Huyền thoại Biệt động Sài Gòn ngậm ngùi đan sọt, bó chổi kiếm sống

Không ít những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đang sống âm thầm không đòi hỏi giữa đời thường, mưu sinh bằng nghề đan sọt tre, bó chổi đót. Nhiều người một thời từng lập chiến công oanh liệt đang bị lãng quên, thậm chí không được biết đến.

Huyền thoại Biệt động Sài Gòn ngậm ngùi đan sọt, bó chổi kiếm sống - Hình 1

Một buổi gặp mặt của các cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Họ, những người lính anh hùng, bên cạnh niềm tự hào về một thời tuổi trẻ trung liệt đóng góp cho nền độc lập dân tộc, không tránh khỏi những tâm sự chạnh lòng

Đội quân bí mật

Có một nguyên tắc “bất di bất dịch” mà sau này vô tình trở thành vướng mắc trong việc tìm kiếm lại những người lính Biệt động thành, đó là nguyên tắc bí mật tuyệt đối, mỗi chiến sĩ chỉ biết thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngay cả những người thuộc cùng đơn vị cũng không hề biết mặt nhau.

Trong các cuộc hội ý, họp bàn chiến thuật, tất cả chiến sĩ Biệt động tham dự đều dùng vải che mặt. Đại tá Bảy Sơn giải thích sở dĩ phải “kỹ lưỡng” như vậy nhằm đảm bảo an toàn cho chính các chiến sĩ và cơ sở cách mạng.

“Nếu chẳng may rơi vào tay địch, bị tra khảo tới đâu thì cơ sở cách mạng và đồng đội họ vẫn an toàn. Nếu lỡ ai có muốn khai cũng chẳng biết khai gì, nguyên tắc của Biệt động có thể nói ngắn gọn: Người nào biết việc người đó”, ông Sơn nói.

Chiến công lừng lẫy của đội quân đặc biệt này chính là chuỗi sự kiện tấn công vào Sài Gòn xuân 1968 như trận đánh Dinh Độc Lập, đánh Toà đại sứ Mỹ, hay đánh khách sạn Caravell… Tất cả đã làm nên một cái tên Biệt động Sài Gòn chấn động năm châu.

Tuy nhiên, cũng từ đó lực lượng Biệt động Sài Gòn bắt đầu hao mòn dần và “ẩn danh” vì nhiều lý do.

Trong số họ có người bị chết, người mất tích, người được điều chuyển sang đơn vị khác. Đã có ý kiến lý giải rằng sau cuộc tổng tiến công 1968, địch phản công mạnh mẽ nhắm vào các bàn đạp của lực lượng biệt động nội thành. Bởi vậy các chiến Biệt động buộc phải tạm rút vào căn cứ chờ thời cơ.

Tuy nhiên, theo lời kể một số cựu lính Biệt động thành, thực tế sau năm 1968, lực lượng này đã giải tán. Sau đó không lâu, cấp trên ra quyết định sáp nhập những chiến sĩ Biệt động còn lại vào lực lượng đặc công, cái tên Biệt động Sài Gòn chính thức chỉ còn trong quá khứ.

“Kể từ khi bị sáp nhập, Biệt động Sài Gòn ít được biết đến hơn mặc dù chiến công quá lừng lẫy”, ông Nguyễn Văn Thân, Uỷ viên thường trực Câu lạc bộ Truyền thống vũ trang biệt động nhận định.

Trở lại với ý kiến cho rằng “nguyên tắc bí mật” vô tình trở thành chướng ngại trong việc tìm kiếm những chiến sĩ Biệt động, ông Thân thừa nhận: “Đây chính là một trong những lý do khiến nhiều chiến sĩ Biệt động Sài Gòn bị lãng quên, đơn giản vì chỉ có người chỉ huy mới biết mặt tất cả các thành viên trong đội. Nếu chẳng may chỉ huy qua đời trước, coi như những người này chịu thiệt”.

