Huyền bí tục thờ phụng “cá ông” – đấng linh thiêng cứu ngư dân thoát chết trên biển
Từ bao đời nay, cư dân lênh đênh trên biển cả mênh mông, ngày đêm đánh bắt hải sản, lúc gặp sóng to, gió lớn mà tai qua nạn khỏi một cách không ngờ tới thì họ càng tin vào một đấng thần linh chở che, phù hộ cho mình. Ở làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An), có một ngôi đền có lịch sử hơn 300 năm là nơi cư dân miệt biển Cửa Hội chọn để lưu giữ xương cốt, thợ phụng “ cá ông” với sứ mệnh cứu rỗi con người giữa trùng khơi…
Đền làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) có lịch sử hơn 300 năm. “Cá ông” cứu người
Cách Cửa Hội, nơi sông Lam nhập vào biển Đông, chừng hơn cây số, đền làng Hiếu tọa lạc giữa chốn dân cư yên bình. Cách đây nhiều thế kỷ, dân bản xứ chuyên nghề đánh bắt hải sản với những tập tục đặc trưng của người miệt biển. “Cá ông” (cá Voi) được tôn thờ như đấng linh thiêng đã cứu ngư dân thoát chết ngoài biển khơi. Nhiều câu chuyện kỳ bí về “cá ông” cứu nạn được các bậc tiền nhân kể lại.
Chuyện kể rằng, ngày trước có một nhà giàu ở trấn Nghệ An, làm nghề lái buôn, hay làm việc thiện. Ông thường cho thuyền từ cửa Hội đi vào trong Nam, ngoài Bắc chở hàng về bán lấy tiền cứu người nghèo. Một hôm, thuyền đang giong buồm quay về Cửa Hội thì tên vừa được thuê chèo thuyền mới lộ bộ mặt thật là tay trộm cướp, nhân đêm tối đã đẩy ông chủ xuống biển. Người lái buôn chìm nổi trong làn sóng dữ thì đụng một con cá lớn, liền bám vào. Cá liền giương vây bơi nhanh như tên bắn. Đến nửa đêm, cá nghiêng mình thả người lái buôn xuống biển Cửa Hội. Người lái buôn cúi đầu tạ ơn cá, rồi tìm đường về… Sau đó, người lái buôn dựng nhà nơi Cửa Hội và thường vớt xác “cá ông” trôi dạt vào bờ để chôn cất, tôn thờ cẩn thận.
Ông Trần Bạch Mai (82 tuổi, Trưởng Ban quản lý đền làng Hiếu) kể, vùng Cửa Hội thường xuất hiện một “cá ông” to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân gặp nạn. Khi “cá ông” này mất, xác trôi vào bờ, phải dùng tới 30 đôi chiếu mới đắp mà vẫn không hết. Lễ an táng “cá ông” được dân làng tổ chức rất to. Bộ xương được cất táng vào lăng chính của khu nghĩa trang ngư ông cạnh đền làng Hiếu và gọi là ngọc cốt, được tôn thờ như thần của dân làng Hiếu. Mỗi năm, ngư dân rước hồn “cá ông” ra biển Cửa Hội để hóa vào đàn “cá ông” hậu duệ chuyên cứu giúp ngư dân gặp nạn trên biển Đông…
“Cho đến tận bây giờ, người dân đi biển vẫn hết sức sùng kính cá voi. Nếu ai phát hiện cá voi chết dạt vào bờ thì người đó có trách nhiệm chịu tang, còn việc mai táng cá voi do cộng đồng thực hiện, với nghi thức hết sức tôn nghiêm. Hiện trong chính điện đền làng Hiếu, xương cốt “cá ông” tiền bối được để trong hộp bọc vải đỏ”, ông Mai cho biết. Ở đền làng Hiếu, ngư dân chọn vị trí trang trọng bên phải ngôi đền lập nghĩa trang “cá ông”. Những xác “cá ông” to, nhỏ đều được quy tập về chôn cất và thờ cúng tại đền. Tổng cộng hiện nay có 89 ngôi mộ “cá ông” được xây bằng ximăng, phía dưới vẫn còn xương cốt.
