Huyết áp cao, phải làm gì để tránh đột quỵ?
Bác sĩ cho tôi hỏi tuổi 42 liệu có dễ bị đột quỵ không? Việc thường xuyên đau đầu, buồn nôn có phải là hiện tượng cảnh báo bệnh?
Làm cách nào để tránh đột quỵ khi huyết áp ở mức 140/100 mmHg, có khi lên đến 160/120 mmHg. Có thể uống thuốc gì để phòng tránh đột quỵ? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyen Vinh Tu)
Ảnh: livescience
Trả lời:
Chào bạn!
Bạn phân vân ở độ tuổi 42 liệu có bị đột quỵ không. Tôi xin trả lời rằng, ở tuổi trung niên là lứa tuổi bắt đầu có nguy cơ đột quỵ, tuy tuổi chỉ là một yếu tố trong các yếu tố nguy cơ kinh điển.
Có thể kể một số yếu tố nguy cơ kinh điển như tuổi, tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, đặc biệt với giới tính nam thì nguy cơ xảy ra cao hơn. Nói chung, người nào càng nhiều yếu tố nguy cơ trên thì càng có khả năng dễ bị đột quỵ và bệnh thiếu máu cơ tim.
Video đang HOT
Đối với triệu chứng nhức đầu, buồn nôn có thể xảy ra ở bệnh nhân đột quỵ nhưng vẫn có thể ở bệnh lý khác.
Để tránh đột quỵ, bạn nên uống thuốc hạ áp thường xuyên và duy trì tình trạng huyết áp 140/90 mmHg, điều chỉnh cách sống như thường xuyên tập thể dục phù hợp với tuổi, sức khỏe. Cần điều trị bệnh đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá nếu có.
Bạn nên dùng thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, thuốc hạ đường máu kèm với thuốc kháng tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel… Đây là cách thức điều trị làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ của đột quỵ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em _ Khoa Nội Tim Mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo VNE
Kiểm soát huyết áp qua ăn uống
Cứ 3 người lớn thì có một người bị huyết áp cao và có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Quế - Ảnh: Đ.N.Thạch
Trang tin Healthmeup.com dẫn nguồn từ tiến sĩ Sharad Kasarle, một chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe Ấn Độ, cho biết một số thực phẩm có thể giúp ngăn chỉ số huyết áp "phi mã".
- Theo nghiên cứu mới được trình bày tại một hội nghị y khoa tại Washington (Mỹ), những người hay ăn sữa chua ít có nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, suy tim sung huyết, tổn thương thận hoặc mù.
- Nước dừa rất giàu kali, chất điện giải và các dưỡng chất quan trọng khác. Nước dừa được chứng minh giúp giảm huyết áp đáng kể.
Nước dừa - Ảnh: Hạ Huy
- Những ai lo ngại huyết áp cao có thể bổ sung a xít béo omega 3, có trong cá nhiều dầu, dầu cá. Loại a xít béo này cũng giúp giảm mỡ trong máu triglyceride.
- Tỏi có chứa allicin, một chất có tính kháng khuẩn, chống ô xy hóa, giảm chất béo và chống tăng huyết áp. Các nghiên cứu chứng minh ăn tỏi làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
Tỏi - Ảnh: Thái Nguyên
- Hành tây có chứa quercetin, một chất chống ô xy hóa có tác dụng ngừa bệnh tim và đột quỵ.
- Ăn quế giúp giảm huyết áp cũng như kích thích lưu thông đường huyết.
- Uống trà xanh có tác dụng kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tắc động mạch.
- Chiết xuất từ hạt nho với oligomeric proanthocyanidins (OPC) có thể làm giảm huyết áp cao.
- Thường xuyên ăn đu đủ khi bụng đói, trong vòng 1 tháng cũng có thể làm giảm huyết áp cao.
Theo TNO
Chống béo phì bằng tỏi sống Tỏi sống được xem là loại thuốc thiên nhiên khi không chỉ giúp giảm cholesterol, chống ung thư, tiểu đường, viêm khớp, bệnh Alzheimer mà còn giúp giảm cân. Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: shutterstock Giảm cân Theo healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, tỏi hoạt động như một chất ức chế...