Hy hữu bào thai 5 tháng “đi lạc” ổ bụng
Thai phụ Đ.T.H.H (36 tuổi, ngụ tại TPHCM) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh bác sĩ xác định bào thai 5 tháng tuổi đã “đi lạc” vào ổ bụng.
Ngày 22/5, thông tin từ Bệnh viện Hùng Vương cho hay, người bệnh H. nhập viện với các biểu hiện đau bụng dữ dội, ra huyết âm đạo.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía người bệnh ghi nhận, khoảng 5 tháng trước chị H. mất kinh nhưng không biết mình mang thai cho đến khi xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng nêu trên.
Thai phụ may mắn được can thiệp kịp thời, thoát khỏi nguy cơ vỡ thai mất máu cấp
Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện bào thai khoảng 19 tuần tuổi nằm trong ổ bụng có dấu hiệu chảy máu. Trước nguy cơ thai vỡ dẫn đến mất máu cấp khiến bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào, các bác sĩ chỉ định mổ khẩn cấp chấm dứt thai kỳ.
Sau gần 3 tiếng phẫu thuật lấy thai, do thai quá lớn, nhau thai vẫn còn dính ruột và các bộ phận khác nên bệnh nhân được chuyển đến khoa Ngoại Ung Bướu để tiếp tục điều trị.
Video đang HOT
Hiện bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy kịch, sức khỏe đang dần bình phục.
BS Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết: “Thai lạc chỗ trong ổ bụng như trường hợp trên là một bệnh lý cấp cứu sản khoa vô cùng hiếm gặp (1/100 trường hợp thai ngoài tử cung và 1/10.000 trường hợp sinh). Bởi tình trạng mang thai lạc chỗ trong ổ bụng thường được phát hiện khi mất kinh vài tuần.
Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ khi thấy mất kinh thì nên đi khám sớm. Nếu có thai thì xác định vị trí thai, tình trạng thai, từ đó có kế hoạch theo dõi thai kỳ hợp lý, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Đi khám đau bụng, phát hiện u khủng lớn hơn 10kg
Bệnh nhân luôn thấy đau bụng, ăn vào là khó chịu, khó tiêu. Tình trạng này kéo dài suốt 6 tháng bệnh nhân mới đến viện khám, ngỡ ngàng khi bác sĩ chuẩn đoán khối u mạc treo trong ổ bụng kích thước 40cm, nặng hơn 10kg.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Hà Nội cho biết, bệnh nhân Chu Văn Th. (46 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội) đến BV K khám do có tình trạng đau bụng trong 6 tháng nay. Tình trạng đau tăng lên khi ăn uống, bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Kết quả chụp chiếu ổ bụng cho thấy có khối u kích thước "khủng" 40x35x38 cm, u chiếm hoàn toàn nửa bụng bên trái và phần giữa ổ bụng. Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp đặc biệt hi hữu bởi khối u mạc treo có kích thích quá lớn, sẽ cần can thiệp phẫu thuật lấy khối u.
Hình ảnh chụp cho thấy khối u kích thước lớn trong ổ bụng bệnh nhân.
Ngày 14/5, kíp phẫu thuật gồm TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K và 2 bác sĩ ThS.BS Nguyễn Tuấn Anh, BS Nguyễn Tiến Bình ( Khoa Ngoại bụng 1) cùng TS.BS Trần Đức Thọ, Trưởng khoa gây mê hồi sức đã tiến hành ca phẫu thuật lấy khối u cho bệnh nhân.
TS Bình đáng giá, ca phẫu thuật sẽ khó khăn bởi khối u to lại ở vị trí hiểm. Khối u đẩy toàn bộ các quai ruột sang phải và đẩy các tạng ổ bụng ra phía sau, đè đẩy vào động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới, khối u được cấp máu bởi động mạch tách ra từ động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng dưới, đè đẩy vào thận trái và lách.
Không những thế u dính vào các tạng lân cận, các mạch máu lớn, khả năng lấy bỏ được hết khối u là rất khó khăn, có thể phải cắt cả các tạng quan trọng, có thể làm tổn thương các mạch máu lớn... Chính vì thế, dù nhiều khó khăn nhưng các bác sĩ vẫn quyết định can thiệp sớm, không để khối u gây ảnh hưởng xấu, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc can thiệp cũng cần sự phối hợp của các chuyên khoa sâu (tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu, gây mê hồi sức...) vì có thể phải làm nhiều phẫu thuật cùng một lúc...
Các bác sĩ phải trải qua ca phẫu thuật căng thẳng, kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ để bóc khối u cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật diễn ra trong 5 tiếng đồng hồ, các bác sĩ phải rất nỗ lực, phẫu tích tỉ mỉ đã tiến hành cắt bỏ hoàn toàn khối u nặng tới 10,5 kg; đường kính hơn 40cm, cắt đoạn đại tràng trái và đại tràng sigma, cắt đoạn niệu quản trái, nối lại niệu quản trái bảo tồn thận trái, lách, các mạch máu lớn.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định, tiếp xúc tốt và được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, điều trị.
TS Bình khuyến cáo, người dân khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể nên đi kiểm tra sớm để được phát hiện, điều trị bệnh. Tránh để tình trạng lâu ngày như bệnh nhân này, khối u phát triển quá lớn gây nhiều nguy cơ cho người bệnh. Phẫu thuật khối u to, chèn ép nhiều mạch máu rất nguy hiểm.
"Khi có những triệu chứng lâm sàng như đau bụng kéo dài, khó chịu, tức ngực, tức bụng, ăn uống đầy bụng, khó tiêu... người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời", TS Bình khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
5 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ruột thừa mà nhiều người hay nhầm lẫn Mặc dù, căn bệnh này không phổ biến nhiều như các bệnh dạ dày khác. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải vẫn tương đối cao nên bạn đừng chủ quan bỏ qua các dấu hiệu nhận biết sau đây. Thường xuyên phải vào nhà vệ sinh Ruột thừa sẽ thường nằm ở vị trí thấp hơn khung xương chậu và gần với bàng...