Huyện Thường Tín: Quan tâm bố trí kinh phí cho xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
3 năm triển khai thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được các cấp ủy Đảng huyện Thường Tin quan tâm thực hiện.
Năm 2017 nguồn kinh phí cho công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 175,6 triệu đồng. Năm 2018 là 195 triệu đồng và năm 2019 là 215 triệu đồng.
Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho hay, việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã có tác động tích cực đến hoạt động của chính quyền các xã, thị trấn.
Theo đó, việc rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời qua việc tự đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật còn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của các bộ, công chức cấp xã.
Qua triển khai xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, công dân được đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền của mình.
Việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng là động lực góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đó là cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân thôn, trong đó có văn hóa pháp luật. Giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh tại cộng đồng dân cư. Đề cao vai trò của người dân trong quản lý xã hội, góp phần giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội để nông thôn mới phát triển bền vững và toàn diện.
Ngoài ra, thông qua việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các tổ chức, cá nhân sẽ được đảm bảo thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền như: Quyền tiếp cận thông tin pháp luật, được bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã đúng quy định.
Video đang HOT
Năm 2017 – năm đầu triển khai việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật huyện Thường Tín mới chỉ có 5/29 xã đạt chuẩn thì năm 2018 đã có 24/29 xã, thị trấn đạt chuẩn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, đánh giá xã thị trấn đạt chuẩn tiếp cận trên địa bàn huyện Thường Tín cũng còn nhiều vướng mắc, khó khăn. “Xây dựng, đánh giá xã thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là công tác đòi hỏi cán bộ công chức tham mưu phải có kiến thức chuyên sâu, tổng quát về hệ thống pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong khi một số nơi cán bộ còn yếu, thiếu, chưa nắm rõ được vai trò, tầm quan trọng của công tác này…
Thêm vào đó, “công tác phối hợp triển khai ở một số xã còn mặc định việc tham mưu và thực hiện công tác xây dựng, đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là của cán bộ tư pháp. Việc đánh giá một số chỉ tiêu, tiêu chí còn mang tính khách quan, hình thức”, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy thông tin.
Bước sang giai đoạn 2020-2025 huyện Thường Tín cho biết, sẽ khắc phục khó khăn, phấn đấu có 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hàng năm sau khi đánh giá sẽ đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. Bảo đảm xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững, không chạy theo thành tích.
Nguyên An
Theo PL&XH
Bỏ lúa trồng hoa đào, nông dân Thường Tín có thu nhập mơ ước
Sau 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Thường Tín (Hà Nội) đã có 24/28 xã được công nhận đạt chuẩn. Năm 2019, huyện tập trung mọi nguồn lực giúp các địa phương còn lại "cán đích".
Nhiều điểm sáng
Từ 3 tiêu chí đạt và cơ bản đạt là điện, bưu điện và nhà ở (năm 2012), sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, diện mạo xã Nguyễn Trãi giờ đây đã thay đổi rõ rệt, đời sống của nhân dân được nâng cao, 9/9 thôn được công nhận danh hiệu làng văn hóa... Kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của xã đạt trên 43 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,97%.
Đến hết năm 2018, cùng với xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín còn có 4 xã khác là Văn Tự, Vân Tảo, Hiền Giang và Dũng Tiến cũng về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện lên 24/28 xã.
Còn tại xã Vân Tảo, dù đã đạt chuẩn NTM, nhưng chính quyền và nhân dân đã xác định không dừng lại. Theo Bí thư Đảng ủy xã Vân Tảo Bùi Công Thản, xã đang tiếp tục công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường với mục tiêu xây dựng xã Vân Tảo đạt chuẩn NTM nâng cao.
Người dân cắt tỉa, tạo tán cho các gốc đào cổ thụ trước khi đưa đi trồng ở xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, TP.Hà Nội). (ảnh: Hải Đăng)
Được biết, Vân Tảo là một trong những xã có bước phát triển nhanh về nông nghiệp, trong đó phải kể tới việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa đào, với gần 1.000 hô tham gia trồng trên diện tích hơn 100ha, tâp trung chu yếu tai thôn Đông Thai va Nôi Thôn.
Theo tính toan sơ bộ của xã Vân Tảo, mỗi ha trồng hoa đao mang lại thu nhâp trung bình tư 900 triệu đến 1,2 ty đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đã góp phần tăng thu nhập, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 0,78%.
Phấn đấu nâng chuẩn
Hiện, toàn huyện Thường Tín đang tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất của người dân; vận động các hộ sản xuất, các trang trại liên kết, chuyển đổi ruộng đất để hình thành các khu nông nghiệp tập trung, thuận lợi cho sản xuất.
Thường Tín đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa ở các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; Vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; Vùng cây ăn quả tại các xã Chương Dương, Tự Nhiên; Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến... Trong năm 2019, Thường Tín đang phấn đấu đưa 4 xã còn lại là Hòa Bình, Tiền Phong, Thư Phú, Lê Lợi đạt chuẩn, nâng tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM lên 100%. Cả 4 xã này đều là những xã khó khăn nhất của huyện trong thực hiện chương trình xây dựng NTM và hiện mới đạt từ 15 - 16 tiêu chí/xã.
Ông Hoàng Văn Thắng - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bình cho hay, để về đích NTM trong năm 2019, xã đang huy động các nguồn lực để thực hiện 2 tiêu chí chưa đạt. Cụ thể, đối với tiêu chí trường học, xã đang đầu tư xây dựng trường mầm non trung tâm ở thôn Quần Hiền và xây dựng mở rộng trường THCS Hòa Bình.
Đối với tiêu chí về vệ sinh và an toàn thực phẩm, xã đã có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề thực hiện các quy định về môi trường.
Ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng huyện và các xã xác định quyết tâm đạt mục tiêu đưa 4 xã còn lại về đích NTM trong năm 2019, trở thành huyện NTM vào năm 2020.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ông Huy cho biết, huyện sẽ tập trung đôn đốc các xã hoàn thiện và giữ vững các tiêu chí mềm, đặc biệt là 4 xã đang phấn đấu về đích. Bên cạnh đó, huyện sẽ bố trí nguồn vốn các dự án trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các xã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu, về đích đúng hẹn.
Theo Danviet
Dấu hiệu khuất tất việc thầu bến đò Dấp tại Thường Tín, Hà Nội Trong đơn gửi Báo Pháp luật Việt Nam, một số người dân thôn Giáp Long, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội phản ánh: Khoảng hơn 10 năm trước đây, UBND xã Thống Nhất đã giao thầu khai thác bến đò Dấp với giá khoảng hơn 200 triệu đồng/năm cho hộ ông Nguyễn Văn Toàn. Bến đò Dấp Tuy nhiên, từ đó...