Huyền thoại đẫm nước mắt của hai Hoa hậu xứ Mường
Có lẽ, thật hiếm cuộc thi sắc đẹp mang tính chất vùng miền, khu vực nào lại gây được nhiều tiếng vang như cuộc thi Hoa hậu xứ Mường.
Hoa hậu xứ Mường Quách Thị Tẻo
Mặc dù lần gần nhất “đấu xảo sắc đẹp” này được tổ chức cũng cách đây đến thế kỷ, nhưng câu chuyện về cuộc đời bổng trầm kỳ lạ của các hoa hậu đến giờ vẫn không hề rêu cũ.
Sống nhung lụa, chết lầm than
Trong số những Hoa hậu Mường thì người được nhắc đến nhiều nhất là Hà Thị Tẻo. Không chỉ bởi cô có nhan sắc làm sáng núi sáng rừng, làm chao đảo trái tim si tình của bao quan Lang, quan Pháp, lại đã từng là mỹ nhân được tiến vua, mà cô còn được nhắc nhớ bởi cuộc đời đầy khuất khúc, truân chuyên, lên bổng xuống trầm của mình. Hà Thị Tẻo sinh năm 1917. Bố người Việt gốc Hoa, mẹ là người Hà Nội. Bố cô là đầu bếp cho Quách Vị, Chánh quan Lang xứ Mường. Thấy Tẻo xinh đẹp, thơ ngây, Quách Vị đem lòng yêu mến và mua làm con nuôi. Từ đó, Tẻo đổi theo họ của bố nuôi thành Quách Thị Tẻo.
Quách Vị, là dòng dõi quan Lang lớn đã nhiều đời ăn lộc xứ Mường. Cả một cõi mênh mông rộng lớn, thượng ngọn cây hạ ngọn cỏ đều của nhà họ Quách. Sống trong tột cùng nhung lụa, Tẻo càng lớn càng xinh đẹp. Tuy là con nuôi nhưng cô được Quách Vị hết sức cưng chiều. Không chỉ được cho ăn học đường hoàng, tử tế, mà còn được bố nuôi đón thầy về tận nhà để dạy cả tiếng Pháp. Dần dà, Tẻo trở thành một thiếu nữ Mường tài sắc sắc vẹn toàn.
Vào năm 1932, khi vừa bước sang tuổi 16, Tẻo đã rực rỡ như đóa hoa rừng. Nhân chuyến vào Huế yết kiến Vua Bảo Đại, Quan chánh Lang Quách Vị đã xênh xang ngựa xe võng lọng mang theo cả cô con gái nuôi xinh đẹp. Quách Vị định mang Quách Thị Tẻo làm “món quà tiến vua” để mong được hưởng thêm nhiều bổng lộc cho mình. Nhưng, vì vua không có ý định tuyển thêm tì thiếp nên Tẻo lại theo cha trở về. Và một năm sau đó, trong cuộc thi hoa hậu đầu tiên của xứ Mường, Quách Thị Tẻo đã được vinh danh nhờ tài sắc vượt trội của mình.
Video đang HOT
Kể từ ngày đăng quang Hoa hậu, tên tuổi Quách Thị Tẻo ngày càng bay xa. Khắp xứ Mường rộng lớn, đâu đâu cũng ca tụng nhan sắc con gái nhà Chánh quan Lang Quách Vị. Nhiều người đàn ông hào hoa phong nhã, nhiều công tử con nhà Lang danh giá, từng gặp Tẻo, đã thầm thương trộm nhớ. Thế nhưng, trái tim mới lớn của “Hoa hậu xứ Mường” lại chỉ rung động trước một người. Oái oăm thay, đó lại là Quách Hàm, con trai cả của Quách Vị.
Quách Hàm hào hoa phong nhã, lại là con trai trưởng của bà vợ cả. Theo tập tục, đó sẽ là người thừa kế chính thức dòng Lang, bổng lộc, gia tài của Quách Vị. Hàm từng về Hà Nội học trường Tây, nói tiếng Pháp, tư tưởng thông thoáng. Mới ngoài 20 tuổi, Hàm đã được bổ làm Tri châu Lạc Sơn, và hy vọng có ngày thay bố làm Chánh Lang. Tuy đã có đến 3 vợ, nhưng đứng trước vẻ sắc nước hương trời của cô em gái nuôi, Quách Hàm đã không khỏi si mê tới độ mất ăn mất ngủ.