Nỗi niềm cựu lính Biệt động thành

Sự giải tán chóng vánh và cũng có phần “bí mật” của Biệt động Sài Gòn khiến nhiều người trong số họ bị chìm vào quên lãng. Chẳng hạn như nữ giao liên Ngọc Huệ. Người được ví là linh hồn của Biệt động thành này đượm buồn chia sẻ: “Ngoài cuốn sổ khám chữa bệnh miễn phí tôi chẳng có gì cả. Ngày tôi bán ruộng xây nhà, người ta còn bảo nhà đó do đơn vị xây tặng. Quả thật chỉ có cái tiếng thôi”.

Video đang HOT

Huyền thoại Biệt động Sài Gòn ngậm ngùi đan sọt, bó chổi kiếm sống - Hình 2

Một buổi gặp mặt của các cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Buồn tủi pha lẫn tâm trạng bức xúc, Ngọc Huệ giờ đây không muốn nhắc đến quá khứ của mình. Thậm chí khi loạt bài này được thực hiện, nữ chiến sĩ Biệt động ban đầu không mấy thiện chí cung cấp thông tin. Bà giãi bày vắn tắt: “Nhắc chuyện cũ chỉ thêm hờn tủi”.

Hay như trường hợp một nữ biệt động nữa là bà Trần Thị Thu Nguyệt, nay đã ngoài 70 tuổi (người đóng vai tình nhân đại tá Ngụy trong trận đánh bom khách sạn Caravell) cũng chạnh lòng không kém.

Bà Nguyệt cho biết bản thân gia nhập Biệt động Sài Gòn từ lúc 20 tuổi. Nhưng từ ngày đất nước thống nhất bà chưa nhận được bất kỳ chế độ chính sách nào hay sự quan tâm nào. Thời gian gần đây, Câu lạc bộ Biệt động TP HCM có gọi bà lên làm chế độ chính sách, nhưng thiết nghĩ tuổi già, sống chẳng bao lâu nên bà lại thôi.

“Đất nước mình còn nhiều người cơ cực lắm, tôi xin dành toàn bộ phần chế độ Nhà nước trao tặng để hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tôi già rồi sống chẳng được bao lâu nữa”, bà Nguyệt trầm ngâm.

Tương tự, cựu chiến sĩ Biệt động từng tham gia trận đánh vào Dinh Độc Lập, ông Trần Văn Hôm có cùng cảnh ngộ. Ông Hôm cho hay kết thúc chiến dịch tổng tiến công Mậu Thân 1968, vì lý do sức khỏe nên phục viên trở về quê sinh sống. Cho đến tận bây giờ đã ở tuổi 70 nhưng ít ai biết ông già ngày ngày kiếm sống bằng nghề đan sọt tre, bó chổi đót đem bán chợ ấy từng là một chiến sĩ Biệt động gan dạ, dũng cảm.

Ông Hôm bộc bạch bản thân không đòi hỏi về những hy sinh quá khứ, đơn giản sự hy sinh đó vì độc lập dân tộc, không có chỗ cho sự toan tính cá nhân. Ông luôn tự hào là chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Niềm an ủi của những cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn gần đây nhất có lẽ là chỉ thị 290 của Chủ tịch nước năm 2012, nội dung đề nghị các cơ quan tiến hành khen thưởng huân huy chương kịp thời cho những cá nhân, cơ sở Cách mạng đóng góp cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, trong đó có lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Cũng trong năm này, hội nghị 3 đoàn cán bộ tinh nhuệ đại diện 3 miền Bắc Trung Nam gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM đã diễn ra long trọng tại Hà Nội. Tại hội nghị, đồng chí Bảy Sơn thẳng thắn trình bày những thiệt thòi của Biệt động Sài Gòn và đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ kịp thời. Nhờ vậy nhiều cựu chiến sỹ Biệt động thành đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: Tô Hoài Thanh, Bảy Rổ (tức Nguyễn Văn Thanh), Ba Đen, Bảy Lớp.

Tuy nhiên đó mới chỉ con số rất nhỏ, hiện vẫn còn nhiều nhiều cựu chiến sĩ Biệt động “ẩn dật” giữa xã hội nhưng không ai biết về quá khứ của họ, chưa kể đến những chiến sĩ đã ngã xuống và tên tuổi mãi mãi là một bí mật.

