Huyền thoại mùa săn máu

Theo dõi VGT trên

Khi đường Hồ Chí Minh rải nhựa phẳng lỳ xẻ dọc dãy Trường Sơn cũng chính là lúc ánh sáng văn minh soi rọi khắp bản làng biên giới. Thế nhưng, lẫn khuất đâu đây giữa đại ngàn, vẫn còn đó những câu chuyện kỳ bí của các tộc người.

Những câu chuyện mãi không phai bởi đó là đời sống tâm linh gắn với sự thăng trầm của những tộc người ấy.

Một trong những câu chuyện ly kỳ nhất giữa đại ngàn Trường Sơn chính là huyền thoại săn máu của tộc người Cơ tu. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào có thể xác định nguồn gốc thật sự của người Cơ tu cũng như tín ngưỡng săn máu xuất phát từ đâu. Vì thế, những câu chuyện xa xăm bên bếp lửa của các già làng hay những tiếng hò reo, những ánh mắt cuồng nhiệt của người Cơ tu trong lễ hội đâm trâu càng làm tục săn máu trở nên huyền ảo.

Huyền thoại mùa săn máu - Hình 1

Khi không còn săn máu người, tộc Cơ tu sẽ phải săn máu bằng lễ đâm trâu

Những trận chiến kinh hoàng

“Tôi đã giết hơn trăm người. Và đâm hai mươi lần lao tôi vào mỗi thân xác Lao của tôi dài, gỗ lao thì dẻo…”

Đó là những câu thơ mà anh lính viễn chinh người Pháp Le Pichon viết trong cuốn “Những người săn máu” đăng trên tạp chí Những người bạn Huế năm 1938. Le Pichon đặt tên cho nó là Bài ca của người chiến binh.

“Những người săn máu” của Le Pichon theo đánh giá không phải cuốn chuyên sâu nghiên cứu văn hóa, nhưng dẫu sao vẫn là những câu chuyện được ghi bằng mắt thấy tai nghe. Chỉ có điều, ông mở đầu bằng việc quy kết người Ka tu (đúng ra là Cơ tu) là tộc người man rợ, chuyên đi săn đầu người, lấy máu là sự thích thú trong cơn cuồng loạn của một tộc người nguyên thủy thì chắc chắn đó là một nhận xét phiến diện. Ít nhất đối với những già làng đầu bạc, trải qua hàng chục biến thiên của núi rừng.

“Lòng kiêu hãnh của đàn ông Cơ tu bây giờ không phải là săn máu người mà là giết được mãnh thú, đem thực phẩm về cho vợ con”. Già Avel

Những lời kể của các già làng giữa đại ngàn Trường Sơn cùng với căn cứ tư liệu để lại, tục săn máu hay còn gọi “giặc mùa” là những chuyến săn đầu, sát hại lẫn nhau giữa các tộc người hoặc các làng (chủ yếu là người Cơ tu săn máu các bộ tộc khác) để thỏa mãn những khao khát tâm linh của họ. Một trong những trận chiến kinh hoàng nhất đó là vào năm 1952.

Trận “giặc mùa” (tên gọi của người Cơ tu đối với tục săn máu) kinh hoàng giữa người Ve ở làng Đăk Nông (Đăk Glei, Kon Tum) và người Cơ tu ở làng Pà Tôi (Nam Giang, Quảng Nam).

Huyền thoại mùa săn máu - Hình 2

Máu – sợi dây giữ người với thần linh

Chuyện kể, làng Pà Tôi một buổi trưa tháng 2/1952 có hai người khách lạ từ làng Ve đến buôn bán trao đổi. Hai người này nghỉ ở nhà Gươl của làng, vô tình để lộ trong ta lét (gùi) những chông tre, đầu mác. Thực hư của những vũ khí này chưa biết để làm gì, nhưng già làng Pà Tôi phải họp khẩn trai tráng.

Video đang HOT

Tất cả đều cho rằng hai người này giả dạng khách để tới làng săn đầu. Một quyết định tàn nhẫn được đưa ra: lấy đầu hai người này trước. Trai tráng bí mật đóng cửa làng, reo mừng chiến thắng, dâng những chén máu lên Giàng trong niềm thích thú.

