Huyền thoại lập trình biến ‘dự án bí mật’ của Jack Ma thành nền tảng có 874 triệu người dùng, sở hữu khối tài sản 380 triệu USD
Cùng hai lập trình viên khác, Cai Jingxian đã xây dựng phiên bản beta của Taobao chỉ trong vòng một tháng.
Cai Jingxian – “ huyền thoại” lập trình người Trung Quốc gia nhập Alibaba từ những ngày đầu thành lập công ty. Anh là thành viên của nhóm gồm ba lập trình viên đầu tiên tạo nên trang thương mại điện tử Taobao – mô hình đã ảnh hưởng đến hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ và thói quen của người tiêu dùng tại Trung Quốc.
Thời điểm hiện tại, Cai giữ vai trò là nhà nghiên cứu cấp cao tại công ty điện toán đám mây lớn nhất đất nước tỷ dân – Alibaba Cloud và sở hữu khối tài sản lên tới 380 triệu USD.
Cai có biệt danh thân mật là Doron – tên một nhân vật tốt bụng và ngây thơ trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn nổi tiếng Jin Yong. Tuy nhiên, trên thực tế, Cai được coi là một trong những “huyền thoại” lập trình hàng đầu tại Alibaba.
Khi còn là học sinh tại trường trung học Zhejiang Cangnan ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Cai gặp nhiều khó khăn với việc học ngôn ngữ nhưng lại cho thấy khả năng vượt trội trong môn toán và khoa học.
Các giáo viên nhận xét Cai là một cậu bé tuy nhút nhát nhưng rất ham hiểu biết và luôn đặt ra cho họ nhiều câu hỏi. Sau đó, Cai thi đỗ trường Đại học Sư phạm Hàng Châu, nơi anh trau dồi thêm niềm yêu thích của mình đối với toán học.
Tốt nghiệp xong, anh ở lại Hàng Châu và gia nhập Alibaba. Mặc dù đồng nghiệp tại đây coi anh là một người trầm lặng và kín đáo, anh vẫn nổi tiếng khắp công ty nhờ kỹ năng lập trình và sự sẵn lòng giúp đỡ họ về các vấn đề liên quan đến mã hóa.
Hình ảnh quen thuộc của Cai là ở bên máy tính xách tay, làm việc với các dự án ngay cả khi đang di chuyển và nhanh chóng đưa ra cách giải quyết cho những vấn đề mà đồng nghiệp gặp phải trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Cai Jingxian là một người kín đáo nhưng rất nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp.
Ba năm sau khi gia nhập công ty, Cai được mời tham gia một “dự án bí mật” do Jack Ma khởi xướng. Cùng với hai lập trình viên khác, anh đã xây dựng phiên bản beta của Taobao chỉ trong vòng một tháng. Giờ đây, nó đã trở thành trang web thương mại điện tử được truy cập nhiều thứ 10 trên thế giới.
Trong gần năm năm kể từ khi tạo ra Taobao, Cai là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các chức năng của công cụ tìm kiếm trên trang web này. Bên cạnh đó, anh vẫn đảm nhiệm một số công việc khác tại Alibaba.
Chỉ trong vòng hai năm, Taobao đã trở thành người đi đầu tại Trung Quốc đại lục với thị phần tăng từ 8% lên 59% trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2005. Ngoài ra, một thành tích đáng tự hào khác của Taobao là đánh bại eBay Trung Quốc khi nền tảng này bị giảm thị phần từ 79% xuống còn 36%.
Năm 2014, Cai được chỉ định là đối tác của Alibaba. Hiện ở tuổi 44, khối tài sản trị giá 383 triệu USD của anh chủ yếu đến từ số cổ phiếu Alibaba mà anh nhận được trong suốt 20 năm qua.
Xingdian, giám đốc công nghệ hiện tại của Alibaba kể lại: “Cai là một người kì lạ, luôn ngồi một góc để giải quyết vấn đề khó khăn của người khác. Anh ấy ngồi trước máy tính ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, bảy năm liên tục bận rộn với Taobao và những dự án khác của Alibaba”.
Jack Ma tạo ra website hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù 500 nhân viên Alibaba bị cách ly
Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019.
Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.
Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà ngành công nghiệp bán lẻ có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những "thành phố ma" vì người dân không dám ra đường.
Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa.
Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.
Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc.
Năm đó, hội chợ Canton diễn ra ở Quảng Châu có 1 nữ nhân viên của Alibaba cũng tham gia. Sau khi trở về từ hội chợ, cô này vẫn đi làm bình thường và sau vài ngày cô có biểu hiện sốt và được chẩn đoán mắc SARS. Ngay lập tức cô được đưa vào viện và trở thành bệnh nhân SARS số 4 ở Hàng Châu.
Theo quy định, do nữ nhân viên có đến công ty làm việc vài ngày trước khi được phát hiện mắc bệnh nên toàn bộ nhân viên Alibaba, trong đó có cả Jack Ma bị yêu cầu cách ly tại nhà 12 ngày. Không thể làm gì khác, Jack Ma cùng hơn 500 nhân viên buộc phải làm việc tại nhà.
Cũng may cho Alibaba là ban truyền thông đã đối phó kịp thời, không để thông tin lọt ra ngoài và báo chí chỉ đưa tin là một công ty internet ở Hàng Châu có nhân viên nhiễm SARS. Việc đó khiến danh tiếng của Alibaba không bị ảnh hưởng nhiều.
Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến. Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 - 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra.
Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.
Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ.
Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.
Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.
Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.
Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: "Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người".
Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.
Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. "Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại".
Theo tổ quốc
Mỹ đang nhắm đến 'viên ngọc quý' của Jack Ma Những công ty tài chính số như Ant Group có thể là đối tượng tiếp theo chịu sự trừng phạt của Mỹ. Sau khi trừng phạt nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể nhắm tới mảng tài chính điện tử. Ant Group, công ty tài chính tách ra từ Alibaba và Tencent Holdings...