Khi biết tin con trai cả yêu đứa con gái nuôi mà mình hết mực cưng chiều, Quách Vị đã nổi cơn thịnh nộ. Ông tìm đủ mọi cách để cấm cản mối tình ngang trái đó, bởi nó không chỉ phạm luật nhà Lang, mà riêng việc để con trai mình lấy con gái nuôi của mình, cũng đã đủ khiến Quan chánh Lang lừng lẫy tiếng tăm bị mất mặt trong thiên hạ, mất mặt với các con dân xứ Mường mà dòng họ Quách nhà ông đời đời ăn lộc. Thế nhưng, ông càng cấm cản thì tình yêu của đôi trẻ càng thêm mãnh liệt…
Dường như muốn đẩy bố vào thế “sự đã rồi”, Quách Hàm đã rước Quách Thị Tẻo về sống như vợ chồng trong dinh thự ở Lạc Sơn. Không còn cách nào khác, Quách Vị đành phải đồng ý cho Hàm lấy Tẻo. Từ đó, hai vợ chồng Hàm sống trong ngập tràn nhung lụa và quyền lực. Cuộc sống như thế tưởng sẽ viên mãn, tròn đầy đối với Quách Thị Tẻo, “Bông hoa xứ Mường” đến cuối đời.
Thế nhưng, chỉ một thời gian sau chế độ nhà Lang bắt đầu suy vi, tàn lụi. Cũng kể từ đây, cuộc sống vương giả của Quách Thị Tẻo cũng dần lui vào dĩ vãng. Người ta kể rằng, những ngày cuối đời, bà phải sống trong nghèo khó, đớn đau và nghiện ngập.
Nỗi đau không một lần làm mẹ
Cũng có nhan sắc, cũng được vinh danh Hoa hậu xứ Mường và cũng có số phận bổng trầm, buồn đau về phía cuối đời như Quách Thị Tẻo là “ người đẹp” Đinh Thị Nụ. Cô Nụ sinh năm 1925 (quê ở xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, Hòa Bình), đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu xứ Mường năm 1942. Cha cô là ông Đinh Công Chung – em trai Tuần phủ Đinh Công Thịnh. Nhờ nhanh nhạy lại có mối giao thiệp rộng nên ông Chung được người dân khắp vùng biết đến như một thương gia thành đạt. Hàng hóa của ông chủ yếu là thuốc phiện. Đàn ngựa nhà ông có lúc lên đến hàng trăm con, chỉ dành riêng cho việc vận chuyển thuốc từ Mai Châu đổ xuống Hải Phòng.
Nụ lớn lên được cha cho ăn học đàng hoàng, giao tiếp với toàn tầng lớp quý tộc, chơi với con cái dòng dõi quan Lang. Năm 16 tuổi, nhan sắc của Nụ đã nức tiếng khắp Mường. Nhan sắc của nàng từng làm ngỡ ngàng, đắm say bao vị quan người Pháp cai trị hay kinh lý xứ Mường. Người ta vẫn kể câu chuyện rằng, mỗi lần nàng Nụ lội suối hay tắm suối thì đàn cá ngừng bơi, giương cặp mắt to tròn, ngơ ngác; mỗi khi nàng Nụ cười thì chim chóc ngừng bay, thôi hót để lắng nghe…
Được sự động viên của một người bạn là Tri châu Đàm Quang Vinh, năm 1942, khi người Pháp tiếp tục tổ chức cuộc thi Hoa hậu xứ Mường tại Lương Sơn, ông Chung đã cho con gái mình đi thi. Và ở cuộc thi đó, nàng Nụ đã vượt lên hàng trăm thiếu nữ Mường xinh đẹp khác để đăng quang. Sau khi nhận hoa và “vương miện” từ chính tay Quan chánh sứ người Pháp Regniere, Nụ còn được ông ban thưởng cho một chuyến du ngoạn về Hà Nội thăm thú các danh lam, thắng cảnh bằng xe ô tô riêng của mình.
