Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên gượng dậy sau lũ lớn
Mực nước lũ trên sông Kỳ Lộ, chảy qua huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã rút. Sau trận lũ lớn vừa qua, chính quyền và người dân địa phương khẩn trương khôi phục sinh hoạt, sản xuất.
Chiều nay (12/11), tại các khu dân cư ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nước lũ đã rút hết. Trên mọi nẻo đường vẫn còn nhiều bùn non, rác thải phủ kín mặt ruộng, trên tường rào, dây điện. Kể từ trận lũ lịch sử năm 2009 đến nay, người dân huyện miền núi của tỉnh Phú Yên mới gặp một trận lũ lụt lớn như vừa qua.
Chiều tối ngày 10/11, mưa không lớn nhưng nước sông Kỳ Lộ dâng lên rất nhanh. Chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ mực nước đã lên hơn 3 mét; gần 5.000 nhà dân chìm sâu trong nước lũ, không ai kịp trở tay. Trong đêm tối, mọi người nháo nhác dắt nhau chạy lũ. Người leo lên mái nhà, người lên núi, người lên đường ray xe lửa.
Bà Trần Thị Kim Tiến, ở thôn Tân Hòa, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Từ sau trận lụt năm 2009, cứ cách 1-2 năm lại bị ngập mặt đường. Lũ năm nay vào rất nhanh, khiến người dân dọn đồ không kịp, chỉ chạy thoát thân”.
Người dân nhặt nhạnh lại đồ dùng bị trôi dọc sông Kỳ Lộ.
Trận lũ đổ về huyện Đồng Xuân quá nhanh và khủng khiếp do nước từ phía tỉnh Gia Lai tràn xuống. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ nhưng nước lũ đã cuốn trôi nhiều tài sản cả một đời gom góp của bà con.
Bà Ngô Trúc Quyên, ở thôn Long An, thị trấn La Hai than thở, chiều nay bà cùng chồng đi dọc bãi sông nhặt nhạnh lại những tấm tôn, đồ dùng bị trôi dạt. Bà Quyên cùng chị gái Ngô Trúc Hà, nhà ở cạnh sông. 3 năm trước, một trận lũ đã cuốn trôi ngôi nhà kiên cố của 2 chị em. Vay mượn khắp nơi, 2 chị em dựng lại 2 căn nhà nhỏ. Chiều 10/11 vừa qua, nước lên, cả hai gia đình chỉ kịp kéo nhau chạy thoát thân rồi đứng nhìn cả 2 căn nhà bị nước lũ cuốn phăng.
Video đang HOT
Bà Ngô Trúc Quyên cho biết, đến nay, gia đình đang đi ở nhờ nhà người thân và chưa tính chuyện dựng lại nhà trên nền đất cũ: “Năm 2017 đã sập nhà ngói kiên cố, cất tạm lại nhà tôn để ở nhưng nay lại sập tiếp. Tôi ra nhặt tôn, xem còn dùng được gì thì nhặt lại”.
Điện lực Phú Yên đã cơ bản khắc phục xong sự cố tại huyện Đồng Xuân.
Ngay sau nước lũ rút, tỉnh Phú Yên đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, công nhân giúp huyện Đồng Xuân khắc phục hậu quả thiên tai. Ngành điện đã huy động 30 công nhân cùng nhiều phương tiện máy móc, dựng lại gần 30 trụ điện đường dây 22 KV ngã đổ. Đến chiều nay, trên địa bàn huyện đã có điện trở lại.
Nước lũ lên nhanh, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập nhưng huyện Đồng Xuân may mắn không thiệt hại về người. Mưa lũ làm 3 nhà bị sập, gần 2.000 ha đất nông nghiệp hư hại, hàng chục km kênh mương bị bồi lấp, hơn 100 km đường giao thông bị hư hỏng…
Ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết, đến nay, huyện Đồng Xuân đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường: “Hiện giờ chúng tôi tập trung dọn dẹp môi trường đô thị, các trường học, các tuyến giao thông, các trạm y tế, cơ quan… Sau khi khắc phục được điện thì sẽ lo tiếp về nước để đảm bảo lượng nước sinh hoạt cho thị trấn La Hai”.
Phú Yên: Nuôi loài rắn dài ngoẵng ăn ít, đưa tay vơ được cả đống, cứ bán 1 con thu 800 ngàn đồng
Ông Nguyễn Huy Hoàng (khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang nuôi loài rắn hổ trâu.
