Hy hữu 5 chị em ruọt ở Hà Tĩnh có tuổi thọ từ 85 đến 97 đều khỏe mạnh, minh mẫn
Dù tuổi trung bình đã ngoài 90, thế nhưng 5 chị em ruột ở xã Cổ Đạm ( huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Các cụ được nhiều người tôn kính, là những người cao tuổi nhất ở xã Cổ Đạm.
Thông thường, những cụ già đã ngoài 90 tuổi thì sức khỏe suy kém, tinh thần không còn được ổn định nhưng cụ Phan Thị Chinh (97 tuổi, trú tại thôn 10, xã Cổ Đạm) vẫn còn rất minh mẫn, sức khỏe tốt.
Cụ Chinh sống với người cháu đích tôn. Khi chúng tôi đến, cụ đang nằm ngủ trên chiếc giường gỗ. Da cụ nhăn nheo, có nhiều vết thâm nâu mà mọi người gọi là “trổ đồi mồi”. Thấy khách lạ đến cụ ngồi dậy vui vẻ mời chào, nhìn dáng vẻ cụ chúng tôi không thể tin đây là một người gần trăm tuổi.
Theo người nhà cụ Chinh, mặc dù ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng mắt cụ rất sáng, việc luồn chỉ qua kim đối với cụ là chuyện nhỏ, tai cụ vẫn nghe rõ bình thường.
Cụ Phan Thị Chinh 97 tuổi nhưng tai vẫn thính, mắt vẫn tinh
Cụ Chinh là chị cả trong một gia đình có 5 người con. Chồng là ông Phan Huấn tham gia kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ và hy sinh năm 1967 với cấp bậc Trung uý. Ông hy sinh để lại cho cụ 4 người con.
Tiếp chúng tôi cụ Chinh vui vẻ tâm sự: “Dù tuổi tôi đã cao nhưng những việc nhỏ trong nhà tôi vẫn còn làm được. Nhiều khi việc khâu kim chỉ con cháu còn làm không nổi đành nhờ tôi. Giờ nói với chú (PV) chứ người đi ngoài đường cách mấy chục mét tôi còn nhận ra”.
“Cách đây ít hôm tôi thấy đau mỏi nên cháu đưa đi khám nhưng không việc gì. Chỉ là chân bị khớp nên thỉnh thoảng đau mỏi chút. Tuổi này mà như tôi là may mắn rồi”, nói xong cụ Chinh cười xòa.
Cách đó không xa là nhà cụ Phan Thị Em (93 tuổi, ở thôn 11), cụ là người em thứ hai trong gia đình. Cụ Em sống trong nhà tình nghĩa rộng hơn 40m2 vừa mới được huyện Nghi Xuân hỗ trợ năm 2020. Hàng tháng cụ nhận được 540 ngàn đồng tiền trợ cấp người già neo đơn.
Cụ Phan Thị Em chia sẻ với phóng viên
Theo lời kể của cụ Em, cụ lấy chồng năm 20 tuổi nhưng sau đó không có con, chồng bỏ đi lấy vợ khác, cụ sống một mình cho đến bây giờ.
“Tuổi cao, hàng ngày tôi không làm được việc nặng, chỉ trồng vườn rau, nuôi con gà kiếm thêm thu nhập. Thỉnh thoảng người thân đưa thức ăn qua hỗ trợ. Tôi từng này tuổi nhưng vẫn nấu ăn bình thường, chưa cần nhờ đến người thân”, cụ Em tâm sự.
Video đang HOT
Ngay cạnh nhà cụ Em là nhà cụ Phan Văn Phiên (91 tuổi) – người em thứ 3, cụ Phan Văn Diên (90 tuổi) – người em thứ 4 và cụ Phan Thanh Bình (85) – người em thứ 5 hiện cũng đang khỏe mạnh.
Dù tuổi cao nhưng 5 chị em cụ Chinh vẫn minh mẫn
Gặp PV, cụ Phiên phấn khởi mời chào. Cụ Phiên sống trong căn nhà nhỏ rất giản dị, tôi thấy trên chiếc giường ngủ của cụ chỉ có chiếc chiếu lác cũ, trong nhà không vật dụng gì đáng giá. Chăn màn của cụ tuy đã ngả màu nhưng trông rất sạch sẽ, được xếp ngăn nắp. Hỏi ra mới biết, cụ Phiên là một cán bộ công tác ở xã Cổ Đạm gần 20 năm và có hơn 70 năm tuổi Đảng.