Hình ảnh thiếu nữ Mường với nhan sắc thơ ngây, áo quần, khăn khố, mũ mãng đều kiều diễm đã hút hồn một thương gia ở phố Hàng Khay. Vượt qua rất nhiều công tử con quan khác, thương gia đã cưới được nàng Nụ về làm vợ. Người ta đồn rằng, chỉ tính riêng số tiền ông bỏ ra để sắm sanh lễ vật cầu hôn cũng đủ xây mấy tòa nhà biệt thự. Đám cưới của ông và Hoa hậu Đinh Thị Nụ lúc bấy giờ còn được coi là một sự kiện văn hóa, thu hút hàng nghìn người tham dự. Khắp xứ Mường rộn rã, đâu đâu cũng vang lừng tiếng chiêng, tiếng trống, người ta mở tiệc ròng rã suốt mấy ngày trời để tiễn biệt “người đẹp núi rừng” về đất Hà Nội.
Cuộc đời của Đinh Thị Nụ tưởng rằng thoát khỏi cảnh “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, không phải gánh nhiều nỗi truân chuyên như đàn chị Quách Thị Tẻo, nào ngờ cô cũng phải hứng chịu vô vàn đớn đau và bi kịch. Tất cả khởi đi từ chuyện cô không thể một lần làm mẹ.
Vợ chồng trẻ, hương nồng lửa đượm, nhưng chẳng biết làm sao suốt mấy năm trời Nụ không thể mang thai. Dù chồng cô vời đến đủ thầy Tây, thầy Ta rồi nhang đèn cúng bái, cô vẫn không thể sinh cho gia đình nhà chồng lấy một mụn con. Cực chẳng đã, họ chia tay trong tiếc nuối. Đinh Thị Nụ trở về xứ Mường nơi mình đã được sinh ra.
Mặc dù đã một đời chồng, “nhụy đào đã bẻ cho người tình chung”, nhưng nhan sắc của Đinh Thị Nụ vẫn không hề phai nhạt. Vây quanh cô vẫn không ít bậc “vương tôn, công tử” con nhà danh giá ở xứ Mường. Thậm chí có người còn năm lần bảy lượt nhờ người mai mối, Nụ vẫn lắc đầu từ chối. Không phải rằng cô “kén cá chọn canh”, mà chỉ bởi cô là người đàn bà đã qua một lần đò, như con chim sợ cành cong. Vả lại, những tổn thương từ cuộc hôn nhân đầu tiên vẫn còn ám ảnh, làm cô hoảng sợ.
Nhưng, vết thương nào cũng đến lúc liền da thành sẹo, nỗi đau nào rồi cũng mai một theo thời gian. Mấy năm sau, Nụ đi bước nữa. Người đàn ông ấy đã có một đời vợ và hai đứa con riêng. Nụ lại lần nữa rời xứ Mường về Hà Nội. Không xênh xang váy áo, không rình rang tiệc tùng như lần lên “xe hoa” trước, Nụ âm thầm về nhà chồng ở phố Hàng Bài. Nhưng với người chồng thứ hai, Hoa hậu xứ Mường Đinh Thị Nụ cũng không thể có được niềm vui làm mẹ.
Sau khi chồng mất, mặc dù hai người con riêng nhất mực giữ bà ở lại phụng dưỡng, bà vẫn dứt áo về lại Mường Cơi. Năm 2006, Hoa hậu Đinh Thị Nụ nhắm mắt xuôi tay, khép lại cuộc đời một nhan sắc lộng lẫy, thơ ngây và nhiều nước mắt…
Theo xahoi
Măng đắng xứ Mường
Mùa xuân, mùa măng đắng gặp mưa phùn râm ran nhú lên khắp các vạt rừng, người dân ở các bản làng miền núi phía bắc lại háo hức rủ nhau lên rừng đào măng non như đi trẩy hội.
Nhưng giữa lúc khắp các phiên chợ miền núi tràn những búp măng non óng vàng mũm mĩm và bữa cơm gia đình tuyền những đĩa măng củ trắng nõn như thịt gà luộc hay măng tươi xé sợi xào lá chanh thơm nức, tôi lại muốn nói đến món măng đắng khô truyền thống của người Mường ở vùng núi xứ Thanh.
