Huyền thoại Thanh Nga: Mong muốn một điều, chưa làm được thì qua đời ở tuổi 36
“Mong muốn của chị Thanh Nga là đi diễn ở miền Bắc một lần, cũng chuẩn bị đi, nhưng chưa diễn được thì đã qua đời” – nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân chia sẻ.
Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân được biết tới là một cô đào cải lương nổi tiếng trong thập niên 70, từng hát chung vở cải lương kinh điển Tiếng trống Mê Linh với huyền thoại Thanh Nga.
Tại chương trình The Jimmy TV tuần này, nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân đã chia sẻ về kỷ niệm với Thanh Nga.
Hà Mỹ Xuân và Thanh Nga
Bà nói: “Tôi không biết mình ‘nhiễm’ chị ba Thanh Nga từ hồi nào nhưng tôi rất quý cái nghề của chị. Chị ba rất có duyên với sân khấu, chỉ cần bước ra là khán giả mê mệt.
Trong tuồng Tiếng trống Mê Linh, hai chị em tôi diễn vô cùng ăn ý với nhau, chị ba vai Trưng Trắc, tôi vai Trưng Nhị. Lúc hát tuồng đó, tôi cũng nghiên cứu một chút. Sau này, một số khán giả có trình độ hỏi rằng, tại sao Hà Mỹ Xuân và Thanh Nga hát hai vai trong tuồng rất hợp với nhau, không thể thay thế?
Họ bảo rằng, chị ba diễn rất ra dáng người lãnh đạo điềm tĩnh, còn tôi thì rất nhiệt huyết, háo thắng, lúc nào cũng máu lửa trong người. Tôi nghe khán giả nhận định mà ngộ ra nhiều thứ. Chị Thanh Nga nói những câu rất nhẹ nhàng, sâu sắc để chỉ bảo tôi.
Video đang HOT
Skip
Khán giả nói rằng, rất khó để có thể diễn lại tuồng Tiếng trống Mê Linh sau này vì không tìm được hai nghệ sĩ nào hợp vai như tôi và chị Thanh Nga, dù cho nghệ sĩ đó có nổi tiếng, giỏi hơn tôi.
Có lẽ do lúc đó tôi còn trẻ, hợp tuổi nhân vật, lại có gương mặt giống chị Thanh Nga, nên khán giả dễ chấp nhận hơn và đóng đinh trong lòng khán giả.
Lần đó chúng tôi thu vở tuồng này hoàn toàn là hát live, tới giờ tôi cũng biết hát nhép. Tôi và chị Thanh Nga cứ hát và thu trực tiếp, thu liên tục, hết một màn mới ngưng để người ta đổi cảnh. Vở tuồng kéo dài hơn hai tiếng mà chỉ có 3 màn, tức là mỗi màn phải hát live liên tục gần tiếng đồng hồ.
Mong muốn của chị Thanh Nga là đi diễn ở miền Bắc một lần, cũng chuẩn bị đi, nhưng chưa diễn được thì đã qua đời.
Lúc chị Thanh Nga qua đời, tôi phải đi diễn thế hết các vai của chị ở ngoài miền Bắc.
Chị Thanh Nga ở ngoài dễ thương lắm và cũng hài hước, vui vẻ, tếu táo, chứ không nghiêm nghị như trên sân khấu.
Ngày đó, tôi rời đoàn Thanh Minh Thanh Nga nên chị ba cũng giận tôi. Tôi bảo chị ba: “Em cũng hoàn cảnh lắm mới làm vậy, chị ba thương em”. Chị Thanh Nga chỉ nói một câu: “Em biết chị thương em cỡ nào rồi”.
Sau khi chị Thanh Nga mất, tôi thay chị ra Bắc diễn, đêm nào cũng nằm mơ thấy chị. Lần nào tôi về đoàn Thanh Minh Thanh Nga là cũng gặp chị trong mơ. Tôi không tin dị đoan nhưng tâm linh là phải có. Một phần do tôi nghĩ về chị Thanh Nga quá nhiều nên diễn rất tự nhiên nhưng vẫn có hình bóng chị ba dù tôi không hề cố gắng bắt chước theo chị”.
