Huyền bí Tháp Chàm giữa lòng Tây Nguyên
Tháp Yang Prong (Thần vĩ đại) hay còn gọi là tháp Chàm Rừng xanh nằm ở thôn 5, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk là Tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Tháp Yang Prong không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mà còn mang sắc thái văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.
Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân) để thờ Thần Si Va dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong được phát hiện vào khoảng những năm 1904-1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh. Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường ngoài là 3 cửa giả, một cửa duy nhất mở về hướng ông, nơi ngự trị của các vị thần linh. Phía trên mở rộng và thon vút hình tháp bút, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ.
Tháp Yang Prong không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, núi thấp không bóng cây như những ngọn tháp Chàm khác như ở các tỉnh khu vực Trung Bộ mà lại nằm ẩn mình dưới những tán cây rừng cổ thụ bao bọc chung quanh là cánh đồng lúa nước rộng bao la của huyện Ea Súp và bên dòng sông Ea H’leo hiền hòa. Yang Prong có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ.
Với nét kiến trúc và văn hóa độc đáo của Tháp Yang Prong, ngày 3/8/1991, Bộ Văn hóa-Thông tin- Thể thao (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã có quyết định công nhận Tháp Yang Prong là Di tích lịch sử-văn hóa cấp Quốc gia, cần được bảo tồn. Từ đó đến nay, Tháp Yang Prong đã được tôn tạo nhưng tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm, uy nghi. Bao năm nay, chung quanh tháp được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được chính quyền và người dân địa phương chung tay bảo vệ. Không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Tháp Yang Prong còn mang sắc thái văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.
Sau khi trùng tu, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục giao cho xã Ea Rốk, huyện Ea Súp quản lý, khai thác, nhất là phân công người bảo vệ, nghiêm cấm người dân tự ý đặt các bàn thờ thờ cúng, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan khu di tích như hiện nay. Việc trùng tu tháp Yang Prong góp phần thu hút khách du lịch tham quan đến Đắk Lắk cũng như phục vụ tốt yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước mỗi khi đến đây.
Trong những ngày trung tuần tháng 5, thời tiết Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, đặc biệt ở khu vực biên giới huyện Ea Súp, nhiệt độ buổi trưa lên tới 40 độ C, nhưng khi đến với Tháp Yang Prong, chúng tôi được đắm mình dưới rừng cây cổ thụ, cảm nhận được không khí mát mẻ, trong lành và được chiêm ngưỡng nét độc đáo của Tháp Yang Prong cổ kính mang đậm bản sắc văn hóa Chăm ngay giữa lòng Tây Nguyên.
Hiện nay, Tháp Yang Prong là địa điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu và khách du lịch khi đến với Tây Nguyên. Bởi đây là ngọn Tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Dưới đây là những hình ảnh về Tháp Yang Prong:
Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân) để thờ Thần Si Va dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong được phát hiện vào khoảng những năm 1904-1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh.
Video đang HOT
Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường ngoài là 3 cửa giả, một cửa duy nhất mở về hướng ông, nơi ngự trị của các vị thần linh.
Phía trên mở rộng và thon vút hình tháp bút, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ.
Tháp Yang Prong không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, núi thấp không bóng cây như những ngọn tháp Chàm khác như ở các tỉnh khu vực Trung Bộ mà lại nằm ẩn mình dưới những tán cây rừng cổ thụ bao bọc xung quanh.
Yang Prong có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ.
Với nét kiến trúc và văn hóa độc đáo của Tháp Yang Prong, ngày 3/8/1991, Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã có quyết định công nhận Tháp Yang Prong là Di tích lịch sử-văn hóa cấp Quốc gia, cần được bảo tồn.
Tháp Yang Prong đã được tôn tạo nhưng tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm, uy nghi.
Bao năm nay, chung quanh tháp được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được chính quyền và người dân địa phương chung tay bảo vệ.
Không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Tháp Yang Prong còn mang sắc thái văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.
Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh, đến nay hần lớn gạch nung đỏ vẫn còn nguyên vẹn.
Một cửa duy nhất của Tháp Yang Prong được mở về hướng ông, nơi ngự trị của các vị thần linh.
Bên trong lòng Tháp Yang Prong nhìn từ dưới lên.
Bàn thờ trong lòng Tháp Yang Prong.
Bên trong lòng tháp gạch nung vẫn còn nguyên vẹn.
Bên ngoài Tháp Yang Prong, một số khu vực có dấu hiệu xuống cấp.
Trong những ngày trung tuần tháng 5, thời tiết Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, đặc biệt ở khu vực biên giới huyện Ea Súp, nhiệt độ buổi trưa lên tới 40 độ C, nhưng khi đến với Tháp Yang Prong, được đắm mình dưới rừng cây cổ thụ, du khách sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ, trong lành.
Hiện nay, Tháp Yang Prong là địa điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu và khách du lịch khi đến với Tây Nguyên. Bởi đây là ngọn Tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Tháp Yang Prong nằm ẩn mình dưới những tán cây rừng cổ thụ bao bọc chung quanh là cánh đồng lúa nước rộng bao la của huyện Ea Súp và bên dòng sông Ea H’leo hiền hòa.
Tháp Yang Prong - Tháp Chăm duy nhất tại Tây Nguyên
Tháp Chăm Yang Prong thuộc xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km về phía Tây, còn có tên khác là tháp Chàm Rừng Xanh.
Đây là một trong những tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại), cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong trước khi trùng tu
Tháp Yang Prong hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngọn tháp Chàm nằm ở thôn 5 xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tương truyền, tháp là ngôi mộ của người đứng đầu làng Chăm xưa kia.