Khi xưa, bữa cơm ngày xuân của người Mường nơi đây thường chỉ có món măng đắng khô. Ấy là măng của cây vầu hái từ mùa trước, củ măng, ngọn măng xé sợi rồi phơi dưới vài lượt nắng to cho măng khô kiệt nước, ngả màu nâu sẫm. Măng cất lên gác bếp, ăn dần trong năm cho đến tận tháng 6 âm lịch năm sau mới thu hoạch mùa măng mới.
Chẳng phải do rừng vầu ở xứ này nhú mầm muộn hơn nơi khác mà là do một luật tục đặc biệt của người Mường mà giờ chỉ còn nghe các già kể lại. Ấy là từ khi các loại măng tre, nứa, bương, vầu... bắt đầu mọc hằng năm, bất luận là ai cũng không được thu hái dù là măng mọc trong rừng hay ở vườn nhà.
Theo kinh nghiệm dân gian của người Mường, cây măng nhú trong thời gian mưa xuân ấm áp này dễ mọc thành cây, thành rừng, nên dù măng đầu mùa giòn thơm, ngon ngọt cũng chẳng ai dám hái mà phải để măng phát triển theo quy luật đất trời. Từ tháng 6 trở đi, măng vẫn nhú nhiều nhưng mưa rào dài ngày khiến cho khả năng thành cây ít đi. Bấy giờ dân bản mới được phép hái măng về nhà.
Măng thu hoạch vào đầu hè, thế nên người ta nghĩ cách phơi khô để tích trữ cho bữa cơm ngày xuân. Măng củ có thể thái lát bằng bàn tay trẻ con, hoặc xé sợi nhỏ lẫn cùng phần ngọn. Măng đắng tươi thường có vị đắng gắt nhưng nuốt xong lại đọng dư vị ngọt ngào trong cổ họng. Phơi qua vài cái nắng, măng khô bớt đắng hơn, chỉ nhân nhẫn nơi đầu lưỡi.
Măng khô dỡ từ gác bếp xuống khô cong như rễ cây, phải luộc vài lần cho măng mềm ra rồi mới chế biến thành món. Măng củ để hầm với xương lợn, xương bò hay gà rừng. Măng xé sợi thì không còn gì hợp hơn là xào với riềng tươi, chẳng cần thêm thịt thà gì cũng có món ngon nhớ mãi. Riềng tươi giã rối hoặc thái sợi mỏng, nên chọn củ non vừa bởi riềng già sẽ khiến mùi vị món ăn bị hăng, át mất mùi thơm đặc trưng của măng khô. Măng đã luộc mềm vẩy cho ráo nước, trút vào chảo mỡ đang sôi tăm rồi đảo thật đều. Thi thoảng nhớ rưới thêm vài muôi nước dùng để măng không bị khô xác quá. Măng chín mềm thì trút nắm riềng vào đảo nhanh tay cho đến khi riềng dậy mùi thơm lựng.
Giữa mâm cao cỗ đầy, đĩa măng đắng khô ngả màu nâu óng, điểm xuyết những sợi riềng trắng tinh lại là món thúc giục người ta cầm đũa nhiều nhất. Vị đắng thoảng nhẹ nơi đầu lưỡi, kích thích bởi cái cay của riềng càng làm vị ngọt đọng lại thêm nồng đậm. Mùa xuân ăn khô măng đắng, càng thích thú cái luật tục đầy trách nhiệm của các bản Mường sớm biết giữ cho màu xanh của núi rừng thêm xanh mãi.
Theo Ihay
Chuyện tình cô gái xứ Mường làm cảm động cả núi rừng Sau một thời gian dài bị hai bên gia đình ngăn cấm yêu thương nhau, chàng trai Lý A Đức đã quyết định cùng cô sơn nữ Hà Thị Nhức trốn vào hang giữa nơi rừng núi âm u để bảo vệ cho tình yêu chân thành. Đứng trước quyết tâm của một mối tình mãnh liệt hai bên thông gia đành phải...