Tuổi ngoài 90 nhưng giọng nói cụ Phiên vẫn sang sảng
Chia sẻ với chúng tôi, cụ Phiên nói giọng tự hào: “Gia đình tôi có truyền thống cách mạng, năm lên 18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, 20 tuổi tôi tham gia nhập ngũ. Sau khi phục viên, tôi về công tác tại xã Cổ Đạm được gần 20 năm”.
Cụ Phiên có 4 người con, các con cháu, chắt của cụ nhiều người hiện đang sinh sống và làm việc tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Thời gian rảnh, cụ Phiên chăm sóc cây trong vườn
Chia sẻ với chúng tôi về việc tuổi cao nhưng vẫn minh mẫn, cụ Phiên nói: “Mỗi ngày tôi dậy từ 4h sáng, đi bộ thể dục một vòng. Buổi trưa tôi chỉ chợp mắt khoảng 15 phút rồi lại ra vườn làm việc. Ngày 3 bữa ăn, tôi thường ăn 3 lưng bát cơm. Điều quan trọng nhất là tinh thần tôi lúc nào cũng phải thoải mái”.
Trao đổi với PV, ông Phan Đình Ca – Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: “Dù tuổi cao nhưng các cụ vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Hoàn cảnh gia đình các cụ khó khăn nhưng họ vẫn giữ được sức khỏe như vậy là điều rất tốt. Hàng tháng, các cụ vẫn nhận được tiền trợ cấp của nhà nước và nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương”.
Tình bạn đẹp nhất Sài Gòn: Cụ ông ung thư đi làm kiếm tiền nuôi bạn mất trí nhớ
71 tuổi, nhận thức bản thân vẫn còn khỏe mạnh hơn bạn mình, dù bệnh ung thư ông Long vẫn hàng ngày ra ngoài kiếm tiền và chăm sóc cho ông Thái. Với ông Thái, ông Long là toàn bộ ký ức còn lại của ông vì căn bệnh mất trí nhớ.
Ông Thái suy giảm trí nhớ nhưng chỉ nhớ 1 mình ông Long . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Những ngày Sài Gòn nắng đổ lửa, tôi tìm đến căn nhà nhỏ gần sát bên đường tàu của ông ông Lương Huỳnh Thái (71 tuổi) và ông Đình Long (71 tuổi). Căn phòng vỏn vẹn vài mét vuông chỉ đủ để hai ông đặt một chiếc nệm nhỏ, một chiếc tivi cũ, quạt và vài đồ dùng linh tinh.
Thời tiết Sài Gòn nóng nực, căn phòng cũng vì vậy mà chật hẹp, nóng nực thêm vài phần. Khó khăn lắm tôi và ông Long mới lên được căn phòng qua cầu thang nhỏ, dù tiếng động khá lớn nhưng ông Thái vẫn chăm chú vào màn hình tivi mà không hay có người đến.
Căn phòng trọ của hai ông chật chội và vỏn vẹn vài mét vuông . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Hai ông từng học chung lớp Đệ lục ở Sài Gòn (lớp học thời xưa, bằng với lớp 6 hiện tại). Sau đó bẵng đi một thời gian không gặp nhau. "Ngày xưa sau khi hết học thì cả hai đều ở Sài Gòn nên lâu lâu cũng có gặp nhau uống nước, vì thời đó còn có một vài bạn bè cũng ở Sài Gòn nữa. Long không có vợ con gì, ngày xưa cũng có yêu một cô gái mà sau cô ấy đi lấy chồng nên nó ở vậy luôn. Tình duyên của tôi cũng đứt gánh", ông nói.
Khoảng 10 năm trước, ông Thái không may bị gãy chân, ông Long chăm sóc và từ đó dọn về ở chung phòng trọ ở quận 2 (TP.HCM), sau đó chuyển đi nhiều nơi, phòng trọ hiện tại của hai ông ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) được một mạnh thường quân trả tiền thuê phòng hàng tháng với giá 2 triệu đồng.
Ông Thái bị đau chân và hay lạc đường nên giờ chỉ ở nhà . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Năm 2019, sau khi phẫu thuật cắt túi mật, trí nhớ của ông Thái bị suy giảm khiến ông không thể nhớ được. Từ đó ông Thái rất hiếm khi nói chuyện, cả ngày chỉ nằm ở trên giường và xem tivi. Nhưng lạ thay, ông Thái chỉ nhớ một mình ông Long.
Ông Long tự dùng kéo để cắt râu cho bạn . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Bản thân ông Long mắc bệnh ung thư đại tràng, bụng sưng to, cứng, khó tiêu nhưng nhận thức bản thân khỏe mạnh hơn bạn mình nên vẫn hàng ngày ra ngoài đường để mưu sinh.