Nhưng cũng ngay sau đó, nỗi sợ hãi trả thù khiến người trong làng sống không yên. Trai tráng bắt đầu dựng chông rào làng, chuẩn bị cho một cuộc chiến sinh tồn. Tộc người Ve ở làng Đăk Nông khi hay tin người làng đã bị “giặc mùa”, họ đầy căm phẫn.

Vợ của người bị giết tuyên bố: Phải trả thù, đàn ông trong làng quyết phải lấy lại danh dự cho người chết. Nếu không, họ nên cởi khố cho đàn bà mặc và để đàn bà trả thù. Tự ái ngút trời, hàng chục tráng niên người Ve kéo xuống Pà Tôi nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt.

Không săn máu được người làng Pà Tôi, tộc người Ve đã xuống tay sát hại một lúc 6 người ở một bản lân cận là Tà Col. Cuộc sát hại này như một tiếng nổ dây chuyền khiến cả một dãy rừng già rung động. Người Cơ tu bản Tà Col lập tức mài giáo mác chuẩn bị đi “đòi nợ”. Riêng tộc người Ve ở bản Đăk Nông cũng chưa thỏa mãn cơn khát máu bởi họ chưa thể lấy được đầu của chiến binh làng Pà Tôi nên tiếp tục kéo xuống.

Lần này, sau nhiều đêm rình rập và những trận chiến kinh hoàng, họ lấy được 2 đầu của dân bản Pà Tôi. Trận chiến săn máu trả thù cứ thế tiếp diễn giữa những bản làng, giữa những tộc người. Thời gian này, đêm cũng như ngày, xung quanh bản làng Pà Tôi và Tà Col không một bóng người, đêm đêm, các chiến binh rình mò bên những gốc cây, lăm lăm mác nhọn. Trận chiến nguy cơ kéo dài dai dẳng khiến chính quyền huyện Giằng (Nam Giang ngày nay) buộc phải ra tay.

Một đoàn cán bộ và lực lượng vũ trang lên Đăk Nông xin giảng hòa. Mặc dù vậy, làng Đăk Nông bấy giờ như một vùng cấm, bất kể ai là người lạ vào đều bị giết. Bất đắc dĩ, đoàn hòa giải phải ở tạm bản Đăk Xal gần đó.

Chưa yên, nghe tin người Cơ tu ở bản Đăk Xal, dân Đăk Nông lại đưa giáo mác đến lấy đầu cán bộ. Rất may, già Niu – một người nói ai cũng phải nghe, đã ra tay can thiệp. Sau những thương thuyết vô cùng vất vả, với uy tín của già Niu, dân làng Đăk Nông đồng ý cho A Khớp và Bắp Ngo – hai người trực tiếp lấy đầu dân Pà Tôi về chịu tội với điều kiện phải đảm bảo tính mạng.

Sau đúng một tháng thuyết phục và phải nhờ rất nhiều già làng cùng giải thích, dân làng Pà Tôi mới chịu bỏ qua. Một lễ hội tắm máu dê và trâu diễn ra ngay sau đó, lễ hội được cho là lớn nhất thời bấy giờ ở vùng cao Quảng Nam, chính thức đánh dấu kết cho tập tục săn máu tồn tại từ thuở sơ khai.

Sau trận chiến kinh hoàng giữa tộc người Cơ tu và người Ve ở huyện Giằng, thời gian sau đó tục săn máu có giảm. Tuy nhiên, theo già làng A lăng Avel (bản Tà Làng), những trận săn máu theo mùa vẫn tồn tại đến tận thập kỷ 90. Rồi sau đó dần dần mất hẳn. Già làng A lăng Avel – người Cơ tu đầu tiên làm nhà tránh lũ nay đã 90, tóc bạc như cước chính là nhân chứng sống của những mùa săn máu huyền thoại…

Luật săn máu

Già làng A lăng Avel kể, từ thời của ông, săn máu đã được xem là chuyện không hay ho gì, bởi thế, săn máu chỉ là sản phẩm của thuở sơ khai, mông muội. Sau này, máu người dần dần được thay bằng máu dê, máu trâu mà tiêu biểu nhất vẫn là lễ hội đâm trâu.

