Huyền bí động Thiên Long Hải Phòng
Động Thiên Long nằm trên địa bàn xã Phù Long (huyện Cát Hải) là một điểm du lịch đang hút khách với nhiều điều huyền bí.
Theo người dân địa phương, ngoài cảnh đẹp tựa chốn bồng lai, đây còn là nơi lưu giữ dấu tích của người xưa, hay từng là nơi tá túc của hải tặc…
Có nhiều cách để du khách đến động Thiên Long và bắt đầu hành trình khám phá động cũng như tham gia “tua” du lịch sinh thái đến khu vực này với những khu đầm, bãi sú, vẹt, rừng ngập mặn. Từ nội thành Hải Phòng, du khách đi tàu cao tốc hoặc đường bộ đến bến tàu, bến phà Cái Viềng, đặt chân lên đất Phù Long. Hoặc từ thị trấn Cát Bà, du khách đi ô- tô, xe buýt ngược lại Phù Long mất chừng 30 – 45 phút trên quãng đường núi với gần 30km. Từ đây, nếu theo tua du lịch, có thể được bố trí tàu du lịch hoặc du khách tự thuê đò chèo xuyên qua con lạch với rừng ngập mặn, kề bên là những dãy núi, để đến đường bộ và trải qua hành trình hơn 10 phút đi bộ trước khi đến động Thiên Long.
Những người lần đầu đến đây bất ngờ vì trước mắt là một cửa hang khá hẹp, nhấp nhô đá chắn. Nhưng ngay phía sau của hang hẹp là không gian tầng tầng, lớp lớp như mê cung, thách thức sự khám phá của du khách. Sự hoang sơ là cảm nhận đầu tiên, bởi những nét đẹp của hang chưa bị tác động nhiều của con người, cho thấy “bức tranh” tuyệt tác của tạo hóa được vẽ lên bởi nhũ đá với hình thù khác nhau.
Thiên Long động được chia thành ba khu tương đối tách biệt, với những lớp thạch nhũ buông rủ có từ cách đây hàng triệu năm, tí tách những giọt nước rơi mát lạnh, trong vắt. Một trụ đá khổng lồ sừng sững nhô cao quá đầu người ở “nhất động” tạo sự liên tưởng về quá trình biến đổi, tạo hình khối kỳ bí. Động thứ hai có vòm rộng, óng ánh với nhũ đá từ đỉnh hang rủ xuống như nhiều rễ cây lớn từ đỉnh núi buông xuống, tựa những chiếc thang bắc lên trời trong truyện cổ tích và cũng có người ví như chiếc đàn đá khổng lồ có thể tạo nên những bản nhạc với âm thanh đặc trưng vang vang trong lòng động. Đặc biệt hơn là hình thù nhiều con vật khổng lồ được tạo bởi nhũ đá như con sư tử hếch mõm, muốn nói”xin chào” một cách thân thiện, tạo sự thích thú cho du khách.
Một điều thú vị khác là, muốn đến “tam động” du khách phải chèo qua một hình khối nhũ đá như hình còn rùa lớn để đến hai khu là thiên cung ở bên trái và phật điện bên phải. Nơi đây lộng lẫy với những lọng vàng, tượng thần, tiên nữ, tứ linh ngự trên cột đá thiên long… được tạo bởi nhũ đá và óc tưởng tượng của con người. Trong Thiên Cung huyền bí, du khách có cảm giác như đang được hoà mình trong các cung điện nguy nga hoàn toàn bằng đá do thiên nhiên kỳ công tạo dựng, được dát bởi những đá ngũ sắc lung linh. Dàn đàn đá đa âm sắc sẽ cho bạn cảm giác như đang lạc vào cõi bồng tiên.
Đặc biệt, động Phù Long còn là nơi lưu giữ dấu tích của người xưa. Nơi đây còn ẩn chứa bao điều huyền bí về những câu chuyện một thời là địa bàn hoạt động, tá túc của hải tặc.
Sau khoảng hai giờ đồng hồ thăm động Thiên Long, du khách kết thúc hành trình khám phá với những ấn tượng độc đáo về một quần thể hang động kỳ thú, hoang sơ, muôn hình thù tuyệt đẹp. Trước khi tiếp tục hành trình khám phá Vườn quốc gia Cát Bà, chinh phục đỉnh Ngự Lâm, tìm hiểu về loài gỗ quý thần kỳ mà vua chúa thường dùng làm đũa để thử độc, du khách có thể, thư giãn trong khuôn viên yên bình thoáng mát, nghỉ chân trong những chòi lá trên mặt hồ, câu cá, đọc sách… ở Phù Long.
Video đang HOT
Hải Phòng: Cây đa di sản 13 gốc gắn với câu chuyện tâm linh huyền bí
Xóm làng giờ đã thành đô thị, nhưng cây đa 13 gốc gắn với hình ảnh làng quê 'cây đa, bến nước, sân đình' cùng với những câu chuyện huyền bí vẫn được giữ gìn, bảo vệ.
Tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng, có điểm đến thu hút rất đông du khách và người dân địa phương đến thăm quan, vãn cảnh hay cầu khấn công việc, cuộc sống được thuận lợi. Đó là cây đa 13 gốc và phủ Chúa Bà ở khu vực Xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng.
