Huyện Yên Định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Xác định đào tạo nghề (ĐTN) gắn với giải quyết việc làm góp phần hiệu quả vào chính sách an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế, những năm qua, huyện Yên Định luôn ưu tiên công tác ĐTN, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện lên 75,5% năm 2020.
Một lớp học nghề may công nghiệp ở xã Quý Lộc (tháng 12-2020).
Thực hiện kế hoạch của tỉnh về công tác ĐTN cho lao động nông thôn, hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với hội nông dân, hội phụ nữ, huyện đoàn và các xã, thị trấn khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động. Dựa trên cơ sở khảo sát, các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo. Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện để lựa chọn các nghề truyền thống, các nghề phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng thu hút nhiều lao động ở nhiều nơi làm việc. Thông qua hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng cho người dân lựa chọn nghề. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo quản lý, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS và THPT; đẩy mạnh việc thực hiện phân luồng học sinh sau THCS theo Đề án 522 của Chính phủ nhằm tăng tỷ lệ học sinh tham gia học nghề, tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm…
Là đơn vị chủ lực trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và dạy văn hóa, dạy nghề cho học sinh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Định không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ông Lưu Duy Hưng, giám đốc trung tâm, cho biết: Với mô hình vừa dạy văn hóa, vừa kết hợp với liên kết ĐTN, hiện nay, trung tâm có hơn 500 học sinh đang theo học, hằng năm cung cấp từ 150 – 200 học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề chính quy vào thị trường việc làm. Để dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho học sinh sau đào tạo, cũng như cung cấp cho thị trường nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Công nghệ kinh tế và chế biến lâm sản để ĐTN gia công, thiết kế các sản phẩm mộc, kỹ thuật điêu khắc gỗ, quản trị mạng máy tính… Riêng với nghề mộc, điêu khắc gỗ đơn vị sẽ bảo đảm đầu ra và thu nhập cho 100% học sinh sau khi ra trường.
Nhận thấy nghề điện công nghiệp, may công nghiệp, thiết kế thời trang rất thiết thực, bảo đảm đầu ra cho học sinh, bởi trên địa bàn huyện có tới 3 doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH May TANHSU thuộc Tổng Công ty may Tiên Sơn, Công ty TNHH Giày Alena Việt Nam, Công ty TNHH Dệt kim Jasan Thanh Hóa có nhu cầu số lượng lớn lao động; trung tâm đã phối hợp với Trường Cao đẳng Bách khoa Việt Nam dạy nghề may công nghiệp và điện công nghiệp. Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với Trường Trung cấp Công nghệ và Y dược Miền Trung dạy tiếng Nhật và công nghệ thông tin cho người học. Hiện 2 nghề này thu hút gần 100 học sinh, hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Việc liên kết đào tạo của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên đã góp phần hiệu quả vào giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, công tác ĐTN cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 cũng được huyện chú trọng. Theo bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, qua khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và căn cứ tình hình thực tế, huyện đã lựa chọn các ngành nghề thiết thực để đào tạo. Trong thời gian 3 tháng học nghề, người lao động sẽ vừa học, vừa thực hành, sau khi học xong được hỗ trợ tạo việc làm và được chính các doanh nghiệp tại địa phương như doanh nghiệp tư nhân Vĩ Thủy (xã Định Tường), doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy (xã Định Bình), Công ty TNHH MTV Dân Thắng (xã Định Tường) tuyển dụng hoặc nhận bao tiêu sản phẩm. Với các lớp chuyển giao khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi thú y… sau khi học nghề, nhiều lao động đã đứng ra thành lập tổ sản xuất: trồng ớt xuất khẩu, sản xuất lúa giống, sản xuất lúa chất lượng, nuôi cá, nuôi lợn, gà, vịt… Những đơn vị tham gia chương trình ĐTN cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Cùng với ĐTN tại trung tâm và tổ chức các lớp tập trung ĐTN cho lao động nông thôn, huyện Yên Định còn khuyến khích người dân tham gia các hình thức đào tạo khác như truyền nghề, đào tạo lại, đào tạo bổ sung thêm kiến thức hoặc tay nghề. Từ đó giúp người lao động có việc làm ổn định, thích ứng với công việc, yêu cầu, điều kiện, môi trường làm việc trong thời đại công nghiệp 4.0.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn: Địa chỉ tin cậy trong dạy nghề và học văn hóa
Xác định đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu xã hội, những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Triệu Sơn đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác, đào tạo các ngành nghề sát với nhu cầu thực tế, giúp nhiều lao động nông thôn "ly nông không ly hương" có việc làm và thu nhập khá.
Giờ học thực hành tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn.
