Huyện Hoằng Hóa chủ động triển khai các phương án phòng, chống lụt bão
Với 12 km bờ biển, lại có 3 con sông lớn chạy qua là sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung, huyện Hoằng Hóa luôn chịu tác động lớn khi có thiên tai, mưa bão.
Liên tiếp trong các năm từ 2016 đến 2018, huyện đều gánh chịu nặng nề bởi các cơn bão có cường độ mạnh. Năm nay, để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa bão, từ tháng 4-2020 khi thời tiết còn nắng nóng, huyện Hoằng Hóa đã triển khai kế hoạch và các giải pháp phòng, chống thiên tai cho mùa mưa bão.
Tàu thuyền huyện Hoằng Hóa neo đậu tránh trú bão trên sông Lạch Trường, đoạn qua xã Hoằng Yến.
Trong tổng số gần 87 km đê qua địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay, có tuyến đê Đông và Tây sông Cung lâu nay đầu tư chắp vá nên còn nhiều vị trí xung yếu, xuống cấp chưa được xử lý. Hiện nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện đã chỉ đạo 26 xã có đê kiện toàn lực lượng canh đê, hộ đê, sẵn sàng huy động khi có yêu cầu. 5 xã vùng cửa sông gồm Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hoằng Hà, Hoằng Yến và Hoằng Đạt cũng được yêu cầu triển khai các nhóm giải pháp PCTT&TKCN theo đặc thù riêng. Tại 5 xã tiếp giáp với biển gồm: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ đã được huyện rà soát số dân cư sinh sống sát mép biển để lên phương án sơ tán khi có bão mạnh. Theo đó, có 175 hộ dân, với 733 nhân khẩu sinh sống cách bờ biển trong phạm vi 200m đã có phương án di dân đến nơi an toàn. 309 hộ dân, với 1.043 nhân khẩu sinh sống cách mép biển từ 200 đến 500m cũng được lên phương án dự phòng tình huống di dời nếu có bão mạnh, siêu bão.
Với các tàu thuyền, toàn huyện có 5 xã có nghề khai thác hải sản và vận tải biển với tổng số 1.108 phương tiện, khoảng 3.006 lao động thường xuyên hoạt động trên biển. BCH PCTT&TKCN huyện đã yêu cầu các chủ phương tiện trang bị 14 ICOM, 109 máy liên lạc tầm trung VHF. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã được giao xây dựng phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển và các khu vực cửa sông. Đồn đã có chương trình phối hợp với các xã để thường xuyên kiểm tra, nắm bắt, quản lý người và phương tiện để kêu gọi tránh trú bão, cung cấp các thông tin an toàn.
Video đang HOT
Công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện và các điều kiện liên quan đã được huyện Hoằng Hóa chủ động. Ngoài vật tư tại chỗ do các xã chuẩn bị, BCH PCTT&TKCN huyện đã có 2 ca nô, 2 xuồng máy, nhiều nhà bạt di động, 1.000 phao cứu sinh, 700 áo phao, 7 phao bè cứu sinh. Tại các xã, thị trấn, đến thời điểm này đều đã kiện toàn tổ chức bộ máy PCTT&TKCN, xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị nhiều phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong thiên tai. Các loại vật tư dự trữ theo phương châm “4 tại chỗ” cũng được huyện đôn đốc các xã thực hiện nghiêm, sẵn sàng để huy động khi có thiên tai.
Với các ngành thành viên BCH PCTT&TKCN huyện, tùy vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đã triển khai nhiều giải pháp PCTT. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp các thông tin liên quan cho huyện. Đồng thời, giúp UBND huyện và BCH PCTT&TKCN huyện đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn vị cấp huyện thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Ban Chỉ huy Quân sự và Công an huyện đóng vai trò nòng cốt trong việc sơ tán người, tài sản, cứu hộ cứu nạn, bảo đảm an ninh trật tự khi có thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện còn có nhiệm vụ quan trọng là huy động lực lượng xung kích, lực lượng hộ đê, phối hợp với Đồn Biên phòng Hoằng Trường để xây dựng và triển khai công tác TKCN. Hạt Quản lý đê Hoằng Hóa xây dựng phương án hộ đê cho toàn tuyến và các phương án đối với trọng điểm phòng chống lũ lụt. Chi nhánh Thủy lợi Hoằng Hóa có phương án chống úng, chống hạn; thường xuyên kiểm tra các cống tiêu, bảo dưỡng và vận hành các trạm bơm trên địa bàn huyện. Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về PCTT, hướng dẫn kịp thời các giải pháp cấp bách để giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão. Các phòng: Tài chính – Kế hoạch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND huyện triển khai công tác bảo đảm an toàn cho du khách tại Khu Du lịch biển Hải Tiến và Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Phòng Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện được giao nhiệm vụ sẵn sàng nhân lực, phương tiện và vật tư, chờ điều động khi có tình huống khẩn cấp; hướng dẫn và tham gia công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong và sau khi bão lũ đi qua.