Huyền thoại mùa săn máu - Hình 3

Già làng A lăng Avel với những chiến lợi phẩm là nanh vuốt sau nhiều lần đi săn máu

“Sống giữa rừng, nhưng săn máu không phải là luật rừng, nó có quy định hẳn hoi” – già A lăng Avel kể. Nếu giữa hai làng, hai bộ tộc có nợ săn máu (thường gọi là tục đầu tôi) với nhau, cuộc săn máu luôn diễn ra vô cùng quyết liệt. Những trận chiến diễn ra dai dẳng, thường xuyên với những lần mai phục, những nhát phóng lao chí mạng, sau đó cắt đầu lấy máu. Nhưng mùa săn máu giữa hai làng không được kéo dài quá 2 tháng, nếu cả hai vẫn chưa giết được nhau.

Như một quy định ngầm, hai làng, hai bộ tộc sẽ tạm ngừng mùa săn và cũng thời gian này sang năm bắt đầu trở lại. Bên này lấy 2 đầu của người làng này thì chắc chắn bên kia cũng phải đòi nợ đúng 2 đầu. Tất cả đều chính xác, không ai dám vi phạm bởi một nỗi sợ hãi mơ hồ. Vì thế, khi người Ve giết hại một lúc 6 người ở một bản khác, gần như chấn động cả một vùng rừng núi. Với người Cơ tu, đó là một sự vi phạm không bao giờ có thể tha thứ được.

“Lúc đầu là tâm linh, nhưng sau này, oán thù chồng chất, săn máu đã vượt ra khỏi những luật lệ tế thần” – già Avel kể. Già Avel đeo trên cổ sợi dây với hơn 20 chiếc nanh cọp và lợn rừng. Đó là biểu tượng của sức mạnh và chiến thắng trong mỗi lần đi săn. “Lòng kiêu hãnh của đàn ông Cơ tu bây giờ không phải là săn máu người mà là giết được mãnh thú, đem thực phẩm về cho vợ con” – Avel nói.

Ông Briu Pố (xã Lăng – Tây Giang) giải thích, tục săn máu hay săn đầu người nguyên thuở ban đầu hoàn toàn là do tâm linh. Máu như là một sợi dây liên kết giữa người với thần linh. Máu tiếp thêm sức mạnh, hóa giải những tai ương và đen đủi. Có máu cúng Giàng, mùa màng tươi tốt, dịch bệnh được đẩy lùi. Sau này, săn máu khiến con người say máu giữa oán thù. Bây giờ, máu vẫn là thứ liên kết tâm linh, nhưng không phải là máu người nữa…

(Còn tiếp)

Le Pichon, những năm 1936 – 1938 gây chấn động với những cuốn sách “Những người săn máu”. Dưới lăng kính của một lính viễn chinh, tiếp xúc với các luật tục kỳ bí, ông viết rằng: “Luật quan trọng của người Katu là máu phải được trả bằng máu… Niềm kiêu hãnh Katu là vô giới hạn và một chiến binh có thể khoe khoang giết hàng trăm người, ít nhất cũng phải săn được năm mạng người. Bởi thế, bài ca Katu có câu: “Chồng tôi là người khỏe nhất xứ này. Lưỡi lao của chàng đã giết nhiều người hơn số tóc trên đầu tôi có”… Thời điểm đó, có lẽ Le Pichon bỏ quên mất một điều, rằng săn máu chính là một luật tục tâm linh.

Theo Khampha

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?

Từ xa xưa, mỗi khi người dân Tây Nguyên làm lễ đâm trâu (hay ăn trâu) là để ăn mừng chiến thắng, mừng mùa màng bội thu, tạ ơn thần linh... và họ thường giết trâu ngay tại chỗ để mọi người xem, sau đó chia nhau ăn.

Gần đây, trong các lễ hội lớn ở Tây Nguyên có lễ đâm trâu, họ chỉ "đâm trâu tượng trưng" và không giết trâu tại chỗ vì sợ phản cảm.

Có "dã man" không?

Hàng năm, cứ sau mỗi mùa rẫy, đồng bào các buôn làng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là lễ "Sa-rơpu" (ăn trâu) mà người miền xuôi thường gọi là Tết Thượng hay lễ đâm trâu, được tổ chức từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 3 Âm lịch năm sau.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục? - Hình 1

Toàn cảnh lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5m. Người chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong, các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.

Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà rông. Đầu trâu được gác lên cột lề và ngày hôm sau có lễ rước đầu trâu lên nhà rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn, riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà rông. Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục? - Hình 2

Hàng nghìn du khách và người dân theo dõi lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

Ông Trương Bi (nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đắk Lắk), cho rằng lễ đâm trâu của người Tây Nguyên không có gì dã man cả. Theo ông Bi, người Êđê và M'nông gọi lễ đâm trâu là lễ ăn trâu, trong đó đâm trâu là nghi thức kết thúc lễ. Đây là lễ "hiến sinh", là sự "thông quan" giữa con người với giàng (trời) và thần linh, là lời cảm ơn giàng, cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh... Sau lễ hội đâm trâu mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong làng được thần linh mang đi.

Đối với người Êđê và M'nông, đêm trước khi giết trâu họ thường đến bên con trâu khóc suốt cả đêm và nói chuyện với nó. "Đối với các dân tộc Tây Nguyên, nghi lễ đâm trâu rất linh thiêng và không thể bỏ được. Nếu bỏ nghi lễ này, họ sợ giàng và thần linh phạt tội. Vì thế, chúng ta phải tôn trọng nghi thức truyền thống này chứ nó không dã man như ta nghĩ", ông Bi chia sẻ.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục? - Hình 3

Các tráng sĩ đồng bào Banar thực hiện phần nghi lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

"Đâm trâu tượng trưng"

Trong các lễ hội lớn ở Tây Nguyên, hiện người ta không còn giết trâu tại chỗ như lễ đâm trâu trong buôn làng. Tại Liên hoan Cồng chiêng Quốc tế 2009 (được tổ chức tại tỉnh Gia Lai từ 12 đến 15/11/2009), lễ hội đâm trâu mừng chiến thắng đã được tái hiện bởi hơn 130 nghệ nhân người Banar đến từ huyện Kbang, Gia Lai.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương chen chúc để được xem cảnh đâm trâu. Nhưng tráng sĩ người Banar chỉ đâm nhẹ vào đầu hay người con trâu và không làm nó chảy máu. Sau đó, người Banar ở huyện Kbang cũng đưa con trâu về làng của mình để tổ chức lại lễ đâm trâu theo phong tục truyền thống của họ. TS Nguyễn Thị Kim Vân (nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa Sở VH-TT-DL Gia Lai) cho biết, ban đầu ban tổ chức cũng định làm nghi lễ đâm trâu theo nghi thức truyền thống. Nhưng sau đó, có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này nên ban tổ chức đã quyết định chỉ làm nghi lễ "đâm trâu tượng trưng" mà thôi.

Khi lễ đâm trâu kết thúc, có một số người người cảm thấy tiếc nuối vì không được xem cảnh giết trâu. Nhưng có rất nhiều du khách cho rằng không nên giết trâu tại chỗ. "Tôi thấy tái hiện lễ đâm trâu như thế là đúng rồi, chứ không nên giết trâu như ngày xưa. Rất nhiều du khách nước ngoài cũng đến xem, nếu để họ thấy cảnh giết trâu dã man như xưa sẽ rất phản cảm", anh Nguyễn Hoàng Minh, một du khách đến từ TP.HCM, chia sẻ. Còn ông Trương Bi cho rằng, tại các lễ hội đâm trâu do Nhà nước tổ chức chỉ nên "đâm trâu tượng trưng" chứ không nên đâm chết trâu tại chỗ vì nó làm cho du khách (nhất là du khách nước ngoài) cảm thấy ghê rợn và dã man. Còn trong các buôn làng, phải làm theo đúng truyền thống của đồng bào dân tộc đó.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục? - Hình 4

Tráng sĩ đồng bào Banar chỉ đâm trâu tượng trưng tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

"Nên nhìn dưới con mắt văn hóa"

Theo thời gian, một số vùng đồng bào Tây Nguyên cũng đã bỏ dần lễ đâm trâu "hiến sinh" cho giàng (trời) và thần linh. Tại một số buôn làng truyền thống ở Đắk Lắk và Đắk Nông, hiện nay họ không tổ chức lễ đâm trâu để mừng lúa mới hay mừng được mùa màng như ngày xưa. "Giờ đây, đồng bào Êđê hay M'nông đã trồng nhiều loại cây công nghiệp thay thế cho những cho những nương rẫy trồng lúa ngày xưa. Trong những dịp ra Tết họ phải lo đi tưới cho cà phê, cho tiêu... chứ không còn được rảnh rỗi như ngày xưa nữa. Trong khi đó, việc tổ chức lễ đâm trâu rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì thế, hiện đồng bào họ rất ít tổ chức lễ đâm trâu", ông Trương Bi cho biết.

