Huyền thoại 1C: Cuộc chiến khốc liệt
Một cuộc chiến ác liệt của thanh niên xung phong và nhân dân Tây Nam Bộ đã được tái hiện hết sức chân thật và sống động.
Huyền thoại 1C nằm trong dòng phim chính luận phản ánh cuộc chiến đấu khốc liệt nhưng kiên gan, anh hùng của lực lượng Thanh niên xung phong đơn vị Liên đội I trên tuyến đường 1C trong kháng chiến chống Mỹ giành hòa bình, thống nhất đất nước.
Huyền thoại 1C là những câu chuyện sinh động về tập thể 800 những chàng trai, cô gái đã từng khai thêm tuổi, trốn gia đình tòng quân thực hiện nhiệm vụ cấp bách – chuyển hàng ra mặt trận. Họ hiện thân trong phim qua hình ảnh các nhân vật: Ba Lành, Linh, Lê, Lướt, Liên, Thơ, Phương…
Những cảnh quay bom rơi đạn nổ ác liệt tương phản với bức tranh Tây Nam Bộ xinh đẹp không khỏi làm nao lòng người
Tuyến đường 1C từ Bắc lộ Cái Sắn đến kênh Vĩnh Tế, đêm đêm hàng trăm ghe xuồng xuôi ngược. Tất cả đều tin vào chiến thắng, và họ đã sống, chết với niềm tin ấy…
Mỗi một tập phim có nội dung phản ánh về một sự kiện diễn ra theo tình hình lịch sử lúc bấy giờ và những hoạt động của đơn vị 1C.
Từ việc vận chuyển hàng trong đêm tối bằng xuồng ba lá, mùa khô bằng xe thồ trâu, kề vai khuân vác, băng rừng vượt sông trong đêm tối chuyện đụng độ với giặc từng trận khốc liệt không trận nào giống trận nào chuyện sau trận đánh chăm sóc thương binh, chuyện đồng đội hy sinh, đi tìm xác khắp nơi… chuyện những ngày chuyển quân rầm rộ, quyết liệt….
Video đang HOT
Cuộc chiến được tái hiện một cách sinh động và mới mẻ
Song, phim còn đặc tả đời sống cực kỳ gian khổ, đói rách, bệnh tật, thiếu thốn mọi điều kiện sinh hoạt của đơn vị 1C. Trong đó có cả chuyện lạc đường rừng, đói lả, sự sống và cái chết lý tưởng cách mạng và sinh mạng cá nhân đặt ra nhiều tình huống kịch tính.
Biết rõ con đường 1C là “sinh mệnh” của chiến trường miền Tây Nam bộ nên Chỉ huy Liên quân Việt – Mỹ và vùng 4 chiến thuật đã dốc toàn lực đối phó, với những loại vũ khí mang tính sát thương và hủy diệt cao.
Đồng thời, địch huy động hàng sư đoàn với các binh chủng phối thuộc bằng phương tiện hiện đại tràn ngập chiến trường. Chúng quyết hủy diệt con đường 1C bằng mọi giá. Những thanh niên xung phong lại bước vào cuộc chiến đấu diễn ra mỗi ngày, sự sống và cái chết kề trong gang tấc.
Các diễn viên trẻ đã hy sinh rất nhiều để thực hiện những vai diễn vô cùng khó khăn này
Hiện thực khốc liệt ấy đã được tái hiện trong suốt chiều dài của phim qua một chuỗi tình huống cảnh giao tranh giữa ta và địch. Sau hơn 8 năm làm nhiệm vụ, 399 đồng chí đã hy sinh, đơn vị giải tán, người vào quân chủ lực, người về địa phương cùng lao động và chiến đấu. Để rồi sau 30 năm đất nước thống nhất, họ gặp lại nhau trong ngày họp mặt đón nhận phần thưởng cao quý.
Dưới sự chỉ đạo của Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Thanh Vân, lực lượng diễn viên trẻ đã tái hiện những câu chuyện chân thật, sinh động về một lớp thanh niên xung đã để lại tuổi xuân tươi đẹp của mình trên tuyến đường 1C ác liệt.
Dù trong bom đạn ác liệt, những nụ cười vẫn nở
Ngoài Thiên Bảo là gương mặt khá quen thuộc, còn lại đều là tân binh: Miss Sunplay Diệu Thúy, ca sỹ Lưu Quang Anh, cascardeur Tuấn Anh, và các diễn viên đang là sinh viên trường ĐH ĐASK TP.HCM…
Trẻ tuổi đời và tuổi nghề, chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm nhưng cháy bỏng khao khát và giàu nhiệt huyết dấn thân. Chấp nhận xa nhà, tự tin với bộ phục trang thanh niên xung phong và nhập cuộc vào “chiến trường 1C” với tinh thần sẵn sàng thực hiện mọi yêu cầu cho vai diễn của mình!
Và tình yêu không bao giờ tắt
Trước ngày đến trường quay, các bạn đã nghiêm túc thực hiện chế độ tập luyện kỹ thuật quân sự, kĩ năng bắn súng, tập lội sông, bơi và chống xuồng… với hơn hai tuần trên thao trường Quân khu 9.
Chính sức trẻ của họ đã thổi lên bầu không khí rộn ràng sức sống với những tính vẻ đẹp hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của từng nhân vật, trở thành những điểm nhấn khó quên trong phim.