Rắn hổ trâu ăn rất ít; 1 ngày ăn, 3 ngày nghỉ. Bình quân, chi phí nuôi 1 con rắn hổ trâu từ nhỏ đến khi sinh sản khoảng 300.000 đồng/con; nhưng bán rắn thương phẩm được khoảng 700.000-800.000 đồng/con
Ở tuổi 54 nhưng ông Nguyễn Huy Hoàng (khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) vẫn không ngại khởi nghiệp với một công việc hoàn toàn mới mẻ: nuôi loài rắn hổ trâu.
Trong quá trình tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế, ông Hoàng đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi loài rắn hổ trâu. Vậy là ông cất công vào tận các trang trại nuôi rắn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, An Giang để tìm hiểu kinh nghiệm nuôi loài động vật này.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Ông Hoàng, (khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) chăm sóc đàn rắn hổ trâu. Ảnh: NAM KHÁNH
Sau gần 1 tháng "học nghề nuôi rắn", ông quyết định mua 50 con rắn hổ trâu nhỏ về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, do không có nhiều kinh nghiệm nuôi rắn và trong quá trình vận chuyển, chăm sóc nên đàn rắn hao hụt dần.
Cuối năm 2019, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến nông lâm ngư của huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), ông Hoàng mua thêm 50 con rắn hổ trâu với kỳ vọng đàn rắn sẽ sinh sản để gầy giống nuôi mới.
Rút kinh nghiệm, ông đầu tư mua hẳn đàn rắn hổ trâu lớn hơn, trọng lượng bình quân từ 0,8-1kg/con để dễ chăm sóc.
Ông Hoàng đã cải tạo lại toàn bộ khu đất, đầu tư xây chuồng trại cho rắn hổ trâu bố mẹ, đóng thùng gỗ ấp trứng cho rắn con. Đàn rắn hổ trâu của ông Hoàng có 20 con đực và 30 con cái; trong đó 24 con cái đang đẻ trứng và cho ra đời những lứa rắn con đầu tiên.
Ông Hoàng vui mừng chia sẻ: "Trứng rắn đang được các thương lái mua với giá từ 90.000-140.000 đồng/trứng; rắn thịt giá từ 400.000-420.000 đồng/kg; rắn con giống có giá từ 150.000-180.000 đồng/con. Thông thường, mỗi ổ trứng rắn có khoảng 13-18 trứng; tỉ lệ ấp trứng nở đạt khoảng 80-85%. Mục đích của gia đình tôi là nuôi rắn thịt và lấy trứng. Tuy nhiên, hiện tôi vẫn đang tập trung vào gầy rắn giống cho đàn rắn đông hơn mới tính đến chuyện bán rắn thịt thương phẩm".
Ông Hoàng chia sẻ thêm, nguồn thức ăn của loài rắn hổ trâu rất phong phú, có thể tận dụng các loài động vật tự nhiên như ếch nhái hoặc thịt gà, vịt, cút. Do vậy, ông luôn mua các loại gà, vịt, cút ấp thải giá rẻ dự trữ sẵn; lúc rảnh rỗi thì ra đồng bắt ếch, nhái cho rắn ăn.
Loài rắn hổ trâu ăn rất ít; 1 ngày ăn, 3 ngày nghỉ. Bình quân, chi phí nuôi 1 con rắn hổ trâu từ nhỏ đến khi sinh sản khoảng 300.000 đồng/con; nhưng bán rắn thịt thương phẩm được khoảng 700.000-800.000 đồng/con.
Tuy nhiên, nuôi rắn hổ trâu phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thay đất lót chuồng và cho rắn tắm nước thường xuyên để tránh các bệnh tiêu chảy, ghẻ lở.
Ông Đặng Ngọc Tân, Phó Phòng NN PTNT huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), cho biết: Cuối năm 2019, địa phương đã hỗ trợ hộ ông Hoàng 19 triệu đồng để mua con rắn giống. Đây là loài vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định. Dự kiến, sau khi đàn rắn phát triển ổn định sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.
Phú Yên, Lũ đã giảm, 1 người bị cuốn trôi Sáng 11-11, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Phú Yên đã có báo cáo nhanh, cập nhật từ các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh. Đến 6 giờ ngày 11-11 trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên có mưa nhỏ, mưa vừa và mưa to, lượng mưa phổ biến từ 0,2-49mm. Theo...