Người dân Xóm Trại vẫn kể cho nhau câu chuyện, xưa làng chưa thành phố, cây đa 13 gốc đã sum suê, tươi tốt, tán cây bao trùm cả một khu vực rộng lớn tới cả nghìn m2. Cây mọc ngay cạnh giếng và đình làng tạo nên khung cảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ "cây đa, giếng nước, sân đình".
Cây đa di sản 13 gốc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng giống hình mâm xôi (Ảnh: Thái Phan).
Cây đa di sản 13 gốc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng là một trong những cây đa lớn nhất nước ta (Ảnh: Thái Phan).
Tương truyền, xưa có một vị tướng quân trên đường đi đánh giặc dừng chân ở đây và buộc ngựa vào cây đa khiến ngọn cây bị gãy. Sau đó, tán cây mọc ra bốn phía và cây đa có hình dáng như ngày nay.
Do tán lá tỏa ra bốn phía, từ xa nhìn lại cây đa 13 gốc trông giống như mâm xôi khổng lồ. Vào mùa xuân, khi vạn vật tươi tốt, nếu đứng dưới gốc cây nhìn lên, chẳng thấy khe hở nào. Chim chóc đua nhau kéo về làm tổ, tiếng chim hót líu lo rộn rã bốn mùa. Người dân nơi đây thường xuyên quét lá đa khô về đun.
Trẻ chăn trâu rất thích hái quả đa chấm với muối trắng ăn bùi bùi. Sau mỗi buổi làm đồng vất vả, dân làng có thói quen dừng chân nơi bến nước rửa tay, rửa chân, đến giếng làng vốc từng vốc nước trong xanh, mát lạnh rửa mặt rồi đến ngồi nghỉ dưới tán đa. Bao nỗi mệt nhọc sau một ngày làm việc vất vả dường như tan biến.
Cây đa chỉ cao chừng hơn 10 m, nhưng có tới hàng chục cành to, nhỏ tỏa ra chung quanh, bóng cây che mát cả một khoảng đất rộng. Đỡ các cành cây là các rễ phụ giống như cột chống. Cây có 1 gốc chính và 12 rễ phụ, nên người dân địa phương gọi là cây đa 13 gốc.
Phủ Chúa Bà cạnh gốc chính của cây đa di sản 13 gốc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng (Ảnh: Thái Phan).
Gắn liền với cây đa 13 gốc là câu chuyện nhuốm màu sắc tâm linh, huyền bí mà người dân địa phương vẫn kể cho khách phương xa. Chuyện rằng, vào thời Pháp thuộc, phố Cầu Đất (cùng quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng- PV) hiện tại còn được gọi là phố Cô Đầu bởi có nhiều nhà hát cô đầu (còn được gọi là hát ả đào hay ca trù).
Khi ấy, có một ca nương nổi tiếng xinh đẹp, hát hay chẳng may yểu mệnh mất đúng vào giờ thiêng, nên rất linh thiêng. Có người thương cảm dựng đền thờ ở gần đó. Sau do biến cố của lịch sử, đền cũ không còn.
Một đêm, có người phu xe khi đang đứng chờ khách ở gần đền cũ bỗng thấy có người con gái mặc quần áo trắng gọi xe về khu vực Xóm Trại. Khi người phu xe chở đến cây cầu nhỏ bắc qua mương gần cây đa 13 gốc, bỗng người con gái biến mất, trên xe chỉ còn lại tiền âm phủ.
Người dân trong vùng tin rằng, người con gái kia hiển linh về cây đa 13 gốc ngự. Sau đó, họ dựng nơi thờ phụng quanh năm hương khói gọi là phủ Chúa Bà.
Các rễ phụ tạo thành các gốc cây của cây đa di sản 13 gốc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng (Ảnh: Thái Phan).
Xóm Trại giờ trở thành khu dân cư thuộc phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng. Do thời gian và chiến tranh, đình làng không còn, nhưng giếng làng, cây đa 13 gốc và phủ Chúa Bà vẫn còn.
Khách phương xa đến đây, có dịp ngắm cây đa khổng lồ, kỳ lạ và đắm mình trong bầu không gian yên tĩnh nhuốm màu linh thiêng ngay giữa phố phường nhộn nhịp, thấy lòng thư thái. Còn người dân trong vùng sống xa quê, khi trở về, nhìn thấy tán cây như mâm xôi vươn lên trời cao, cảm giác ấm áp tình quê hương lại ùa về.
Năm 2014, cây đa 13 gốc được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là Cây di sản Việt Nam. Theo đánh giá của Hội, cây đa 13 gốc là một trong những cây đa lớn nhất nước ta với tuổi đời hơn 300 năm.
Ấn tượng hệ thống đảo Cát Bà Hải Phòng Cát Bà được ghi vào sách kỷ lục là đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam. Một trong các giá trị nổi bật của du lịch Cát Bà là hệ thống các đảo và bãi cát trắng mịn trên hành trình từ trung tâm Cát Bà đi vịnh Lan Hạ. Những cái tên như đảo Cát Dứa, Nam Cát, Việt Hải... trở nên...