Tại các vùng đồng bào dân tộc ở Gia Lai và Kon Tum, lâu lâu vẫn có một số nơi tổ chức lễ đâm trâu ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu... Ông Nguyễn Văn Tập (chuyên viên Phòng VH-TT-DL huyện Kbang, Gia Lai) cho biết, cứ vài ba năm, đồng bào dân tộc Banar trong huyện lại tổ chức đâm trâu một lần theo nghi lễ truyền thống. "Có khi cả làng tổ chức lễ này nhưng có khi chỉ một gia đình tổ chức vì năm đó họ ăn nên làm ra. Nếu cả làng tổ chức, họ mời thêm nhiều làng khác cùng đến dự, góp vui, nhưng nếu một gia đình tổ chức, chỉ mời trong dòng họ mà thôi. Tất cả các nghi lễ vẫn được người Banar làm đầy đủ như truyền thống của lễ đâm trâu", ông Tập chia sẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên cho rằng, chúng ta không nên đánh giá phiến diện về lễ đâm trâu của người Tây Nguyên. TS Nguyễn Thị Kim Vân nói, chúng ta không nên "bài xích" nghi lễ đâm trâu và phán xét nó dã man hay không. "Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, những nghi lễ truyền thống không phù hợp, tự nó sẽ biến mất. Hãy nhìn những nghi lễ truyền thống đó bằng con mắt của người trong cuộc chứ không phải đứng ngoài để phán xét nó", TS Vân tâm sự. Chung quan điểm, ông Trương Bi cũng cho rằng nên nhìn nhận, đánh giá lễ đâm trâu dưới "con mắt văn hóa" chứ không nên đánh giá dưới "con mắt trần tục" mà mọi người đang làm.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024

Tin mới nhất

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Có thể bạn quan tâm

Mỗi lần cho con ti vợ đều che kín mặt, đến khi biết được nguyên nhân khiến tôi vô cùng phẫn nộ

Góc tâm tình

09:49:18 08/11/2024
Tôi vô cùng phẫn nộ với hành động của vợ, dù gì đây cũng là đứa con mà cô ấy đã sinh ra. Tôi không dám thừa nhận với bất kì ai rằng tôi và vợ không hạnh phúc sống cùng nhau.

Không chủ quan với bệnh dại

Sức khỏe

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.

Diễn viên Ngọc Ánh: Ám ảnh ca phẫu thuật 12 tiếng, là bà mẹ 3 con vẫn nóng bỏng

Sao việt

09:23:17 08/11/2024
Phi Ngọc Ánh duy trì thân hình cân đối để đảm bảo sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong các pha hành động, đồng thời giữ được vẻ ngoài xinh đẹp trên màn ảnh.

ĐTCL mùa 12: 3 đội hình được Riot buff "tới nóc" giúp game thủ leo hạng thần tốc cuối mùa

Mọt game

09:11:47 08/11/2024
Sau một loạt đợt chỉnh sửa có lợi đối với cả Syndra lẫn hệ Hóa Hình, đội hình này đã trở lại đầy mạnh mẽ tại bản 14.22 của ĐTCL mùa 12.

'Thần tiên tỷ tỷ' Lưu Diệc Phi gây choáng khi khoe nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ

Người đẹp

09:11:23 08/11/2024
Diễn viên Lưu Diệc Phi phim Câu chuyện hoa hồng nổi bật với đầm tôn dáng, khoe eo thon... Thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi tham gia lễ trao giải phim do mạng xã hội Weibo tổ chức tại Bắc Kinh tối 5/11.

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

Thế giới

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Jeonbuk - điểm đến mới, hấp dẫn của Hàn Quốc

Du lịch

08:58:10 08/11/2024
Nằm ở phía tây nam của Hàn Quốc, tỉnh Jeonbuk là điểm đến ít biết với du khách Việt Nam, mặc dù nơi đây luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân xứ Kim chi.