Ông Trần Bạch Mai – người lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí về đền làng Hiếu.
Dân làng Hiếu cứu người đi biển
Video đang HOT
Theo các tư liệu lịch sử về Nghệ An, từ thế kỷ thứ X – XIV, Cửa Hội là một trong những cửa lạch có nhiều thuyền trong và ngoài nước qua lại buôn bán, đánh bắt hải sản. Dân cư được hình thành từ thế kỷ thứ XIV về sau đều bắt nguồn từ công tác khai khẩn đất hoang và đánh bắt hải sản của cư dân nhiều nơi khác đến sinh sống. Từ đó, người dân nơi đây đã lập nên các đền chùa, miếu mạo để thờ phụng như: Chùa Hói Trai thờ Phật, điện Tam Tòa thờ Đức thánh mẫu, miếu cá ông thờ “cá ông” và đền làng Hiếu.
Lịch sử ngôi đền làng Hiếu cũng khá đặc biệt, khi có sự tham gia đóng góp của người Trung Quốc từng chịu ơn người Việt. Theo các cụ cao niên, thời đó, ngư dân đi biển chịu rất nhiều rủi ro, tổn thất vì thiên tai. Mỗi lần gặp gió bão là cả làng trắng khăn tang. Mỗi khi có thiên tai, thấy người bị nạn, ngư dân ven biển Cửa Hội không quản hiểm nguy chèo thuyền, mảng ra cứu người, vớt xác. Nhiều tàu buôn Trung Quốc gặp nạn đã được ngư dân Nghệ An cứu giúp. Cảm ân nghĩa của ngư dân Nghệ An, khi biết người dân chuẩn bị xây dựng ngôi đền gần cửa biển thờ phụng các vị thần linh mong được che chở cho các chuyến đi biển an toàn, may mắn, các tàu buôn Trung Quốc đã tự nguyện đóng góp một phần kinh phí để xây dựng đền.
Sau khi đền khánh thành, mỗi khi có dịp qua lại, các thương lái người Trung Quốc đều vào đền dâng hương tỏ lòng thành kính. Trong kí ức của người dân Cửa Hội xưa, đền làng Hiếu có kiến trúc chữ tam với ba tòa thượng, trung, hạ điện; mái cong đầu đao hình rồng, có tắc môn, câu đối và nhiều đồ tế khí. Trải qua bom đạn chiến tranh, đền đã bị tàn phá chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Sau này, các cụ cao niên bàn bạc cách phục hồi lại đền làng Hiếu. Thế nhưng, cái khó là gốc tích, các đạo sắc phong cho đền đã bị lưu lạc. Ông Trần Bạch Mai nhớ lại: “Phải mất rất nhiều năm, chúng tôi mới tìm ra manh mối về người lưu giữ các đạo sắc phong. Thế nhưng, việc thuyết phục để được xem và xin lại sắc phong cho đền là không thể, bởi người giữ sắc phong một mực không đồng thuận. Rồi một ngày nọ, người đàn ông đó cảm nhận mình sắp chết liền bảo con gái đến gọi chúng tôi lên bàn giao sắc phong cho làng Hiếu”.
Các vị chức sắc trong làng đã tổ chức rước 6 đạo sắc phong, trong đó sắc phong xưa nhất có từ thời vua Cảnh Hưng năm 44 (1784) về đền. Sau khi đã có cơ sở, người dân đã xin chủ trương phục hồi lại đền và vào năm 2013 đã khánh thành công trình phục hồi đền làng Hiếu với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Đền làng Hiếu ngày nay đã được xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ được phong cách cổ kính của đền xưa, trong đó còn lưu giữ 6 đạo sắc phong, nhiều đồ tế khí, tượng pháp xưa. Các ban thờ được bố trí để thờ thần Cao Sơn Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn và Đức Phật. Lễ hội của đền được tổ chức hai năm một lần vào rằm tháng ba âm lịch. Gắn liền với lễ hội là lễ rước kiệu thần từ đền ra biển và lễ cầu ngư.
