Huyện có đàn bò sữa lớn nhất cả nước hướng tới xanh sạch đẹp, an toàn
Củ Chi (có 20 xã và 1 thị trấn) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, giáp ranh với các khu công nghiệp lớn…
Năm 2009, xã Tân Thông Hội được T.Ư chọn làm xã thí điểm xây dựng NTM, sau đó xã Thái Mỹ được thành phố chọn làm xã điểm. Năm 2015, Củ Chi đã được công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Trong giai đoạn I, theo đánh giá, các tiêu chí cơ bản, các xã trong huyện đều ở mức cao. Trên địa bàn huyện được đầu tư 903 công trình (bao gồm 420 công trình hạ tầng giao thông, 219 công trình thủy lợi, 59 công trình trường học, 205 công trình cơ sở vật chất văn hóa); hơn 6.200 hộ dân đã hiến gần 750.000m2 đất và vật kiến trúc với tổng giá trị hơn 355 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ dân sử dụng nước sạch đạt 100%; 100% xã, ấp có cơ sở vật chất văn hóa đạt chuẩn.
Một góc khu công nghiệp Củ Chi. Ảnh: P.T
Hiện Củ Chi là huyện có đàn bò sữa lớn nhất nước với hơn 65.000 con, cung cấp 550 tấn sữa tươi/ngày, chiếm gần 2/3 tổng đàn bò TP.HCM. Ngoài ra, đây con là huyện có diện tích trại cá lên tới 242ha, trong đó có 21,5ha cá cảnh. Diện tích hoa kiểng toàn huyện 587ha…
Theo đánh giá hiện trạng đối với các xã xây dựng NTM (giai đoạn 2), qua rà soát theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, các xã của Củ Chi đạt bình quân 9,1 tiêu chí/xã.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, Đề án “Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM mới trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2016 – 2020″ vừa được UBND TP.HCM phê duyệt nhằm phát triển toàn diện huyện Củ Chi theo mục tiêu xanh sạch đẹp, an toàn và nhân dân có đời sống tốt. Trong đó tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn.
Mục tiêu cụ thể phấn đấu 100% các xã (20/20 xã) trên địa bàn vùng nông thôn tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được; đạt tiêu chuẩn NTM cao hơn, bền vững hơn. Đến năm 2018, phấn đấu 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2019 có 100% xã trên địa bàn huyện Củ Chi đạt tiêu chuẩn NTM.
Theo Danviet
Thỏa sức ngắm các "quý bà" bò tại cuộc thi "hoa hậu bò sữa" TP.HCM
Những "cô bò" có sức khỏe tốt, ngoại hình đẹp, sản lượng sữa cao, chất lượng sữa tốt nhất đến từ các huyện trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh thành khác cùng nhau khoe dáng, đọ sữa để tranh ngôi vị "hoa hậu bò sữa".
Hội thi bò sữa diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ - Triển lãm Chăn nuôi TP.HCM - 2018 do Sở NN&PTNT TP.HCM tổ chức, đã diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15.9 tại huyện Củ Chi. Hội thi có nội dung khá thu hút không chỉ những người trong ngành chăn nuôi bò sữa mà cũng hấp dẫn đối với nhiều khách hàng tham quan Hội chợ, đặc biệt là các phần thi bò sữa tốt, bò tơ hậu bị.
Từ phía sau cánh gà, "cô bò" này được chủ nhân dẫn ra xếp hàng, chuẩn bị lên sân khấu trình diễn nhưng có vẻ còn e ngại không chịu lên, khiến các chủ nhân vừa phải lôi kéo, vừa phải dỗ đi. Ảnh: HQ
Để có được đàn bò sữa như hiện nay, Củ Chi đã trải qua gần 30 năm phát triển. Từ đầu những năm 1990 đàn bò Củ Chi chỉ gần 300 con với năng suất 3,2 tấn/con/chu kỳ. Sau 30 năm, năng suất sữa tăng lên 1,8 lần, số lượng bò tăng gấn 230 lần. Hiện bò sữa đang chiếm 42% cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chiếm 60% tổng vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp thông qua kênh vay vốn có hỗ trợ lãi vay.
"Cô bò" này với bầu sữa căng tròn, dự thi sản lượng sữa cao, bước vào sân khấu nhưng còn rụt rè khiến chủ nhân người thì lôi, người thì đẩy mới chịu lên trình diễn. Ảnh: HQ
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, hiện nay đàn bò sữa trên địa bàn huyện có gần 68 ngàn con với năng suất đạt 5,7 tấn sữa/con/chu kỳ. Bò sữa là con chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới của huyện.
"Hội thi lần này là cơ hội vàng để các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện có dịp gặp gỡ, giao lưu cùng họp tập với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp cùng bà con chăn nuôi các tỉnh thành, các quận huyện về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, kết nối giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp cung cấp giống, thu mua sữa, cung cấp thức ăn... tiết kiệm tối đa chi phí, gia tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi", ông Phú nói.
Chú bò hậu bị này có dáng rất đẹp, thân hình cường tráng của chú khiến chủ nhân nhỏ bé khá vất vả để hướng dẫn chú tạo dáng trước Ban giám khảo và khán giả. Ảnh: HQ
Cũng theo ông Phú, sau Hội thi, những thí sinh nông dân các cấp sẽ là những cổ động viên, tuyên truyền viên tích cực, năng động trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa phát triển theo hướng hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
Ngược lại với sự nhút nhát của các "thí sinh" khác, "thí sinh" bò này sau khi trình diễn xong phần thi của mình vẫn chưa muốn rời sân khấu. Ảnh: HQ
Một giống bò mới, có trọng lượng khủng, nặng gần 1 tấn được đem tới triển lãm. Ảnh: HQ
Tuy không to con như người anh em chuồng sát bên, nhưng chú bò này được đem đến triển lãm với một ngoại hình rất độc lạ. Ảnh: HQ
Hội thi bò sữa, Hội chợ - Triển lãm Chăn nuôi TP.HCM 2018 dự kiến sẽ bế mạc vào sáng mai 15.9.
Theo Danviet
Cô gái 8X bỏ công nhân về trồng lan, bán 1,7 triệu cành/năm Mô hình trồng lan Mokara cắt cành của chị Trần Thị Mỹ Trinh ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) được đánh giá là một trong những mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Ít người biết rằng, đằng sau thành quả đó là cả một quá...