Năm 1906, người ta thấy ở trên khung cửa đá của tháp những dòng bia ký cổ của vị Vua Chăm trị vì vào cuối thế kỷ XIII. Những dấu tích vật chất quanh Yang Prông lại như chứng tỏ đây vốn là một khu thành trì dinh thự xưa của người Chăm ở Tây Nguyên. Toà tháp còn khá nguyên vẹn, cao hơn 10m, xây bằng gạch cứng với nhiều kích cỡ khác nhau. Tháp có bình đồ vuông, phần tiền sảnh phía Đông rộng 1,60m. Cấu trúc tháp hình vuông, phía trên nhọn như củ hành, khác với các kiến trúc Chăm thường thấy.
Năm 1990, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tìm đến và có một số công trình nghiên cứu về tháp. Các nhà khoa học đều khẳng định: Yang Prông được xây dựng vào thế kỷ 13, chứng tỏ cách đây khoảng 700 năm, Tây Nguyên không chỉ có người bản địa mà đã có những dân tộc khác cùng sinh sống. Yang Prông là một di tích có ý nghĩa lớn đối với các nhà dân tộc học, lịch sử, kiến trúc...
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc. ThápYang Prong được phát hiện vào quãng những năm 1904-1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh. Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường ngoài là 3 cửa giả, một cửa duy nhất mở về hướng ông, nơi ngự trị của các vị thần linh. Phía trên mở rộng và thon vút hình tháp bút, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ. Trong thời gian chiến tranh, tháp bị những kẻ đi tìm vàng đánh mìn nên đã hư hỏng nhiều. Tháp cũng không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, núi thấp không bóng cây như những ngọn tháp chàm khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dòng sông Ea H'leo hiền hòa.
Yang Prông có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ. Đây là một công trình còn dang dở, bởi lẽ khi xây dựng tháp, đồng bào Chăm không bao giờ xây một cái mà thường là một quần thể. Hiện nay, tháp đã được công nhận là Di sản văn hóa cần được bảo tồn. Tuy đã được tôn tạo nhưng nhìn chung tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm của nó. Chung quanh tháp được bao quanh bởi những cây gỗ nhiều năm tuổi, khá rậm rạp, đây cũng là minh chứng cho nỗ lực bảo vệ của chính quyền địa phương. Không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tháp Yang Prông mang sắc thái và văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian. Ngày 3/8/1991, tháp đã được công nhận là Di tích văn hoá kiến trúc cấp Quốc gia.
Cùng với hồ Ea Súp thượng và Ea Súp hạ, tháp Yang Prong đã làm phong phú thêm các điểm đến cho du lịch Ea Súp. Tuy nhiên do tháp ở khá xa thành phố Buôn Ma Thuột (trên 90 km), đường vào lại rất khó khăn nên tháp còn quá xa lạ với nhiều người ở Buôn Ma Thuột, ngay cả người Ban mê vốn mang tiếng là kẻ đi nhiều cũng mới chỉ vào đây một lần từ những năm cuối của thế kỷ 20, lúc đó ngọn tháp còn rất hoang sơ giữa tán rừng rậm và đang bị trùng tu.
Hi vọng một ngày nào đó, nơi này sẽ được nhiều người biết đến hơn, đó là khi tour con đường xanh Tây Nguyên trở thành hiện thực. Khi du lịch Ea Súp đã kết nối được với 2 điểm du lịch đông khách và hấp dẫn nhất ở Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột và nhất là Bản Đôn với các điểm tham quan nổi tiếng như: các bến nước tại buôn Niêng, buôn Kó đung, Vườn Trohbư, cụm du lịch Bản Đôn.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tỉnh đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để trùng tu di tích tháp Yang Prong ở thôn 5, xã Ea Rốk, nằm trên địa bàn huyện vùng sâu Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 100km.
Đây là tháp của đồng bào Chăm duy nhất được xây dựng ở Tây Nguyên và được công nhận là Di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Việc trùng tu tháp cổ Chăm Yang Prong được tiến hành với nhiều hạng mục như trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng ximăng với tổng diện tích 1.200m2, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp...
Sau khi trùng tu, tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp tục giao cho xã Ea Rốk quản lý, khai thác, nhất là phân công người bảo vệ, nghiêm cấm người dân tự ý đặt các bàn thờ thờ cúng, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan khu di tích như hiện nay.
Cũng theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tháp Chăm Yang Prong được đồng bào Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga cầu mong sự nảy nở của nòi giống, ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc độc đáo xây dựng bằng gạch nung đỏ, không có mạch vữa, dựng trên nền đá xanh, trong khu rừng nguyên sinh bên cạnh dòng sông Ea H'leo. Tháp cao 9m, dạng hình tháp bút, có đáy vuông, duy nhất chỉ có một cửa ra vào ở mặt phía Đông (hướng Mặt Trời mọc), ba mặt còn lại là cửa khác biệt nhiều với kiến trúc của các tháp Chăm ở Trung Bộ...
Việc trùng tu tháp Chăm Yang Prong góp phần thu hút khách du lịch tham quan Đắk Lắk cũng như phục vụ tốt yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước mỗi khi đến đây.
Khám phá Shangrila - thung lũng bất tử huyền bí Trung Quốc Vượt qua một chặng di chuyển khá dài với độ cao, địa hình và cả cảm giác choáng váng của cái gọi là hội chứng độ cao, tôi đã đến với ShangriLa, Vân Nam, Trung Quốc. Khám phá Shangrila Một góc ShangriLa nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuệ Nhi Shangri La nằm ở khu vực Tây Bắc của tỉnh Vân Nam, thuộc châu...