Huyện Vĩnh Lộc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực
Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những đột phá quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.
Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Vĩnh Lộc chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về Chương trình Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2016-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đến cán bộ chủ chốt trong toàn huyện; chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng đội ngũ và đổi mới công tác cán bộ, giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị đã bám sát triển khai thực hiện như: UBND huyện đã ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, pháp luật và kỹ năng thực thi công vụ hàng năm cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã; Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện; Trung tâm Chính trị huyện xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên…
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là giải pháp hàng đầu được huyện Vĩnh Lộc quan tâm thực hiện. Đến nay, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng thư viện, các phòng học bộ môn đạt chuẩn. Năng lực quản lý, sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đảm bảo về số lượng, cơ cấu theo quy định; trình độ đào tạo trên chuẩn nâng lên, trong đó: Mầm non 99%, tiểu học 90%, THCS 97%, THPT 33%. Tính đến năm 2020, toàn huyện có 41/47 (đạt tỷ lệ 87,23%) trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng thư viện, các phòng học bộ môn đạt chuẩn.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được Vĩnh Lộc xác định thực hiện từ các nhiệm vụ chính là: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nền kinh tế của huyện và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC được huyện Vĩnh Lộc quan tâm chú trọng và thực hiện đa dạng hóa với nhiều loại hình đào tạo. Bên cạnh việc khuyến khích CBCCVC tự học nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng được vị trí việc làm, hằng năm huyện thường xuyên phối hợp mở các lớp bồi dưỡng trình độ lý luận, trang bị kiến thức về công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, lý luận chính trị cho đội ngũ CBCCVC; cử cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị… Đến nay, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định trong việc xây dựng nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trước khi bổ nhiệm ngạch, hoặc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Lộc quan tâm đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nền kinh tế của huyện và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Giai đoạn 2016-2020, huyện Vĩnh Lộc đào tạo, cung ứng nhân lực có trình độ từ dạy nghề dưới 3 tháng đến trình độ cao đẳng nghề cho 1.118 người với các ngành nghề: Trồng rau an toàn, chăn nuôi và phòng dịch cho gà, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xây dựng, cơ khí, may trang phục, chổi đót, sửa chữa máy công nghiệp… Huyện tổ chức đào tạo 3 khóa khởi sự doanh nghiệp cho 300 học viên; bồi dưỡng 3 khóa doanh nhân cho 240 học viên. Thông qua các khóa đào tạo nâng cao hiểu biết về kiến thức cần thiết về quản lý điều hành doanh nghiệp, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, những nhân tố cần và đủ cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân.
Qua 5 năm thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều chuyển biến tích cực. 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ gìn được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực thực thi công vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của địa phương, đơn vị. Bước đầu hình thành đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao, kể cả lao động nông thôn được nâng lên, cơ bản nắm bắt và vận dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Vĩnh Lộc hoạt động có hiệu quả, cùng với sự gia tăng về số lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên, tạo việc làm, thu nhập cho lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của huyện.
Cần phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh ta sẽ tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX vừa qua, các huyện miền núi đã chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.
"Điểm sáng" Sơn Hà
Huyện Sơn Hà là địa phương tiêu biểu điển hình trong thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Không đơn giản để huyện vùng cao Sơn Hà được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện thoát nghèo, mà đó là thành quả của một chặng đường dài vượt khó, quyết tâm thực hiện cho bằng được mục tiêu giảm nghèo bền vững của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà.
Mô hình trồng dưa lưới của người dân huyện Sơn Hà. Ảnh: N.VIÊN
Theo chia sẻ kinh nghiệm của Huyện ủy Sơn Hà, huyện đã triển khai đồng bộ nhóm giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hà đã kịp thời cụ thể hóa, ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả. Trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (2010 - 2015 và 2015 - 2020), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản; xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sơn Hà, giai đoạn 2009 - 2020 để làm cơ sở triển khai thực hiện...
Nhiều bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Hà là bài học giá trị không chỉ cho địa phương miền núi này, mà cho cả các huyện vùng cao trong tỉnh, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tạo "cú hích" phát triển đối với vùng miền núi.
Theo đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành tiêu chí quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; giải quyết việc làm, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân nghèo, trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro.
Cùng với đó là, tăng cường kiểm tra, giám sát và đặc biệt coi trọng việc giám sát cộng đồng, đảm bảo các khoản hỗ trợ phải được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Phát huy vai trò, ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân, hỗ trợ có điều kiện tham gia đối ứng của người dân, hạn chế hỗ trợ hoàn toàn, để tránh sự trông chờ, ỷ lại và nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng các nguồn lực được hỗ trợ từ Nhà nước.
Tại huyện miền núi Ba Tơ, Đảng bộ huyện cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Tơ cũng đã thẳng thắn nhận định, công tác giảm nghèo bền vững của huyện vẫn còn những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, trong thời gian tới huyện sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững; tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thôn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ, thuyết phục người dân nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo...
Huyện Nông Cống thiết thực đưa nghị quyết vào cuộc sống Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Nông Cống đã nhanh chóng triển khai Chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội. Theo đó, các cấp, các ngành và từng cán bộ chủ chốt được quán triệt phải có quyết tâm hành động, bắt...