“Câu lạc bộ chưa thể liên hệ, kết nạp tất cả các thành viên từng thuộc lính Biệt động Sài Gòn. Chiến tranh đã khép lại, các đội Biệt động giải tán quá sớm nên có thể nói thiệt thòi của các anh, các chị không hề nhỏ. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, làm hồ sơ xét khen thưởng cho những người bị lãng quên lâu nay“, Uỷ viên thường trực Câu lạc bộ Biệt động TP HCM, ông Nguyễn Văn Thân cho biết.

Với thành tích chiến đấu xuất sắc, lực lượng Biệt động Sài Gòn vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20/10/1976, được Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam tặng 16 chữ vàng: “Đoàn kết một lòng – Mưu trí vô song – Dũng cảm tuyệt vời – Trung kiên bất khuất”.

“Bộ đội đặc công biệt động nói chung và Biệt động Sài Gòn nói riêng là một lực lượng tinh nhuệ của quân đội đã thực hiện xuất sắc tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Nêu cao tinh thần quyết chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đáy lòng chúng ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn các chiến sĩ Biệt động đã hy sinh vì nước”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo vietbao

Uẩn khúc quanh "duyên nợ" với B-52 của 3 phi công Việt Nam

Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, 3 phi công ưu tú của quân độiViệt Nam, đã ghi dấu ấn lịch sử với những chiến công oai hùng với B-52.

Họ là những người đồng trang lứa, có nhiều điểm chung. Phi công Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng sinh năm 1945 còn Phạm Tuân sinh năm 1947. Họ là những phi công đánh đêm - lực lượng ưu tú nhất - của Không quân nhân dân Việt Nam thời đó. Họ đều có duyên nợ với B-52 vào cuối thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Và rồi, cả ba đều trở thành những nhân vật của lịch sử theo con đường của riêng mình.

Theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, nguyên chủ nhiệm bay Quân chủng PKKQ, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, khi chọn thời điểm ban đêm để triển khai đội hình B-52 ném bom miền Bắc, người Mỹ tính toán "sẽ loại khỏi vòng chiến phi công Bắc Việt". Bởi những phi công đạt đẳng cấp "đánh đêm" của Việt Nam "chỉ được đếm trên đầu ngón tay". Không những vậy, các phi công này phải rải ra khắp các sân bay dã chiến trên miền Bắc và mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ là mỗi lần "một mình một ngựa" đối đầu với lực lượng hùng hậu các phi công "sừng sỏ" các loại của Không quân Mỹ.

Lúc đó, Không quân nhân dân Việt Nam có hai nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ cơ bản là phá đội hình chế áp điện tử của B-52 để bộ đội tên lửa SAM-2 "vạch nhiễu diệt thù". Nhiệm vụ còn lại, quan trọng không kém là trực tiếp tiêu diệt B-52, làm điều mà người Mỹ cho rằng "bất khả thi". Vì lẽ đó, nhiệm vụ thứ 2 không chỉ là nhiệm vụ quân sự mà còn là một mệnh lệnh chính trị.

Về trang bị, MiG-21 có hai vũ khí để bắn hạ B-52, đó là tên lửa tầm nhiệt K-13 và tên lửa trang bị đầu tự dẫn radar K-5. Tuy nhiên, xét trên thực tế chiến trường, do địch gây nhiễu điện tử mạnh, tên lửa K-5 không có "cửa" để đánh B-52. Xác suất tới 99,99% là tất cả K-5 phóng ra đều bị lái chệch mục tiêu do sự chế áp của các máy gây nhiễu trong đội hình B-52. Tất cả đều trông chờ vào tên lửa tầm nhiệt K-13, loại có đầu tự dẫn hồng ngoại, sẽ bắt theo tín hiệu nhiệt (chủ yếu phát ra từ động cơ B-52). K-13 có tầm bắn 8 km, hoạt động theo cơ chế tầm nhiệt. Bằng loại vũ khí này, các phi công Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã anh dũng tiến công B-52 của Mỹ.

