Hy hữu: Bạch tuộc cắn chết người ở Thừa Thiên – Huế
Một ngư dân ở Phú Vang (TT-Huế) trong lúc đi biển đánh bắt hải sản chẳng may bị bạch tuộc cắn vào chân và tử vong.
Con bạch tuộc cắn chết chị T. ở TT-Huế
Khoảng 2h sáng ngày 7/7, chị Văn Thị T. cùng chồng là anh Hoàng Xuân (trú thôn Hà Giang, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang) ra khu vực biển Hòn Chảo thuộc huyện Phú Lộc (TT- Huế) đánh bắt hải sản.
Đến khoảng 3h sáng, chị T. đang đứng trên thuyền kéo lừ (một phương cách đánh bắt hải sản) thì bị con mực bạch tuộc bò lên cắn vào chân, sau đó chị T. ngất đi.
Anh Xuân lập tức cho thuyền vào bờ để đưa vợ vào Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng cấp cứu, tuy nhiên khi tới đến bệnh viện thì bác sĩ bảo chị T. đã tử vong.
Theo lời anh Xuân, bác sĩ cho biết, vợ anh bị trúng độc do mực bạch tuộc cắn.
Sau khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng đã thu giữ con mực bạch tuộc (đã chết) cắn tử vong chị T.
Video đang HOT
Tuy nhiên vì nguyện vọng gia đình là không kiểm tra nguyên nhân cái chết nên con mực bạch tuộc đã được bàn giao lại cho gia đình.
Theo thanhtra.com.vn
Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khám phá
Bạch tuộc có thói quen sinh sản cực kỳ đáng sợ. Và bí mật đằng sau đó thì chỉ mới được khám phá qua nghiên cứu mới đây.
Nếu không tính đến loài người, bạch tuộc là một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh này, thậm chí vượt qua cả cá heo và tinh tinh. Cộng thêm khả năng biến đổi màu da theo môi trường một cách tài tình, bạch tuộc đã luôn là chủ đề nghiên cứu hết sức thú vị đối với khoa học.
Có điều, ít ai biết rằng loài vật này đang ẩn chứa một bí mật có phần đáng sợ, liên quan đến quá trình sinh sản của chúng.
Chuyện là bạch tuộc có quy trình sinh nở hết sức cực đoan. Sau khi đẻ trứng, chúng tự bỏ đói bản thân và chết đi ngay ở thời điểm trứng nở - tất cả là để bảo vệ tổ trứng. Bạn đời của chúng cũng chung số phận, chết ngay từ lúc giao phối do bị bạch tuộc cái tấn công và ăn thịt.
Trong môi trường nuôi nhốt, quá trình này còn bị đẩy nhanh hơn. Một số bạch tuộc cái còn tự xé xác, hoặc tự gặm nát xúc tu của bản thân.
Nhưng tại sao lại phải cực đoan đến như thế? Câu trả lời chỉ mới được tìm ra bởi các chuyên gia từ Khoa Y ĐH Chicago. Họ đã xác định được cơ chế sinh học đằng sau câu chuyện này. Cụ thể, các thí nghiệm về di truyền đã chỉ ra rằng mọi chuyện đến từ bộ phận giống như tuyến yên ở người, nhưng ở trên cơ thể của bạch tuộc.
Bạch tuộc sau khi đẻ trứng sẽ tự bỏ đói bản thân.
Trên thực tế thì từ năm 1977, chuyên gia sinh học Jerome Wodinsky từ ĐH Brandeis (Mỹ) đã chứng minh rằng nếu loại bỏ dây thần kinh thị giác của bạch tuộc cái sẽ khiến chúng từ bỏ tổ trứng, tiếp tục đi săn, và thậm chí là tìm cách kết đôi trở lại.
Tuyến yên được đặt ngay dưới các dây thần kinh thị giác, nên loại bỏ thị giác cũng đồng nghĩa với loại tuyến yên. Và với nghiên cứu lần này, các chuyên gia đã sử dụng công cụ hiện đại hơn để xác định chính xác đâu là tín hiệu gây nên cơ chế này.
"Chúng tôi đang muốn đưa những nghiên cứu về bạch tuộc đến với thế kỷ 21" - trích lời trưởng nhóm nghiên cứu Z. Yan Wang.
"Thực sự rất phấn khích, vì đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xác định được cơ chế gây ra các hành vi cực đoan của bạch tuộc, mà theo tôi thì đó là mục tiêu chung của các nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh".
Khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu.
Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công bộ gene của bạch tuộc, nên lần này họ quyết định tìm hiểu về quá trình sinh sản của chúng trong môi trường nuôi nhốt.
Về cơ bản, bạch tuộc cái khi chưa kết đôi là những kẻ săn mồi thượng thừa. Nhưng khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu. Sau khoảng 4 ngày, bạch tuộc không ăn gì nữa, sức khỏe của chúng sẽ cũng giảm xuống.
Đến ngày thứ 8, mọi thứ trở nên cực đoan hơn. Chúng rời tổ nhưng không phải để đi săn, mà liên tục lao đầu vào thành bể. Da của chúng cũng nhợt nhạt hơn vì không đủ dưỡng chất, trong khi cơ bắp thì teo tóp.
"Quả thực trông rất kinh khủng khi quan sát trong phòng thí nghiệm. Một hành vi quá sức kỳ lạ" - Wang cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các tuyến thị giác của bạch tuộc trong từng giai đoạn để phân tích ARN. Kết quả cho thấy những con bạch tuộc chưa kết đôi có nồng độ neuropeptide rất cao. Còn sau đó, nồng độ ấy giảm xuống thảm hại.
Neuropeptide là protein dùng để giao tiếp giữa các neuron thần kinh. Đồng thời, loại gene sản sinh catecholamine - một dạng chất truyền dẫn thần kinh có liên quan đến hệ trao đổi chất - thì lại tăng đột biến. Theo các chuyên gia, có thể chính 2 yếu tố này đã khiến bạch tuộc không còn muốn tốn năng lượng đi tìm con mồi nữa.
Đó là cơ chế gây ra hành vi sinh sản cực đoan của bạch tuộc. Vậy còn mục đích thì sao?
Về điều này thì khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng theo Wang, đây có thể là một cơ chế tiến hóa khá thú vị, nhằm ngăn không cho chính bản thân bạch tuộc ăn thịt con của chúng (bạch tuộc là một trong những loài có hành vi săn đồng loại). Và nếu đứng ở phương diện này, hành vi của bạch tuộc có thể cũng không quá đen tối như chúng ta tưởng.
"Con người sẽ thấy hành động này cực đoan, vì chúng ta sinh sản nhiều hơn 1 lần trong đời. Nhưng với những loài sống chỉ để lưu truyền bộ gene, thì mọi chuyện trở nên hết sức bình thường".
Theo infonet
Chú cá nhỏ bé này vừa vượt qua một bài test kinh điển về nhận thức mà cả mèo lẫn chó đều không làm được Không những chó mèo, mà cả bạch tuộc - một sinh vật cũng rất thông minh cũng không làm được. Đến cả con người cũng có trường hợp gặp rắc rối. Các boss chó và mèo dù không phải những loài thông minh xuất chúng, nhưng cũng được xem là những sinh vật có khả năng tư duy tốt. Thế nhưng có một...