Huyền thoại Pha Luông
Con đường Tây Tiến vang danh một thời nay vẫn còn đó. Đỉnh Pha Luông sừng sững như thiên đường trong mây. Một ngày nhớ nhà thơ Quang Dũng, nhớ Tây Tiến, ta lang thang đến miền thảo nguyên Mộc Châu nhuộm vàng bởi những bông cúc quỳ hoang dại.
Trong tứ thơ lãng mạn của bản anh hùng ca Tây Tiến, dãy núi Pha Luông, thuộc xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La quanh năm mờ ảo trong sương. Có ai đó từng đến với Pha Luông nói rằng, ngọn núi ấy là nàng công chúa đã được đánh thức sau cơn ngủ dài dằng dặc với mây ngàn. 2 năm trở lại đây, các tour chinh phục Pha Luông đã được chọn như điểm khám phá “quyến rũ” du khách trở về Mộc Châu. Pha Luông không khó chinh phục như đỉnh Fan Xi Păng, không cao bằng đỉnh nóc nhà Đông Dương, song với khoảng 2.000 mét so với mực nước biển cũng đã tạo nên một tiểu khí hậu đặc biệt cho đỉnh núi huyền thoại này.
Chỉ trong một buổi sáng ở đây, ta có thể chứng kiến nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có khi đang nắng trong xanh, bất chợt mây kéo giăng mùng mờ mịt. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc. Ta cứ đắm chìm vào mây, vào cây cỏ thiên nhiên hoang dã, vào những bông hoa dại bắt mắt bên lối đi rồi chẳng thể ngờ ta đã bỏ lại sau lưng những nửa ngày, và bất ngờ ngẩng lên là đã chạm đỉnh Pha Luông vời vợi. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ là mây và mây. Bất chợt, cơn gió bắt mây trắng về trời, để lại ta với cỏ cây hoang dại và bản Hin Pén hiện ra trước mắt. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống là chủ yếu. Cuộc sống của họ vẫn cứ giản đơn như bao đời qua, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu cho mình uống đã cho ta những cảm nhận thật đặc biệt.
Khi mây tan cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên.
Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hoá tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối, và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách.
Video đang HOT
Theo ANTD
Gian nan vượt rừng tìm chữ
Hàng chục năm nay, các em nhỏ vùng cao ở Hang Còi (bản Đá Còi, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) phải gùi theo gạo, sách vở, áo quần... băng khe suối, vượt hàng chục km đường rừng heo hút để học lấy chữ Bác Hồ, gieo ước mơ thoát nghèo.
Trèo đèo, lội suối ra trung tâm trọ học
Hang Còi thuộc xã miền biên Ngân Thủy, nằm lọt thỏm giữa núi rừng hùng vỹ của dãy Trường Sơn. Bao đời nay, người dân nơi đây phải đi bộ hàng chục km đường rừng, lội qua con nước khe suối Rào Đá hung dữ mới ra được tận trung tâm xã. Đời sống người dân còn nghèo khó, điều kiện đi lại khó khăn, chính vì thế việc học tập của con em trong bản cũng trở nên gian nan, vất vả hơn. Để học được chữ Bác Hồ, các em học sinh (HS) phải ra ở trọ nhà người quen cách đó hàng chục cây số đường rừng.
Ông Nguyễn Ba, Bí thư chi bộ bản Đá Còi cho biết, Hang Còi hiện có hơn 30 em HS đang "di trú" ở Rào Đá để học lấy cái chữ. Cứ đầu tuần là các em lại gói gém hành trang gồm ít cân gạo, sách vở, áo quần để vượt hàng chục km đường rừng ra trung tâm bản trọ học. Để học chữ, các em nhỏ học lớp mầm non cũng phải theo chân anh chị băng rừng, lội suối bất chấp hiểm nguy.
Các em học sinh mầm non cũng theo chân anh chị ra Rào Đá trọ học.
Chị Hồ Thị Thủy ở Hang Còi, có 2 đứa con "di trú" ra Rào Đá trọ học, băn khoăn: "Nhiều lúc nghĩ thấy thương các con quá. Người lớn lội suối, băng rừng còn cảm thấy sợ huống chi các cháu còn nhỏ dại như rứa. Nhưng để các con biết cái chữ thì cũng đành phải chịu chứ biết mần răng bây giờ?". Ở Hang Còi, không riêng gì gia đình chị Thủy mà hàng chục gia đình khác cũng đang trong cảnh lo lắng cho chuyện học của con em mình.