Anh hùng Vũ Đình Rạng - "Đi trước về sau"

Uẩn khúc quanh duyên nợ với B-52 của 3 phi công Việt Nam - Hình 1

Phi công Vũ Đình Rạng ở tuổi về hưu. Ảnh: Sống mới

Trong ba phi công kể trên, Vũ Đình Rạng là người đầu tiên chạm trán với B-52, trước thời điểm diễn ra chiến dịch 12 ngày đêm hơn 1 năm.

Theo lời kể của ông, trong trận đánh tối 20/11/1971, ông đã phóng 2 quả đạn nhắm vào 2 B-52 khác nhau (chứ không phải bắn 2 quả đạn vào cùng một chiếc). Theo câu chuyện giữa sĩ quan dẫn đường Lê Thành Chơn và thiếu tá phi công Mỹ F. Wantterhahn, sau đòn đánh của phi công Vũ Đình Rạng, một chiếc B-52 tuy lết về đến Thái Lan nhưng sau đó không thể sử dụng được nữa (chiếc còn lại có không rõ số phận). Chiến công của ông khiến đối phương "á khẩu", đài BBC im bặt, dù trước đó thường xuyên đưa tin những lần đụng độ giữa máy bay Mỹ và máy bay Bắc Việt, còn Không quân Mỹ buộc phải xuống thang, chỉ dám đánh phá từ Đường 9 trở vào.

Tuy nhiên, chính sự im lặng của BBC góp phần vào những rắc rối mà phi công Vũ Đình Rạng gặp phải. Bắn hai quả đạn, trong khi cấp trên chỉ cho phép bắn một quả (quả còn lại để phòng thân trên đường trở về sân bay). Đã vậy, không kiểm chứng được hiệu quả của trận đánh. Không ai chắc chắn được sự can đảm trong chiến đấu của phi công Vũ Đình Rạng. Thậm chí, trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng bị xem xét "nhụt ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn đảng viên".

Về việc này, Trung tướng Trần Hanh, nguyên Phó tư lệnh Không quân đã phải lên tiếng. Trong một hội thảo khoa học lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tướng Trần Hanh khi đang đọc tham luận, đến đoạn nhắc tới trận đánh của phi công Vũ Đình Rạng, ông dừng hẳn tham luận và dùng toàn bộ thời gian trình bày của mình để nói rõ thêm về trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng. Khi đó, Tướng Trần Hanh nói: "Khuyết điểm này là của sở chỉ huy không phải của anh Rạng". Khuyết điểm ở đây là "không bắn rơi tại chỗ B-52", bắt nguồn từ lệnh cho phi công chỉ được bắn B-52 bằng 1 quả đạn tên lửa.

Năm 2010, phi công Vũ Đình Rạng đã được xét phong anh hùng. Tuy nhiên, ông đã từ chối danh hiệu này vì cho rằng thêm một danh hiệu cũng chỉ là việc "thêu hoa trên gấm".

Chiến công bắn hạ B-52 của phi công Vũ Đình Rạng được lập sớm hơn cả nhưng lại được công nhận sau cùng.

Anh hùng Vũ Xuân Thiều - "Quả đạn thứ 3"

Uẩn khúc quanh duyên nợ với B-52 của 3 phi công Việt Nam - Hình 2

Di ảnh của anh hùng liệt sĩ Vũ xuân Thiều và mô hình máy bay tiêm kích MiG-21.

Trong trận đánh đêm 28/12/1972, sau khi bắn hai quả đạn tên lửa mà không hạ được B-52, phi công Vũ Xuân Thiều lái chiếc MiG-21 đâm vào B-52 để ngăn chặn siêu pháo đài bay này gây tội ác. Chiếc B-52 bị hạ gục trên bầu trời Sơn La, chưa kịp cắt bom ở Hà Nội.

