sợi dây xích mà tôi nhờ người khóa lại sẽ chửi bới, đánh đập họ. Chồng tui bị tai biến mạch máu não đã mất tui thì đã già yếu rồi, không làm được chi nữa con trai thì bị tâm thần 4 năm nay bị trói một chỗ cứ la hét suốt ngày, phải chăm sóc như một đứa trẻ con gái và cháu bị bệnh tim thì bị chồng xua đuổi, dọa giết. Răng ông trời cứ đày đọa gia đình tôi thế này, không cho tui chết đi cho xong?", bà Lực đau khổ tột cùng rơm rớm nước mắt tâm sự, giọng nói của bà yếu ớt như bị hụt hơi.
Người em trai bị bệnh tâm thần đã được xích chặt vào cột nhà (mặc quần xanh) là một gánh nặng của chị Tuyết và người mẹ già.
Hơn một tháng nay về ở với mẹ, chị Tuyết không thoát khỏi những ám ảnh về cách hành xử của người chồng điên khùng dành cho vợ con. Không một xu dính túi, chị và bé Đức Trung bấu víu vào mẹ già rau cháo qua ngày. "Đêm nằm không sao ngủ được, nghĩ chuỗi ngày mình đã và đang trải qua sao cơ cực đến vậy? Chẳng lẽ tìm cách kết thúc cuộc đời cho xong? Nhìn con thơ dại đau tim nằm ngủ khó thở, thỉnh thoáng bật khóc bè bè mà em thắt ruột, thắt gan như ai lấy dao lam cứa trong lòng. Càng thương con, em lại càng nghĩ quẫn khi hoàn toàn bất lực với gia cảnh éo le. Hàng xóm khuyên em đừng bỏ con đi mà tội, đứa con đẹp như thế lo mà cứu nó, chứ có nhiều gia đình bỏ hàng trăm triệu không mua nổi đứa con như vậy đâu. Nghe lời họ em lại ráng sống, nhưng biết phải làm sao để cứu con đây? Nếu cháu có mệnh hệ gì, em cũng sẽ chết mất thôi!", chị Tuyết không kìm nén nổi cảm xúc, trào dâng nước mắt trên đôi gò má hốc hác, xạm đen nức nở nói.
Kết quả khám của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh kết luận con chị Tuyết bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot. Mọi khả năng để cứu con hoàn toàn vô vọng đối với chị khi rơi vào cảnh cùng cực.
Mấy tuần nay, có người giới thiệu chị Tuyết đi làm phụ bếp cho một quán ăn bình dân ở bên thị trấn, để bé Đức Trung ở nhà cho bà ngoại chăm sóc. Mỗi ngày chị dậy đi làm từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối mới về, Đức Trung ở nhà với bà ngoại đau tim, khát sữa cứ khóc hoài. Không có tiền mua sữa, bà Lực lấy nước cơm bón cho cháu ăn dưỡng sức sống qua ngày. "Cảnh ngộ của bé thấy mà xót xa, tội nghiệp vô cùng!", Trưởng xóm Trần Đình Tường chia sẻ.
Số tiền chị Tuyết kiếm được chỉ có 50 ngàn đồng cho một ngày rưỡi làm công, chừng ấy không đủ để mẹ con trang trải cuộc sống thường nhật, lo cho bà ngoại ngày càng thêm già yếu và người cậu bị bệnh tâm thần rất nặng, chứ chưa nói đến chuyện tích góp để mổ tim cho Đức Trung.
Giờ đây, bệnh tim của Đức Trung ngày một nặng hơn, bé đang đối diện với tử thần. Lực bất tòng tâm, chị Tuyết chỉ còn biết ôm con ngồi than thở đợi chờ phép nhiệm màu sẽ đến với bé. Chị đã cạn nước mắt vì con thơ...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 854: Chị Trần Thị Tuyết, xóm 7, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 01674.859.050.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Hạn chế tốc độ, đặt mô giảm tốc tại ngã 3 "tử thần" Khu quản lý giao thông Đô thị số 2 (Khu 2) đã hoàn thành việc lắp đặt mô giảm tốc dải bê tông phân cách giữa làn xe máy và ôtô gắn biển hạn chế tốc độ... tại khu vực ngã 3 "tử thần" mà Dân trí đã có bài phản ánh. Lắp đặt mô giảm tốc, dải phân cách làn đường xe...