Để muốn con thoát khỏi kiếp nghèo, các bậc cha mẹ ở Hang Còi đành phải chấp hiểm nguy cho con vượt hàng chục km đường rừng ra Rào Đá trọ học.
Chia sẻ những khó khăn, vất vả đó, nhiều hộ gia đình ở Rào Đá đã mở rộng tấm lòng chào đón các em HS ở Hang Còi ra trọ học mà không hề lấy một đồng. Không những thế, họ còn nấu cơm cho ăn những lúc các em hết gạo. Điển hình như gia đình anh Hồ Văn Chung. Dù kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng vợ chồng anh Chung đã cho 7 em ở Hang Còi ở trọ miễn phí.
"Nhà tôi rộng lắm nên tiếc chi mà không cho các cháu ở. Tôi luôn xem các cháu như con cháu của mình vậy", anh Chung chia sẻ. Vợ chồng anh Chung cũng có 2 con đang theo học cấp 3 ở trường PTDTNT tỉnh nên anh đã thấu hiểu được cảnh xa nhà trọ học của các em HS ở Hang Còi.
Lớp học "2 trong 1"
Hang Còi cách trung tâm xã Ngân Thủy gần 30 km. Đường xa, đi lại khó khăn nên những năm gần đây, các cấp ban ngành đã đầu tư điểm trường Tiểu học ở Rào Đá nhằm phục vụ công tác dạy học cho HS bậc tiểu học được tốt. Còn đối với HS bậc THCS thì phải lên trung tâm xã, HS bậc THPT phải xuống ở bán trú tại trường PTDTNT tỉnh để theo học.
Để tận mắt chứng kiến sự khó khăn trong công tác dạy và học nơi đây, chúng tôi đã có mặt tại điểm trường Rào Đá. Hiện điểm trường Rào Đá có 6 giáo viên (GV) cắm bản dạy chữ. Điều kiện cơ sở vật chất trường còn nhiều thiếu thốn, chưa có đầy đủ phòng học nên 2 lớp phải học chung trong một phòng. Các thầy cô ở đây thường hay ví von: lớp học "2 trong 1", và GV cũng phải dạy luôn 2 lớp. Gọi là lớp, nhưng thực chất mỗi lớp cũng chỉ có từ 4 đến 10 em, trung bình mỗi GV phụ trách dạy 5 em.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Duy Xuân, dạy lớp ghép 4 - 5, than phiền: Do phải dạy kèm một lúc 2 lớp trong một phòng nên GV gặp rất nhiều khó khăn. Dạy xong lớp này phải quay sang ra bài tập, rồi hướng dẫn cho lớp kia làm. Phòng học được kê 2 cái bảng ở 2 đầu với 2 chương trình khác nhau nên các em bị mất tập trung. Hơn nữa, HS ở đây chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Vân Kiều nên bắt buộc GV phải biết chữ Vân Kiều thì học trò mới hiểu bài. Chính vì thế, chất lượng học tập của các em ít nhiều bị ảnh hưởng.
Lớp học "2 trong 1" ở Rào Đá.
Chia tay các em học sinh nơi miền sơn cước Hang Còi và những GV đang ngày đêm miệt mài cắm bản, gieo ước mơ thoát nghèo cho các em nhỏ vùng cao, chúng tôi mang theo cả những tâm sự cũng như những mong muốn từ đáy lòng của GV và các em HS. Mong rằng các cấp ban ngành quan tâm, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học để cho công tác dạy và học ngày một tốt hơn.
Đăng Đức - Đặng Tài
Theo dân trí
"Sapa" thứ hai trên đỉnh trời Tây Bắc Khởi hành từ thị xã Lai Châu xuôi theo tỉnh lộ 4D, cứ ngược dốc mà leo, mấy chục cây số đường chỉ thấy dốc nối dốc, đèo nối đèo. Con đường như một dải lụa ngoằn ngoèo xuyên qua đại ngàn và những dãy núi đá cao ngất trời sẽ đưa du khách đến với Sìn Hồ. Bạn cũng có thể đến...