Sau trận đánh, Quân chủng đã cử một đoàn công tác lên ngay Sơn La tìm kiếm và xác minh. Kết quả, theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, đã tìm thấy xác chiếc MiG-21 dính với B-52. Xác chiếc MiG-21 và B-52 đã được đưa về Hà Nội. Xác B-52 được trưng bày ở bảo tàng. (Hiện có Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng PKKQ hoặc Bảo tàng Chiến thắng B-52 trưng bày xác B-52). Còn mảnh xác còn lại của chiếc MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều được giữ lại và gìn giữ tại nhà riêng của ông trên phố Đặng Dung.

Sau này, nhiều tờ báo khi kể chuyện chiến đấu của phi công Vũ Xuân Thiều thường ví ông như "quả đạn thứ 3", tuy nhiên họ không biết rằng, đó là một khái niệm vi phạm kỷ luật quân đội. Theo quan điểm chính thống, Đại tá Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, trong những ngày tháng đối đầu nghẹt thở với B-52, nhiều phi công Việt Nam thậm chí, viết đơn xin được đánh cảm tử miễn đạt mục tiêu bắt B-52 đền tội.

Theo Đại tá Diện, tinh thần sẵn sàng biến mình thành "quả đạn thứ 3" của phi công là đáng ghi nhận nhưng hành động này bị cấm tuyệt đối. Trước hết, Việt Nam không có nhiều phi công và máy bay để chơi trò cảm tử Kamikaze của người Nhật và hơn nữa "tinh thần cảm tử" bị xếp vào quan điểm nóng vội, yêng hùng.

Vì lẽ đó, "sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều có vi phạm kỷ luật quân đội hay không?" là câu hỏi không phải bây giờ mới có. Tại Hội thảo khoa học lịch sử Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không diễn ra hồi tháng 11/2012, với danh nghĩa người trực tiếp tham gia xác minh quá trình chiến đấu và sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan phát biểu: "Tôi không dám kết luận đồng chí Vũ Xuân Thiều là ý chí ra sao, khuyết điểm ra làm sao, tôi chỉ báo cáo đồng chí Thiều đã bắn hạ B-52 ở rất gần...". Đó cũng là nhận định thống nhất trong chính sử về sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, trong đó, các yếu tố có thể bị quy kết vi phạm kỷ luật quân đội đã được loại bỏ. Mãi tới năm 1994, phi công Vũ Xuân Thiều mới được truy tặng danh hiệu anh hùng.

Anh hùng Phạm Tuân - "Nhiều lần anh hùng"

Uẩn khúc quanh duyên nợ với B-52 của 3 phi công Việt Nam - Hình 3

Anh hùng phi công Phạm Tuân đang nói chuyện với giặc lái Mỹ.

Khác với Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, chiến công của phi công Phạm Tuân được ghi nhận rất kịp thời.

Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử, phi công Phạm Tuân đã thực hiện một cách hoàn hảo phương án tác chiến, đã thực hiện được điều mà cả hai phi công Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng chưa làm được: Thứ nhất, được tính là bắn rơi B-52 tại chỗ; Thứ hai, sống sót trở về. Một chiến công không tì vết, và chính vì vậy đôi lúc chiến công của ông cũng gây tranh cãi.

Thế nhưng, rõ ràng là hai quả tên lửa K-13 đủ sức hạ đo ván B-52 nhưng để phóng được hai quả đạn đó phải có sự hội tụ khá nhiều yếu tố may mắn đến khó tin. Trong điều kiện B-52 phóng mồi bẫy nhiệt, K-13 cũng có thể bị vô hiệu hóa, tuy nhiên, nếu đảm bảo yếu tố bất ngờ, một quả đạn K-13 hoàn toàn có thể phá hủy một cặp động cơ của B-52 nhờ khối chiến đấu 11,3 kg (gồm thuốc nổ và mảnh văng).

