Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi): Điểm tham quan, du lịch hấp dẫn
Đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), cách bờ biển 24 km về hướng đông bắc. Tên cũ đảo Lý Sơn là Cù lao Ré.
Sở dĩ tên gọi như vậy là vì xưa kia dân đảo này dùng nhiều dây ré dùng để buộc đồ rất dai và bền chắc. Ngày nay, Cù lao Ré được đặt thành huyện đảo Lý Sơn.
Để ra đảo du khách đi từ TP. Quảng Ngãi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến tham quan các thắng cảnh trên đảo.
Du khách ra đảo không chỉ để ngắm trời mây mà còn thăm những di tích của ội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, thăm chùa Hang và hiểu thêm về nghề trồng tỏi truyền thống của người dân địa phương…
Toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la, vào những ngày đẹp trời từ ngọn núi Nam Châm (Nam Trân – ngọn núi cao nhất nằm ở ven biển, thuộc khu vực Dung Quất) ta có thể nhìn thấy khá rõ.
Video đang HOT
Trên đảo có núi cao đến 180m, chung quanh đảo có nhiều rạn đá ngầm, ghe thuyền thường neo đậu ở phía nam đảo.
Riêng Cù lao Ré có hình dạng đa giác không đều cạnh, có nơi dài đến bảy mét, rộng từ ba đến bốn km.
ứng trên năm ngọn núi: Thới Lới, Giếng Tiền, hòn Vung, hòn Sỏi, hòn Tai du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng hành, tỏi xanh mướt trải rộng sát bờ biển dập dìu sóng vỗ.
Với các điểm như suối Chình thác trắng, quần cảnh Mù Cu, núi Giếng Tiền và những bãi cát trắng gắn liền với các thắng cảnh thiên nhiên tạo thành những bãi tắm tuyệt đẹp… là những địa chỉ cho những du khách thích trèo núi, tắm biển, câu cá, bơi thuyền.
Những đêm tối trời từ đảo nhìn ra, những thuyền câu chong điện chẳng khác gì phố xá. Song thơ mộng nhất có lẽ là những đêm trăng hòn đảo nhỏ ngập tràn ánh trăng.
Một nét độc đáo trên đảo là sự tích tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Ra đảo trong ngày rằm tháng giêng, ngày mùng một, du khách nên về thăm chùa Hang, Lý Sơn còn có Hang Câu, Miếu bà Chúa Ngọc, Âm Linh tự, Dinh Bà Roi, giếng Vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh ại Việt.
Ở Lý Sơn có một di tích được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ Lý Hải, được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu bốn lần, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. ây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiên hiền, đua thuyền, vật, ném còn…) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.
Trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm mà các hiện vật gồm xương động vật, đồ gốm, hài cốt người cổ có niên đại cách chúng ta khoảng hai đến ba nghìn năm.
Về mặt văn hóa tinh thần, có thể nói rằng Lý Sơn là một bảo tàng sống động với sự phong phú rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,…
Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon không thể lẫn với tỏi được trồng ở các nơi khác.
Cánh đồng tỏi Lý Sơn giống như một bức thảm xanh trên đảo. ể có những củ tỏi thơm chứ không gắt, cư dân trên đảo hằng năm phải lên núi gánh đất đỏ pha sỏi đem về trải lên mặt ruộng rồi xuống mé biển gánh cát có lẫn vỏ san hô đem phủ lên mặt ruộng một lớp dày rồi mới xuống giống.
Sau một mùa thu hoạch, thường lại phải bỏ công thay cát một lần. Bên cạnh đó, vùng biển quanh đảo có nhiều loại thủy, hải sản quý như: đồn đột, vích, đồi mồi, cá mú, mực thẻ, mực nan, ốc cừ, ốc tai tượng… có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Riêng những vỏ ốc quý với nhiều mầu sắc có thể chế biến thành đồ thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm cho du khách.