Xung quanh ngôi đền làng Hiếu vẫn còn nhiều huyền thoại lưu truyền về sự linh thiêng của đền. Người dân đi biển đến đền cầu bình an, may mắn trong mỗi chuyến ra khơi, nhiều người đau ốm cũng đến đền để xin sức khỏe, còn những người mạo phạm đến thần thì bị trừng phạt. “Ngày trước, có một số người đập phá đền, những người này đều nhận những điều bất hạnh này khác. Cái này tôi nghe dân gian nói như vậy, song không biết thế nào”, ông Trần Bạch Mai nói. Và nay, vào ngày rằm, mồng một, hay dịp lễ tết, đền làng Hiếu có lúc thu hút tới hơn 400 người; nhiều người xa tận Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu… cũng tới thắp hương, chiêm bái cầu mong sức khỏe, an lành.
TheoLao động
Theo_Giáo dục thời đại
Nỗi đau gia đình thiếu tá hy sinh trong vụ trực thăng rơi
Tối trước ngày trực thăng quân sự rơi ở TP HCM, thiếu tá Quân điện về hỏi thăm sức khỏe bố mẹ. Không ai ngờ đó cũng là cuộc gọi cuối cùng của anh.
Vụ máy bay UH-1 của trung đoàn 917, sư đoàn không quân 370, quân chủng Phòng không không quân gặp tai nạn ở huyện Bình Chánh, TP HCM làm 4 quân nhân hy sinh; trong đó thiếu tá Lê Hồng Quân (42 tuổi) - là người con của xứ Nghệ. Thời điểm gặp nạn, thiếu tá Quân đang là phi công kiêm dẫn đường trên không.
Tìm về gia đình nạn nhân 1 ngày sau xảy ra tai nạn, nỗi đau bao trùm lên ngôi nhà nhỏ nằm ven quốc lộ 46 thuộc phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò. Ông Lê Văn Sơn (55 tuổi, cậu anh Quân) chia sẻ ngay khi nhận được thông tin, ông Lê Văn Tiến (69 tuổi, bố anh Quân) và anh Lê Thanh Thu (anh trai anh Quân) lập tức mua vé máy bay vào TP HCM để lo việc.
"Trưa 28/1, khi mọi người đang xem ti vi thì biết ở TP HCM có vụ trực thăng rơi. Linh tính mách bảo nên anh Tiến vội lấy điện thoại gọi cho Quân nhưng không được. Đến lúc anh ấy gọi cho con gái út là Lê Thị Lý đang sinh sống trong đó thì biết Quân có mặt trên trực thăng gặp nạn", ông Sơn kể.
Bà Huệ đau xót, khóc nghẹn khi hay tin con trai hy sinh.
Ngay sau đó, ông Tiến và con trai đầu cấp tốc mua vé bay vào Sài Gòn. Lúc đầu, gia đình hi vọng là anh Quân chỉ bị thương nhưng trước khi lên máy bay thì mọi người nhận được tin anh đã tử nạn.
Ở nhà chỉ còn một mình bà Lê Thị Huệ (67 tuổi, mẹ anh Quân). Từ lúc nghe tin con gặp nạn, bà khóc ngất, liên tục gào khóc gọi tên con. Mọi việc trong gia đình đều phải nhờ ông Sơn lo liệu.
Lê Hồng Quân sinh ở xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương (Nghệ An), là con thứ 2 trong gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1992, Quân tốt nghiệp THPT, thi đậu vào trường Học viện Phòng không không quân trong niềm vui của gia đình. Cũng thời gian này, gia đình chuyển về Cửa Lò sinh sống.
Sau 5 năm học tại trường, anh được cho vào Nha Trang học thêm 2 năm. Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, Lê Hồng Quân tiếp tục được cử đi học thêm 1 năm nữa rồi về trung đoàn 917, sư đoàn không quân 370, quân chủng Phòng không Không quân công tác.