Trong chiến dịch 12 ngày đêm, rút kinh nghiệm từ lần phi công Vũ Đình Rạng bắn rơi hụt một B-52 ở khu IV, Quân chủng Không quân lệnh cho các phi công MiG-21, khi gặp B-52 phải bắn hết cơ số đạn (hai quả, với mật lệnh là "uống hai chai"). Tất nhiên, khi bắn quả đạn thứ 2 được "Lock 2", tức là nhắm vào một cặp động cơ khác với quả đạn thứ nhất. Điều đó có nghĩa là, khi cả hai quả đạn trúng đích, chiếc B-52 sẽ không chỉ bị "loại khỏi vòng chiến" mà còn có thể rơi ngay tại chỗ.

Làm thế nào phi công Phạm Tuân vượt qua hàng rào F-4 dày đặc hộ tống B-52 để khai hỏa và làm sao để thoát ly trở về an toàn là cả một kỳ tích. Nếu sống sót đã là chiến thắng thì chiến công của phi công Phạm Tuân hết sức vẻ vang.

Đến nay, Trung tướng Phạm Tuân đã được 3 lần trao tặng danh hiệu anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô, với một cá nhân danh hiệu anh hùng như vậy có lẽ đã quá nhiều).

Nếu so sánh với những lực lượng khác, phi công chịu những kỷ luật khắt khe đặc biệt nhưng không phải ngoại lệ. Những người lính tên lửa được lệnh chỉ dành đạn đánh B-52, thậm chí, họ không có quyền tự vệ trước bọn chiến thuật F-4, F-105 đang bắn Shrike như mưa vào chỗ họ đang ngồi, dù hoàn toàn có khả năng đánh trả. Không đánh trả là chấp nhận hy sinh, nhưng đánh trả là vi phạm kỷ luật chiến đấu - Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Những phi công sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu đã có thể coi là những anh hùng.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảngHiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảng
15:49:36 16/05/2025
Máy đo nồng độ cồn mới của CSGT Hà Nội có thể ghi nhận hình ảnh người thổiMáy đo nồng độ cồn mới của CSGT Hà Nội có thể ghi nhận hình ảnh người thổi
13:39:18 16/05/2025
Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
18:39:04 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai ChâuDanh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
22:34:02 16/05/2025
Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã manXôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man
13:27:15 16/05/2025
Thông tin nóng vụ án khiến Thiếu tá Khải hy sinh, đối tượng bị bắt gây choángThông tin nóng vụ án khiến Thiếu tá Khải hy sinh, đối tượng bị bắt gây choáng
16:57:45 16/05/2025
Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xãVụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã
08:24:33 17/05/2025

Tin đang nóng

Đặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sởĐặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở
19:34:40 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
21:04:45 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
23:00:35 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
19:34:45 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợSau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
18:26:39 17/05/2025
Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?
21:16:25 17/05/2025
Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?
17:14:21 17/05/2025
Bộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắngBộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắng
18:39:08 17/05/2025

Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

21:30:42 17/05/2025
Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý Nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

21:17:17 17/05/2025
Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt cảnh cáo hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Trường hợp tái phạm nhiều lần, mức phạt lên tới 20 triệu đồng.
Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

19:57:34 17/05/2025
Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước đã có văn bản đề nghị Chi cục Quản lý thị trường TPHCM xem xét, giải quyết phản ánh TikToker Võ Hà Linh có dấu hiệu bán hàng phá giá.
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

17:57:30 17/05/2025
Một bà lão 77 tuổi tại TP Hải Dương (Hải Dương) nhận cuộc gọi từ người tự xưng công an, thông báo nợ hơn 3 tỷ đồng và yêu cầu chuyển tiền, nhưng kịp thời đến trình báo công an.
Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

17:38:43 17/05/2025
Thời gian qua người dân luôn đối mặt với hoang mang khi kẻ xấu lợi dụng công nghệ để đưa ra những hành vi chiếm đoạt tài sản. Mới đây một chiêu trò mới được đưa ra khi những kẻ xấu mạo danh Chi Cục Thuế gửi thông báo khẩn khiến mxh hoan...
Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

16:27:41 17/05/2025
Phương án trục vớt tàu kéo được phê duyệt từ tháng 8/2024. Tuy nhiên đến thời điểm này, các đơn vị liên quan chỉ trục vớt được sà lan, tàu kéo vẫn còn nằm dưới đáy biển.
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