Lý Sơn là một hòn đảo có tiềm năng văn hóa phong phú, trong đó các di tích lịch sử văn hóa chiếm một vai trò quan trọng. Hòn đảo Lý Sơn đã, đang là một nơi thu hút sự quan tâm tìm hiểu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu, mà còn là một điểm du lịch hấp dẫn.
Thăm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Từ bến cảng Sa Kỳ, chỉ mất chừng 45 phút chòng chành trên tàu cao tốc, tôi đến đảo Lý Sơn - nơi cách đây gần 3000 năm những cư dân Sa Huỳnh đầu tiên đã sống và để lại cho hậu thế những câu chuyện đầy huyền bí về một vùng đất mang nhiều dấu ấn về lịch sử và nhân văn.
Huyện Lý Sơn có ba xã: xã An Hải, An Vĩnh (đảo Lớn) và xã An Bình (đảo Bé). Giữa nghìn trùng sóng nước nhìn từ xa Lý Sơn trông giống con rùa biển khổng lồ dạo chơi trên biển .
Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là cù lao Ré. Theo các vị cao niên trên đảo, có tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền . Sách Đại Nam Nhất Thống Chí soạn vào đời Tự Đức, phần tỉnh Quảng Ngãi có ghi: "Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về hướng Đông, xung quanh núi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường Vĩnh An và An Hải ở tại đây. Phía Đông Bắc có động, trên động có chùa mấy gian, có giếng đá, bên hữu động có giếng nước trong veo, chung quanh cây cối xanh tươi...". Vào đời vua Lê Kính Tông, năm 1604, có người từ đất liền ra định cư, khai phá hải đảo. Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất gọi là "Bát tổ".
Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km 2 với dân số chừng 2 vạn người nhưng có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa ,miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền , ít bị ảnh hưởng của việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu ăn xổi nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại như chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang lính Hoàng Sa. . . Đình làng Lý Hải - một trong số rất ít các ngôi đình của vùng duyên hải miền Trung được giữ gìn nguyên vẹn đến bây giờ. Cảm nhận đầu tiên khi tôi đặt chân lên Lý Sơn là vùng đất nằm chơi vơi giữa biển khơi này quanh năm đối chọi với sóng to gió lớn và muôn trùng bất trắc của biển khơi nhưng vẫn đầy kiêu hãnh vì đã ôm cả trên mình nó những dấu ấn văn hóa - lịch sử của hàng nghìn năm trước không phai mờ theo thời gian.
Điều dễ làm say lòng bất cứ ai đến Lý Sơn là màu trời, màu nước ở đây xanh ngắt. Tôi đã đến nhiều đảo to, đảo nhỏ ở khắp cả nước nhưng chưa có bầu trời ở đâu xanh như bầu trời Lý Sơn những ngày cuối tháng bảy này. Nước biển xanh biếc, ánh nắng trong suốt chảy trên từng ngọn cây, đọt cỏ trong như thủy tinh, bầu trời trong veo đẹp đến ngỡ ngàng. Và gió như bay từ muôn phía đến đây ngập hồn tôi...
Núi Thới Lới trên đảo Lớn. Một trong những ngọn núi được hình thành từ dung nham của núi lửa cách đây hàng vạn năm. Dưới chân núi có hàng nghìn ngôi mộ chiêu hồn- những người lính đi Hoàng Sa- Trường Sa hi sinh ngoài biển khơi không trở về, ngư dân nơi đây nặn hình đất sét làm hình nhân thế mạng, chôn dưới ngôi mộ gió cầu mong linh hồn họ sớm được trở về với quê hương bản quán.
Giải Dù lượn hấp dẫn du khách đến đảo Lý Sơn Hàng chục vận động viên đến từ 14 câu lạc bộ cả nước tham gia Giải Dù lượn Quảng Ngãi mở rộng hấp dẫn du khách đến tham quan huyện đảo Lý Sơn - quê hương Hải đội Hoàng Sa. Liên tục hai ngày qua, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp với huyện Lý Sơn tổ chức...