Một nữ nghệ sĩ U80 xin lỗi nhiều đồng nghiệp vì nói điều mất lòng: "Tôi nói thẳng luôn"
"Cái này có thể mất lòng nhiều người nhưng cá nhân tôi là vậy" - nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân chia sẻ.
Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân được biết tới là một cô đào cải lương nổi tiếng trong thập niên 70, từng hát chung vở cải lương kinh điển Tiếng trống Mê Linh với huyền thoại Thanh Nga.
Tại chương trình The Jimmy TV tuần này, nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân đã thẳng thắn chia sẻ về quan điểm nghề nghiệp của mình.
Hà Mỹ Xuân và Thanh Nga
Bà nói: "Quan điểm của tôi là không diễn ở những sân khấu khán giả vừa ăn vừa coi hát. Nghệ sĩ cũng phải đi làm kiếm tiền, hát cũng phải có tiền thù lao nhưng đem tiền thù lao đó đi bán nghệ thuật, tôi không làm.
Nhiều người không đồng tình với tôi nhưng mỗi người một suy nghĩ. Với người ta, đời sống của họ là phải đi hát kiếm sống, không đi hát biết kiếm sống ra sao. Nhưng tôi không đồng tình với điều đó, chẳng thà tôi đi làm nghề khác chứ không đi hát kiểu khán giả ngồi ăn bên dưới.
Ví dụ, bây giờ tôi vào nhà hàng hát, khán giả ngồi dưới ăn uống, uống rượu chứ đâu quan tâm nghệ sĩ hát trên sân khấu. Nghệ sĩ hát cải lương trên sân khấu rất cảm xúc, truyền đạt từ cái buồn tới giận dữ, khóc lóc, nhưng khán giả ngồi dưới cứ ăn uống, cụng ly với nhau đâu có để tâm. Người ta đang ăn uống vui vẻ tự nhiên nhìn lên sân khấu thấy tôi khóc lại tưởng tôi khùng.
Vì thế, tôi không chấp nhận việc đi hát nhà hàng, hát tiệc, tôi không thích. Xin lỗi nhiều nghệ sĩ khác vì mỗi người một suy nghĩ, cách sống. Chẳng thà tôi đi rửa chén còn hơn đi hát nhà hàng. Đã đi hát là phải ở sân khấu đàng hoàng.
Chị Liên nhiều khi không đồng tình với tôi, nói rằng: Sao mày khó quá, Tổ nghiệp còn cho hát mà không hát.
Tôi bảo rằng tôi vẫn hát, hát ở đâu cũng được, đứng dưới đất hát cũng được nhưng khán giả phải ngồi yên, chú ý vào vở hát, chú ý vào nghệ sĩ đang hát, thì tôi mới chấp nhận bỏ công sức ra. Tôi bỏ công sức ra hát mà không ai chú ý thì tôi đi làm nghề khác cho xong, đứng hát làm gì.
Tôi làm nghề gì cũng được nhưng buôn bán nghệ thuật thì không làm được. Tôi nói thẳng luôn. Cái này có thể mất lòng nhiều người nhưng cá nhân tôi là vậy.
Hôm đó tôi hát tuồng Bông hồng cài áo trong chùa, cũng nói với khán giả rằng: Bà con thương chúng tôi thì mới đến đây, chúng tôi cũng hết lòng phục vụ bà con. Nhưng tôi xin một điều, trong giờ trình diễn bà con hãy chú ý tới các anh em trên sân khấu".
Nữ NSƯT đầu tiên được truy tặng danh hiệu sau khi mất: Nhan sắc vạn người mê, được mệnh danh nữ hoàng sân khấu Giọng hát Thanh Nga được đánh giá là vô cùng đặc biệt tuy không quá kỹ thuật nhưng lại mang âm sắc riêng dễ nhận biết, dày và có sức nặng, rất truyền cảm, phù hợp với lối ca tự sự, một mạc, chân phương, chất chứa cảm xúc. Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942 tại...