16:25:23 17/05/2025
Tính tới 13h45 ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 5 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở đất, đá ở công trường thi công của công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

12:05:26 17/05/2025
Sáng 15/5, tài xế Đ. tới trình diện tại cơ quan công an và được đưa đi lấy mẫu máu xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy. Vụ việc đang được cơ quan chức năng giải quyết theo quy định pháp luật.
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

11:04:39 17/05/2025
Đến 9h30 ngày 17/5, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện thi thể của 3 trong số 5 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở ở công trường thi công của công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.
Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

10:44:01 17/05/2025
Hiện tượng này đe dọa trực tiếp đến an toàn của tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực (xung quanh khu vực sụt lún có 21 hộ, 92 nhân khẩu tại thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư và diện tích đất nông nghiệp khoảng 12ha).
Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

10:43:58 17/05/2025
Chiều 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật công tác bảo hộ công dân bị trục xuất từ Myanmar về nước đến nay.
Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

08:20:52 17/05/2025
Lực lượng chức năng đã huy động 150 người đến hiện trường vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tà Páo Hồ 1A để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn.

Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'

Sao việt

23:29:39 17/05/2025
Ba nam diễn viên tham gia bộ phim Ván bài lật ngửa đều trở nên nổi tiếng những năm 80, song cuộc đời lại trải qua nhiều thăng trầm, biến cố.
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An

Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An

Pháp luật

23:13:16 17/05/2025
Ngày 16/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Long An tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tin báo về tội phạm "Mua bán người" xảy ra vào ngày 1/6/2024 tại ấp Đức Hạnh 2, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa.
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Phim châu á

23:09:30 17/05/2025
Ngày 17/5, bộ phim Doraemon Movie 44: Nobita Và Cuộc Phiêu Lưu Vào Thế Giới Trong Tranh công chiếu sớm và lập tức càn quét phòng vé.
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Thế giới

23:07:13 17/05/2025
Dù cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine có những kết quả, nhưng giới quan sát cho rằng nó còn tương đối hạn chế và thế bế tắc giữa 2 bên vẫn tồn tại.
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Góc tâm tình

23:03:08 17/05/2025
Khi bố mẹ cho tôi mảnh đất, chồng rất vui. Nhưng khi biết mảnh đất ấy chỉ đứng tên tôi, anh lại vô cùng bức xúc và muốn ly hôn ngay lập tức.
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Tv show

22:18:47 17/05/2025
Cặp chồng Tây - vợ Việt khiến Hồng Vân và Quốc Thuận thích thú khi mang đến màu sắc mới lạ cho chương trình Vợ chồng son .
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Sao âu mỹ

22:13:54 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tấn công siêu sao Taylor Swift hôm 16.5 do vẫn còn căm ghét cô vì đã ủng hộ đảng Dân chủ trong 2 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất.
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Nhạc quốc tế

22:01:40 17/05/2025
Hình ảnh con hàu và ngọc trai cùng dòng chữ Take Me Too High sử dụng làm hình ảnh quảng bá của IRENE & SEULGI nhận về nhiều chỉ trích
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Netizen

21:51:55 17/05/2025
Lý Hương Ngưng - con gái của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long, đã quyết định từ bỏ niềm đam mê ca hát để theo đuổi võ thuật, bước vào phim trường, phát triển tinh thần kungfu của cha.
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Sao thể thao

21:49:52 17/05/2025
Nhờ lần lượt đoạt chức vô địch châu Âu và Nam Mỹ, 2 ĐT Tây Ban Nha và Argentina sẽ trở thành đối thủ của nhau trong trận Siêu cúp Liên lục địa Finalissima.
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Sao châu á

21:43:47 17/05/2025
Trịnh Sảnglà nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, được biết đến qua vai Sở Vũ Tiêm. Tuy nhiên về sau cô bị cả nước phong sát vì đạo đức kém, không còn đường kiếm sống cô lén lút ra nước ngoài và xảy ra nhiều sự việc lớn.