Huyền thoại 1C phát sóng trên kênh HTV9, lúc 17h30, các ngày trong tuần và phát lại trên k ênh Thuần Việt vào lúc 19h15 các ngày trong tuần.
Theo 24h
Phim Việt mùa cuối năm: chờ 3 phim "bom tấn" về chiến tranh
Không hẹn mà gặp, cuối năm nay sẽ có 3 bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng hoàn thành là "Mùi cỏ cháy", "Đường Hồ Chí Minh trên biển" và "Huyền thoại 1C".
Tiếng ve trong Mùi Cỏ Cháy
Để có được bộ phim kỷ niệm một thời đạn lửa và tái hiện năm 1972 khốc liệt ở chiến trường Quảng Trị, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã phải ấp ủ kịch bản này trong suốt 5 năm.
Phim kể về 4 sinh viên Hoàng, Thành, Thăng, Long cùng lên đường nhập ngũ vào mùa hè năm 1971. Trải qua chiến tranh, nhóm 4 người bạn chỉ còn Hoàng là người duy nhất trở về. Bộ phim là một cuốn nhật ký bằng hình ảnh xen kẽ giữa cuộc sống hiện tại của Hoàng với quá khứ chiến tranh.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (phải) tại trường quay phim Mùi cỏ cháy.
Gần 1 năm nay, đoàn làm phim Mùi Cỏ Cháy thực sự vắt kiệt mình cho những bối cảnh khó. Các cảnh quay đầu, đoàn phim tái hiện lại cuộc sống Hà Nội những năm 1970, đây là một điều không hề đơn giản, bởi vậy họ đã sử dụng triệt để những cảnh quay sinh hoạt tại gia đình ở nhà cổ 87 phố Mã Mây, Hà Nội...
Những cảnh quay chiến tranh tại thành cổ được dựng lại ở Làng Văn hóa các dân tộc VN (Đồng Mô, Hà Nội) nhưng đạo diễn Nguyễn Hữu Mười - Hãng phim Truyện VN vẫn chưa thực sự hài lòng. Ông cho biết:"Để tạo dựng một thành cổ bị địch tàn phá như trong bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính rất khó, với kinh phí eo hẹp 5,2 tỷ đồng của đoàn phim là không thể. Nhưng dù sao chúng tôi cũng phải dựng lại, trong phim khán giả chỉ thấy một góc hẹp thành Quảng Trị, chứ không thể thấy sự bát ngát và điêu tàn như thực tế vốn có".
Còn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì bộ phim mang một phần cuộc đời ông chứa đựng nỗi ám ảnh về tiếng ve kêu trong Công viên Thống Nhất mùa hè năm 1971 ở cảnh mở đầu và cảnh kết, đó là nơi 4 chàng sinh viên cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm trước khi ra chiến trường. "4 người ra đi mà chỉ có 1 người trở về để nghe lại tiếng ve của mùa hè thời trai trẻ, đau xót lắm chứ.
Nhiều đêm tĩnh lặng, đi trên phố, tôi trăn trở và tự hỏi tại sao mình được sống trở về? và tôi đã viết: Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy/ Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai/ Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài/ Những vùng đất không tiếng gà cất gáy/Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn..." - nhà thơ xúc động.
Lăn lộn với cuộc chiến
Cùng với sự vào cuộc của điện ảnh, 2 bộ phim truyền hình Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số (40 tập) và Huyền Thoại 1C (20 tập) dự kiến cũng hoàn thành vào cuối năm nay sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn khác về chiến tranh.
Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số là một bộ phim hoành tráng do 3 đạo diễn Xuân Cường, Hồ Ngọc Xum và Đinh Thái Thụy cùng chỉ đạo thực hiện với 9 tổ quay phim.
Bộ phim Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số do Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp thực hiện với Hãng phim Giải Phóng, có kinh phí 16 tỷ đồng. Bộ phim Huyền Thoại 1C do Bộ VHTTDL là chủ đầu tư giao cho Hãng phim Tây Nam thực hiện, với kinh phí hoàn toàn do Nhà nước đầu tư vào khoảng trên dưới 30 tỷ đồng.
Những cảnh quay đồ sộ nhất đã được thực hiện tại căn cứ Minh Đạm (Long Hải - Vũng Tàu) và vùng biển Vũng Tàu. Đó là cuộc hành quân với hơn 200 diễn viên cảnh trực thăng, tàu chiến của Mỹ vây ráp những con tàu cảm tử không số của cách mạng và trực thăng Mỹ đổ quân vây các cánh rừng.
Nhiều tháng nay, đạo diễn NSƯT Nguyễn Thanh Vân lại đang lăn lộn trên vùng đất Mộc Hóa (Long An) để làm phim về cuộc sống của lực lượng TNXP suốt 8 năm bảo vệ đường 1C - tuyến đường giao liên biên giới trải dài từ Sóc Chuốt (Túc Mía, Campuchia) đến Cà Mau, đi qua hầu hết các địa phương của miền Tây Nam Bộ.
Theo Dân Việt
Phim chiến tranh Việt Nam khó "hút" khán giả Khán giả chờ đợi sự đột phá mới ở dòng phim mà trong khoảng thời gian gần đây thiếu vắng những tác phẩm thực sự hấp dẫn. Thiếu tính triết lý Kịch bản sâu sắc, chân thực là chất liệu tạo dựng nên một bộ phim chiến tranh hay. Để viết được những kịch bản như vậy, nhà biên kịch không thể dễ...