Được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm GDTX huyện Triệu Sơn (năm 2017), Trung tâm GDNN - GDTX huyện đã phát huy tối đa cơ sở vật chất, nhân lực hiện có để đảm nhiệm tốt chức năng đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn nghề thông qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể, tư vấn trực tiếp... giúp người lao động thấy rõ được lợi ích của việc học nghề để lựa chọn, đăng ký các nghề theo nhu cầu, năng lực của mỗi người. Trung tâm cũng luôn chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian thực hành, trang bị cho người học các kiến thức về kinh doanh, luật lao động, an toàn lao động và kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng làm việc theo tổ nhóm. Trung tâm còn chú trọng đào tạo nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và tạo điều kiện tìm kiếm việc làm tốt nhất cho học viên.
Từ năm 2012 đến nay, trung tâm đã liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội như: May công nghiệp, công nghệ ô tô, nấu ăn, điện lạnh, điện dân dụng, hàn, điện tử, mộc, khảm trai, trồng rau an toàn... Hiện, trung tâm đang mở 26 lớp trung cấp nghề với 835 học viên, các lớp nghề được nhà trường liên kết với các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh để cấp bằng tốt nghiệp cho học viên như các trường: Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, Cao đẳng Nghề Hà Nam, Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa, Cao đẳng Lilama 1, Cao đẳng Bách khoa Việt Nam. Đây là những đơn vị đào tạo nghề có uy tín và chất lượng đào tạo tốt của quốc gia. Tham gia các lớp đào tạo nghề và theo học các lớp văn hóa tại trung tâm, học sinh vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có bằng trung cấp nghề. Học viên của trung tâm sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tiếp tục học cao đẳng, đại học; được giới thiệu việc làm tại các công ty hoặc được giới thiệu đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Đức... với chi phí thấp nhất. Qua đó, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí cho gia đình và xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay. Không chỉ có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhiều học viên sau khi tốt nghiệp có bằng nghề tại trung tâm đã lập nghiệp trên chính quê hương mình, như mở các cửa hàng kinh doanh, các công ty, các tổ sản xuất cho thu nhập ổn định, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn và thực hiện mục tiêu "ly nông không ly hương" góp phần xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh.
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong những năm học vừa qua, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn đạt được nhiều kết quả khích lệ trong công tác đào tạo văn hóa và học nghề cho học sinh trên địa bàn huyện. Mặc dù chất lượng đầu vào của học sinh thấp hơn so với các trường THPT trên địa bàn huyện; song phát huy tính chủ động, sáng tạo gương mẫu, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy văn hóa nên nhiều năm liên tục, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn luôn đứng ở vị trí thứ nhất và thứ nhì toàn tỉnh về chất lượng thi học sinh giỏi các môn văn hóa và giáo viên dạy giỏi khối GDTX. Kết quả tuyển sinh đầu vào lớp 10 hàng năm luôn duy trì từ 250 học sinh trở lên, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn đạt tỷ lệ 95% trở lên.
Đặc biệt, để động viên, khích lệ kịp thời những học sinh vượt khó, học giỏi; giáo viên có thành tích trong giảng dạy, trung tâm đã thành lập quỹ học bổng và nhận được sự ủng hộ, đóng góp của cán bộ, giáo viên và các phụ huynh có lòng hảo tâm. Đến nay, quỹ học bổng của Trung tâm GDNN - GDTX Triệu Sơn luôn duy trì ở mức hơn 60 triệu đồng. Hàng năm đã trao thưởng cho học sinh diện nghèo vươn lên trong học tập, học sinh và giáo viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngoài chế độ miễn giảm theo quy định, trung tâm còn miễn và giảm các khoản đóng góp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; cấp học bổng cho những học sinh có thành tích trong học tập, mỗi suất 5 triệu đồng/1 năm; tặng quà cho những học sinh nghèo vươn lên trong học tập.
Dù còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu, một số nghề thiết bị phục vụ thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu, song với quyết tâm vượt khó vươn lên, thời gian tới, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Triệu Sơn tiếp tục khảo sát dự báo, nhu cầu học nghề tại các địa phương, lựa chọn nghề phù hợp với từng thôn, làng và năng lực của từng đối tượng tham gia học nghề, tạo việc làm tại chỗ. Đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề; tập trung nguồn lực để tăng số lớp, số học viên tham gia học nghề theo hướng chất lượng, hiệu quả; phấn đấu trên 90% học viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay. Qua đó, trung tâm thực sự trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo nghề và học văn hóa cho học sinh trên địa bàn huyện.
Yên Bái: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đào tạo nghề cho 78.750 lao động nông thôn, đạt 126,4% so với kế hoạch, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho trên 18.000 lao động mỗi năm, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động được nâng lên. Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án...