Ông Long làm thợ sắt, chạy xe ôm, chở hàng, ai kêu gì thì làm đó kể kiếm thêm tiền. Ông Long nói: "Thấy tôi đi làm vất vả thì hồi đó nó cũng nói thôi để nó đi làm bảo vệ thêm ngày 4 tiếng để kiếm tiền nhưng không may bị tai nạn gãy tay nên tôi đi làm thay, số nó khổ lắm".
Nếu ngày nào không kiếm được tiền, ông Long đi khắp nơi để xem có chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho ông Thái. Nếu không kiếm được chỗ cho cơm thì ông mua cơm nợ tiền chỗ quán quen rồi lại kiếm tiền quay lại trả nợ. Lắm lúc, ông Long còn nhịn đói để nhường cơm cho ông Thái.
Đồ đạc của 2 ông chủ yếu là được cho lại, chiếc xe máy cũng được mạnh thường quân giúp đỡ để ông Long tiện đi lại nhưng đã rất cũ kỹ. Nghe đâu có mái ấm có thể vào ở miễn phí, ông Long lái xe đi tìm thì hay tin trung tâm không nhận người nằm 1 chỗ không thể di chuyển được nên ra về. Trên đường về thì xe không may bị hỏng phải dắt bộ một đoạn xa về nhà.
Sau đó chải tóc lại . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ông Thái kể lại có lần ở trong bệnh viện, không biết được ai cho 200.000 đồng những ông Thái vẫn nắm chặt trong tay, ai hỏi cũng không nhớ là tiền từ đâu mà có. Chỉ đến lúc ông Long đến thì ông Thái mới chịu đưa tờ 200.000 đồng cho ông Long.
"Nhiều khi mình cũng muốn bỏ ổng mà nghĩ lại thấy cũng tội nghiệp, ngày xưa ổng hiền lắm nên bị người ta lừa suốt. Giờ mà để ổng đi ra ngoài là ổng đi lạc tội nghiệp lắm. Có lần đi ngoài đường mà nhìn thấy tôi mừng lắm, khóc luôn rồi chạy té lên té xuống. Thành ra cũng là cái duyên với nhau, ba ruột của bạn và mẹ ruột của tôi còn có chung một ngày giỗ", ông Long nghẹn ngào.
Nói đoạn, ông Long quay qua gọi ông Thái đang xem ti vi. "Thái, quay qua đây cắt râu cho, râu dài vậy lát sao ăn cơm". Nói rồi, ông Long lục trong hộp thuốc ra 1 cái kéo nhỏ rồi cắt tỉa râu cho ông Thái, xong xuôi lại lấy lược để chải lại tóc cho ông Thái. Thấy ông Long cặm cụi chải đầu, ông Long chỉ ngồi im.
Ông Long vui mừng vì được tặng 1 cây đàn . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ông Long tâm sự: "Ngày xưa nó còn khỏe còn nhớ thì còn đèo nó đi làm chung được. Nó đòi đi theo để nó phụ việc nhưng thực ra nó cũng không được gì đâu nhưng mà vui, nay nó bệnh nên đành phải để ở nhà nằm 1 chỗ luôn. Giờ tôi có ra ngoài cũng được một lúc cũng chạy về vì không yên tâm, không để ổng một mình ở nhà được".
Chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) người từng kêu gọi giúp đỡ cho hoàn cảnh của hai ông chia sẻ hoàn cảnh của hai chú khiến chị xúc động vì ở giữa Sài Gòn lại có một câu chuyện tình bạn đẹp. Hỏi hàng xóm xung quanh cũng biết hai ông không phải anh em ruột nhưng ở cùng nhau.
"Tôi đã gặp rất nhiều người và giúp đỡ qua rất nhiều hoàn cảnh rồi nhưng chưa hoàn cảnh nào lại để lại cảm xúc cho tôi đến thế. Chú Long dù mắc nợ tiền mua cơm của những quán ăn gần nhà bao nhiêu chú cũng nhớ để đi trả lại nên đi trả nợ giúp chú", chị bày tỏ.
Chỗ dựa tin cậy của tuổi trẻ Trong những ngày này, mỗi cán bộ đoàn, ĐVTN Chi đoàn Đại đội 5, Liên chi đoàn Tiểu đoàn 2, Đoàn cơ sở Lữ đoàn Pháo binh 40 (Quân đoàn 3) đang phấn khởi thi đua "huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm" chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các mô hình, cách làm hay như:...