Huyện đảo Hoàng Sa mua lại con tàu bị Trung Quốc đâm chìm
Ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng), đề xuất mua lại con tàu ĐNa 90152TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm để trưng bày, tố cáo hành vi sai trái.
Ông Ngữ và cán bộ huyện đảo Hoàng Sa khảo sát hiện trạng hư hại con tàu đắm.
Sáng nay (4/6), ông Chánh cùng đoàn công tác huyện đảo trực tiếp xuống HTX Trục vớt và đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (Sơn Trà, Đà Nẵng) để khảo sát con tàu ĐNa 90152. Con tàu này của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) vừa được trục vớt thành công, đưa lên ụ nổi của HTX.
Trước đó vào ngày 26/5, khi đang đánh bắt tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cách vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, 17 hải lý, tàu ĐNa 90152 đã bị một tàu vỏ sắt của Trung Quốc cố tình đâm khiến tàu bị lật úp, chìm sâu dưới nước. 10 ngư dân trên tàu rơi xuống biển nhưng may mắn được cứu sống.
Chứng kiến những vết tích hư hại, cú đâm chí mạng bên mạn trái của tàu ĐNa 90152TS, ông Chánh cho rằng: với tư cách là cơ quan hành chính địa phương được Nhà nước giao quản lý huyện đảo Hoàng Sa, huyện lên án hành động ngang ngược xâm phạm vùng biển Việt Nam, gây thiệt hại tài sản, uy hiếp tính mạng người Việt trên biển, của phía Trung Quốc.
“Hoàng Sa là vùng biển chủ quyền Việt Nam, là ngư trường truyền thống của ngư dân Đà Nẵng và cả nước. Việc tàu cá Trung Quốc truy đuổi và đâm trực diện làm chìm tàu cá Việt Nam, là hành động bất chấp luật pháp và vô nhân đạo”, ông Chánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Chánh khảo sát hiện trạng vết tích hư hại, cú đâm chí mạng của tàu cá Trung Quốc khiến tàu ĐNa 90152 bị lật úp.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm giữ nguyên trạng con tàu này để làm bằng chứng tố cáo tội ác của tàu Trung Quốc, làm cơ sở khởi kiện và là chứng tích để lưu giữ cho con cháu, các thế hệ Việt Nam, công luận quốc tế.”
Ông Chánh cho hay, hôm nay huyện gửi văn bản để đề xuất lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho huyện Hoàng Sa mua con tàu ĐNa 90152TS để lưu giữ chứng tích, trưng bày tại Nhà trưng bày Hoàng Sa. “Con tàu sẽ là hình ảnh chân thực, sinh động, để người dân, du khách trong và ngoài nước cảm nhận về tinh thần quả cảm của ngư dân, về hành động đầy dã tâm của tàu Trung Quốc”, ông Chánh nói.
Theo ông Chánh, huyện đảo Hoàng Sa đề xuất mua lại con tàu ĐNa 90152 để trưng bày tại Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Theo đó, sau khi con tàu này được đưa ra làm bằng chứng cho vụ án dân sự, khởi kiện tại cơ quan tòa án Đà Nẵng, huyện đảo Hoàng Sa sẽ phối hợp với chủ tàu tiến hành các thủ tục sang nhượng quyền sở hữu cho huyện, phục vụ công tác trưng bày, tố cáo hành vi sai trái của tàu Trung Quốc.
Dự kiến, UBND huyện đảo Hoàng Sa không dùng ngân sách mà sẽ kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay, đóng góp kinh phí mua lại con tàu.
Trao đổi vấn đề này, vợ chồng bà Hoa cho hay: Ước nguyện lớn nhất của gia đình là giữ nguyên hiện trạng con tàu, trước mắt làm bằng chứng khởi kiện Trung Quốc và cùng cơ quan chức năng lưu giữ, trưng bày chứng tích này.
Theo Tiền Phong
G7 yêu cầu 'thượng tôn pháp luật' Biển Đông, Hoa Đông
Một tuyên bố đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh G7 ở Brussels có thể nêu rõ tầm quan trọng của "quy định pháp luật" ở Hoa Đông và Biển Đông, báo Yomiuri Shimbun đưa tin.
Theo tờ báo trên thì đây rõ ràng là nhằm vào các hành động khiêu khích mà TQ đang lặp đi lặp lại trong khu vực. Báo dẫn một nguồn tin cho hay, các quốc gia G7 gồm Nhật, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ - hiện đang điều chỉnh lần cuối các ngôn từ trong tuyên bố.
G7 thúc giục tôn trọng luật pháp ở Biển Đông, Hoa Đông. Ảnh: guardian
Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra hôm nay và ngày mai, ban đầu dự kiến là G8 (thêm Nga) và diễn ra ở Sochi, Nga. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi sau khi Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3.
Sự kiện lần này sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng tuyên bố G7 có thể thể hiện quan ngại về việc TQ gây hấn mở rộng chủ quyền hàng hải.
Căng thẳng trên biển leo thang khi Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của VN. Các tàu TQ được điều động để hộ tống giàn khoan đã nhiều lần đe dọa, đâm va và làm hỏng tàu chấp pháp VN.
Tuyên bố G7 dự kiến còn bao gồm yêu cầu duy trì tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế trong bối cảnh TQ đơn phương lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông hồi tháng 11 bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có kế hoạch tăng cường tầm quan trọng của các quy định pháp luật trên biển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bữa tiệc tối sau phiên khai mạc thượng đỉnh G7.
Tại Đối thoại Shangri La diễn ra ở Singapore cuối tuần qua, ông Abe đã nhấn mạnh vai trò của luật pháp trong ứng xử hàng hải. TQ phản ứng mạnh mẽ với điều này và khả năng sẽ tiếp tục như vậy đối với tuyên bố của các lãnh đạo G7.
Theo Vietnamnet
Luận cứ không thể bác bỏ về chủ quyền ở Biển Đông Đây là những tư liệu lịch sử có giá trị khoa học làm căn cứ pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Xuất bản trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cuốn sách "Một số tư...