Những kỷ vật của anh Quân ở quê nhà.
Năm 2007, anh Quân cưới chị Nguyễn Thị Hiền (giáo viên tiểu học) là người cùng quê ở Thanh Chương. Đám cưới được tổ chức ở cả TP HCM và quê nhà, anh em và bạn bè người thân đến chúc phúc đông đủ.
Sau khi cưới nhau, hai vợ chồng anh Quân thuê nhà trọ ở quận 12, TP HCM sinh sống. Gia đình trẻ tràn ngập tiếng cười hạnh phúc khi không lâu sau đó chị Hiền sinh cô con gái đầu lòng là Lê Thị Hồng Phương (7 tuổi). Cách đây một năm, anh chị đón thêm cháu Lê Thị Hồng Ân.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng theo lời gia đình, anh Quân luôn lo cho vợ con chu đáo. Cách đây không lâu, anh còn gọi điện tâm sự với ông Sơn là gom góp tiền mua mảnh đất xây nhà cho vợ con có chỗ ở cố định. Nhưng dự định đó chưa kịp thực hiện thì anh đã ra đi mãi mãi.
Ngồi bên cạnh, bà Huệ nói trong nước mắt đã một năm rồi ông bà không được gặp con của mình. Đầu tháng 1/2014, trong chuyến công tác ra Bắc, anh Quân có đưa con gái đầu lòng ghé về quê chơi được 3 ngày. Từ đó đến nay anh vẫn chưa lần nào nghỉ phép. Tuy không về, nhưng Quân vẫn thường xuyên điện về cho bố mẹ, hỏi thăm sức khỏe người thân.
Đêm trước một ngày hy sinh (tối 27/1) anh Quân có điện về gặp ông Tiến và bà Huệ. Sau khi hỏi thăm sức khỏe từng người trong gia đình, anh nói với mẹ là 26/12 âm này là giỗ ông ngoại nhưng vợ chồng anh không về được.
"Trước đó Quân hứa với vợ chồng tôi là sẽ về nhưng do điều kiện không cho phép nên đành thất hứa và mong cha mẹ ở nhà đừng buồn. Tôi cũng chỉ biết động viên cố gắng công tác tốt, chăm lo cho vợ con chu đáo là mọi người ở quê mừng lắm rồi. Nào ngờ đó lại là cuộc nói chuyện cuối cùng giữa mẹ con chúng tôi", vừa nói bà Huệ vừa khóc.
Anh Quân chụp chung với con gái đầu.
Gia đình cho biết, dự kiến sáng 31/1, thi thể anh Lê Hồng Quân sẽ được đưa về đến quê nhà, sau đó làm lễ truy điệu và an táng. Theo ông Phùng Trọng Thọ, chủ tịch UBND phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, trong ngày mai sẽ họp bàn phương án tổ chức lễ tang cho anh Quân.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự thị xã Cửa Lò, UBND huyện tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ gặp nạn đồng thời chuẩn bị mọi thứ để đón thi thể về quê nhà an nghỉ. Dự kiến, sáng 30/1 trong TP HCM sẽ làm lễ truy điệu và nhập quan. Đến khoảng 13h cùng ngày đoàn xe di chuyển về Nghệ An. Theo như lịch trình thì trong ngày 31/1 thi thể chiến sĩ Quân sẽ về tới quê nhà", ông Thọ cho hay.
Theo_Zing News
Xanh trong Đảo Mắt Giữa trùng khơi xanh thẳm, đảo Mắt hiện ra sừng sững như một bức tường thành. Đảo Mắt vẫn hiên ngang đứng đó, như giang vòng tay chở che đất liền và những ngư dân lênh đênh bám biển, bảo vệ chủ quyền. Cán bộ, chiến sỹ Đảo Mắt đón khách từ đất liền ra thăm. Đầu tháng 12, nắng vẫn trải vàng...