Huyện Hoài Đức gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp
Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện, tiến tới Đại hội Đảng bộ các cấp, mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức đã tiến hành gắn biến công trình chào mừng Đại hội Đảng cho Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đê Tả Đáy kết hợp giao thông trên địa bàn.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đê Tả Đáy là dự án cải tạo kết hợp giao thông với tổng chiều dài tuyến đường 16,79km. Điểm đầu tuyến ở Km2 700 – tại nút giao với tuyến đường N6 thuộc địa phận xã Song Phượng, huyện Đan Phượng; điểm cuối tuyến tại vị trí Km19 490 đấu nối với dự án Trạm bơm Yên Nghĩa.
Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức tham dự lễ gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường mặt đê Tả Đáy được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đồng bằng, với tốc độ thiết kế từ 40 đến 60 km/h. Tuyến đường có chiều rộng nền đường 9,0m, chiều rộng mặt đường là hơn 7m, toàn bộ hệ thống chiếu sáng, thoát nước, trồng cỏ mái đê được tiến hành đồng bộ.
Phát biểu tại lễ gắn biển công trình, ông Nguyễn Hoàng Trường – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức cho biết, sau 18 tháng đầy nỗ lực và cố gắng, đến nay công trình đã thi công hoàn thành các hạng mục cơ bản, các đoạn còn lại đang thi công lớp cấp phối đá dăm và phấn đấu hoàn thành việc thi công toàn bộ công trình vào tháng 8/2020, vượt tiến độ 4 tháng so với hợp đồng đã ký kết.
Dự án cải tạo, nâng cấp đê Tả Đáy có tổng mức đầu tư là 418,8 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Thành phố Hà Nội hỗ trợ và ngân sách huyện. Trong đó, chi phí xây lắp là 326,5 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 14,2 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án là 4,7 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư là 16,4 tỷ đồng; chi phí khác là 15,8 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 41,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Xác định địa giới hành chính giữa Hòa Bình với Thanh Hóa, Ninh Bình
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình với các tỉnh lân cận tại những khu vực do lịch sử để lại.
Khu vực Vạn Mai
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tại khu vực Vạn Mai do lịch sử để lại.
Cụ thể, đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tại khu vực Vạn Mai, giáp ranh giữa xã Mai Hịch, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa nằm trên 03 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-78-D-d-2, F-48-79-C-c-1 và F-48-79-C-c-2 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất tại giao điểm giữa suối Quên với quốc lộ 15A, theo hướng Nam - Tây Nam, đi giữa suối Quên đến ngã ba giữa suối Quên và sông Mã, chuyển hướng Đông - Đông Nam đi giữa sông Mã đến ngã ba giữa sông Mã với suối Co Bông, chuyển hướng Đông Bắc đi giữa suối Co Bông rồi theo khe đến đỉnh núi Thám Pùng có độ cao 322,0 m, theo hướng Đông - Đông Nam đi thẳng đến đỉnh núi có độ cao 343,5 m, tiếp tục theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 365,7 m; 664,5 m; 506,8 m đến đỉnh núi có độ cao 788,0 m là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ xác định địa giới hành chính trên xác định cụ thể đường địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để quản lý.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa hoàn thành việc xác định địa giới hành chính tại khu vực Vạn Mai do lịch sử để lại trong quý III năm 2020.
Khu vực đền Cát Đùn, khu vực Chín quả đồi Lim
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại hai khu vực do lịch sử để lại.
Cụ thể, đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại khu vực đền Cát Đùn, giáp ranh giữa xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Xích Thổ, huyện Nho Quan; xã Gia Hưng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được thể hiện trên 01 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-92-B-a-4 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất tại đỉnh núi Mặt Quỷ có độ cao 275,2 m, theo hướng Đông Nam, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 200,7 m; 251,4 m; 266,1 m, qua cửa Tráp rồi qua các đỉnh núi có độ cao 203,7 m; 239,6 m; 273,5 m, chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến yên ngựa, chuyển hướng Bắc - Tây Bắc đi theo khe đến gặp suối, đi giữa suối đến gặp điểm thờ cúng tâm linh (điểm thờ cúng tâm linh do tỉnh Ninh Bình quản lý), tiếp tục đi giữa suối đến gặp đường tụ thủy, chuyển hướng Đông - Đông Bắc đi thẳng lên đỉnh núi có độ cao 384,9 m, chuyển hướng Nam - Đông Nam, Tây Nam và Đông Nam đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 324,7 m; 322,3 m; 271,9 m; 283,3 m; 291,4 m; 285,9 m; 293,6 m; 303,7 m đến đỉnh 297,3 m là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất.
Đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại khu vực Chín quả đồi Lim, giáp ranh giữa xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nằm trên 01 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-92-A-b-4 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất tại ngã ba giữa sông Lạng với nhánh của sông Lạng, phía Nam đồi cao 21,6 m, theo hướng Bắc - Tây Bắc, đi giữa sông Lạng đến điểm ngoặt của sông Lạng, chuyển hướng Đông Bắc đến bờ ao, đi theo phía Nam bờ ao đến giao điểm bờ ao với đường tụ thủy, theo khe đến đỉnh núi có độ cao 71,3 m, chuyển hướng Bắc - Đông Bắc, theo sống núi xuống chân núi gặp đường đất, theo hướng Tây Bắc đi giữa đường đất đến giao điểm giữa đường đất với tụ thủy, chuyển hướng Bắc - Đông Bắc đi theo khe đến đỉnh núi có độ cao 71,6 m, tiếp tục theo sống núi đến đỉnh núi có độ cao 71,3 m, chuyển hướng Bắc - Tây Bắc theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 67,1 m; 61,0 m; 41,8 m; 51,3 m xuống gặp suối, đi giữa suối, khe, chuyển hướng Tây Nam đi giữa suối, rồi cắt thẳng ra đến giữa sông Lạng là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình căn cứ Nghị quyết này xác định cụ thể đường địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để quản lý.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hoàn thành việc xác định địa giới hành chính tại hai khu vực do lịch sử để lại trong quý IV năm 2020.
Ông Lê Anh Quân tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Chiều 26/5, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã hoàn thành công tác bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ, bầu trực tiếp Bí thư Huyện ủy. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu trong Đại hội Theo đó, có...