Huyết trắng nhiều, nên đi khám phụ khoa
Tôi bị huyết trắng khá nhiều, không ngứa, không có mùi, màu hơi vàng và dai. Tôi đi khám bác sĩ đã cho thuốc uống và đặt âm đạo nhưng vẫn không hết. Tôi bị bệnh gì và phải điều trị ra sao? Hiện tôi đã có gia đình, có con. (minhtruc123)
Trả lời:
Huyết trắng có 2 loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.
Video đang HOT
Với huyết trắng bệnh lý thường do một hoặc nhiều tác nhân gây ra: nấm, trùng roi, lậu cầu, vi khuẩn gardnerella vaginalis… gây các triệu chứng khó chịu như: nóng rát, ngứa, có mùi hôi, có thể kèm tiểu gắt, giao hợp đau…
Riêng huyết trắng sinh lý thường liên quan đến chu kỳ kinh. Vào ngày rụng trứng, thường là giữa kỳ kinh với chu kỳ 28 ngày, dịch âm đạo nhiều, trong và dai, không gây triệu chứng khó chịu gì.
Có những trường hợp như polype cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung cũng gây ra huyết trắng nhiều và không ngứa.
Với huyết trắng bệnh lý cần điều trị đúng tác nhân gây bệnh: nấm, trùng roi, lậu… bằng các loại thuốc đặc trị. Những viêm nhiễm do lây truyền qua đường tình dục cần điều trị cho cả bạn tình.
Nếu bị huyết trắng sinh lý chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm.
Với polype, viêm lộ tuyến, ung thư cần điều trị tùy vào nguyên nhân.
Bạn đã điều trị bằng thuốc uống và đặt nhưng không khỏi, cần phải khám lại để xác định nguyên nhân, từ đó việc điều trị có hiệu quả hơn.
Theo Alo
Bao lâu mới có thai trở lại sau khi ngừng tránh thai?
Thời gian để bạn có thể thụ thai tốt nhất sau khi dừng các biện pháp tránh thai phụ thuộc vào biện pháp tránh thai mà bạn đang sử dụng.
Khả năng thụ thai của bạn giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ tuổi 25. Sức khỏe không tốt và chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
Vì vậy, sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, bạn hãy đợi chu kỳ kinh nguyệt của mình đi vào chu kỳ đều đặn, thì khả năng có thai sẽ cao hơn. Với mỗi biện pháp thì thời gian này sẽ khác nhau.
Phương pháp "chướng ngại vật": Bạn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng sử dụng phương pháp này. Phương pháp chướng ngại vật bao gồm màng ngăn, bao cao su, bọt, xốp diệt tinh trùng, thuốc đặt âm đạo.
Phương pháp liên quan đến hooc môn: Bao gồm: thuốc tránh thai, miếng dán. Những phương pháp này có chứa cả estrogen và progestin (hai loại hooc môn giới tính duy trì thai). Bạn có thể mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng các phương pháp tránh thai liên quan đến hoocmon nếu bạn sử dụng liều thường hoặc liều thấp.
Có khoảng một nửa phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai và hầu hết phụ nữ mang thang trong vòng 12 tháng sau khi ngừng dùng thuốc.
Phương pháp chỉ liên quan đến hooc môn Progestin: Bao gồm: thuốc tránh thai, cấy mô (như Implanon), tiêm thuốc tránh thai (Depo-Provera). Với phương pháp cấy mô, bạn có thể mang thai ngay sau khi lấy mô ra. Với phương pháp tiêm thì bạn có thể đợi từ 3 đến 18 tháng.
Với loại thuốc tránh thai chỉ liên quan đến progestin hay còn gọi là "thuốc mini" thì hầy hết các phụ nữ đều có thể mang thai trong vòng 6 tháng sau khi dừng sử dụng thuốc.
Nếu bạn dừng uống thuốc tránh thai chưa được bao lâu mà bạn đã mang thai thì bạn cũng không nên lo lắng. Sử dụng thuốc uống tránh thai ngay trước khi mang thai sẽ không tăng nguy cơ bị sảy thai hay những vấn đề rắc rối với thai nhi.
Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều thì bạn sẽ khó có khả năng có thai hơn.
Vòng tránh thai (IUDs): Với cả vòng xoắn ngừa thai và vòng tránh thai liên quan đến hoomon, thì bạn sẽ có khả năng thụ thai ngay trong kỳ kinh đầu tiên sau khi tháo vòng ra.
Theo Alo
Những cách tránh thai ngờ nghệch của giới trẻ Thay vì dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai..., nhiều bạn trẻ lại chọn cách đầy rủi ro như chỉ quan hệ bên ngoài. Thậm chí, có bạn gái còn dùng nước coca rửa hoặc vắt chanh vào vùng kín sau khi quan hệ để tránh thai. Nhiều bạn trẻ vẫn còn thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai Kết...