Mùa mưa bão năm 2020 đã đến, dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Việc chủ động triển khai các phương án phòng tránh thiệt hại là điều cần thiết mà huyện đồng bằng ven biển Hoằng Hóa đã và đang triển khai.
Mưa lũ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bắc Bộ
Trận mưa lớn kéo dài từ đêm 16 đên sang 17-8 khiến nhiều địa phương ở khu vực Bắc Bộ bị thiệt hại nặng nề.
Tại tỉnh Quảng Ninh, mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi. Nhiều khu dân cư ở TP Hạ Long chìm trong biển nước. Ban Chỉ huy Quân sự TP Hạ Long đã lên kế hoạch di dời 40 hộ dân ở các phường Cao Thắng, Hà Lầm, Hà Khánh.
Cũng tại TP Hạ Long, môt gia đinh ơ phường Trần Hưng Đạo đang ngủ trong nhà thì bị một bụi tre lớn từ đồi phía sau nhà cùng đất sạt trượt xuống, khiến một bức tường bị đổ, đè vào giường ngủ làm 3 người bị thương.
Ngập lụt cũng diễn ra ở nhiều địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh, bao gồm TP Cẩm Phả, các huyện Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên và Đầm Hà. Hiện các địa phương đã cử người canh gác không cho người và phương tiện qua lại một số khu vực, nhất là khu vực đồi núi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở đất. Trong ngày 17-8, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã tạm thời ngừng cấp điện các phường Cao Thắng, Hà Lầm, Hà Khánh (TP Hạ Long), Quang Hanh (TP Cẩm Phả) để bảo đảm an toàn cho người dân. Khoảng 3.000 hộ dân bị cắt điện sẽ được cung cấp điện trở lại sau khi nước rút.
Lực lượng vũ trang TP Hạ Long di chuyển người và tài sản của dân bị ngập lụt tại phường Hà Lầm Ảnh: VĂN ĐẢM
Tại tỉnh Điện Biên, lũ quét trên địa bàn các huyện Nậm Pồ, Tuần Giáo, TP Điện Biên Phủ, gây thiệt hại 14 nhà ở, trong đó có 4 nhà bị lũ cuốn trôi; 128 hộ dân tại thị trấn Nậm Nhừ (huyện Nậm Nhùn) bị chia cắt do nước lũ cuốn trôi ngầm tràn. Mưa lũ cũng làm sạt lở 25 m đường, cuốn trôi 4 phòng học ở huyện Nậm Pồ.
Tai Ha Nôi, trận mưa to vào chiêu 17-8 đã gây ngập một số tuyến phố ơ các quân Hoan Kiêm, Ba Đinh, Hai Ba Trưng, Đông Đa, Thanh Xuân, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Theo Trung tâm Dư bao Khi tương thủy văn quôc gia, hồi 13 giờ ngày 17-8, xuất hiện áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần biển Đông, tâm ATNĐ nằm ngay trên khu vực phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Dự báo đến 13 giờ ngày 18-8, vị trí tâm ATNĐ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9, có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 19-8, vị trí tâm bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220 km về phía Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của ATNĐ mạnh lên thành bão và ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ kết hợp với vùng xoáy thấp trên mực 5.000 m hoạt động mạnh nên dự báo từ ngày ngày 19 đến 23-8, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to trên diện rộng, trong đó có nơi mưa rất to.
Trong ngày 17-8, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 08/CĐ-TWPCTT gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cùng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó tình hình mưa bão.
Bình Định: Vì sao cảng cá Quy Nhơn lại là nỗi kinh hoàng của ngư dân trước mùa mưa bão? Mặt nước trước cảng cá Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) chật hẹp, nên vào mùa mưa bão, tàu cá neo đậu tránh bão ở đây thường bị va đập gây hư hỏng, đây chính là nỗi kinh hoàng của ngư dân. Đến tàu vỏ thép cũng không thoát Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay ở tỉnh Bình Định sẽ có diễn...