Huyền bí cung điện bằng vàng ròng, kỳ quan tôn giáo hiếm có trên thế giới
Vị trí của cung điện này nằm trên đỉnh đồi, nó được mệnh danh là kỳ quan tôn giáo nằm ở nơi cao nhất thế giới.
Cung điện Potala được sử dụng như là nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một công trình biểu tượng cho quyền lực Phật giáo cao nhất ở Tây Tạng. Từ Potala trong tiếng Phạn có nghĩa là “đất thánh của đức Phật”.
Chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma 5
Potala được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma 5 vào năm 1964. Nó được xây dựng trên một ngọn đồi, nằm ở trung tâm thung lũng Lhasa và tu viện Drepung, gần thành phố cổ và đền Jokhang. Cung điện cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển, nơi này chính là trung tâm chính trị Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng.
Vì là cung điện lớn nhất và cao nhất thế giới nên nơi này tự hào có những di tích, tác phẩm nghệ thuật phong phú, đặc biệt là các di sản văn hóa của người Tây Tạng, Hán, Mông Cổ độc đáo. Potala chính là thành tựu to lớn của nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.
Cung điện là một tòa nhà rộng lớn với những bức tường dày 5 mét ở chân đế và dày 3 mét ở đỉnh, cao 16 tầng, có hơn 1000 phòng, 10.000 ngôi đền, 200.000 bức tượng. Đây chính là nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ông chạy trốn sang Ấn Độ trong cuộc nổi dậy năm 1959. Cung điện hiện tại chỉ có khoảng 20 tu sĩ, nhưng trong quá khứ có tới 300-400 tu sĩ sống bên trong.
Cung điện được chia thành 2 khu vực, cung điện Trắng và cung điện Đỏ.Cung điện Trắng là nơi Đạt Lai Lạt Ma sử dụng làm văn phòng và sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, cung điện Đỏ là nơi dành cho những thứ thuộc về tâm linh, chứa nhiều hội trường, tu viện, nơi thờ cúng…
Video đang HOT
Cung điện Potala sử dụng 300.000 tấn vàng để trang trí và xây dựng, bên trong còn ẩn chứa rất nhiều trang sức bằng đá quý. Giá trị nhất trong cung điện này là một tòa tháp cao 14 mét, được dát gần 100.000 mảnh trang sức khác nhau. Tất cả vàng được sử dụng đều là nguyên chất và hầu hết những đồ vật trang trí đều được mạ và khảm vàng.
Không chỉ có vàng là thứ giá trị nhất, những cổ vật tại đây cùng với nhiều bức tranh khảm bằng đá quý cũng có giá trị không hề nhỏ. Tại những khu vực này, không gian được chạm trổ nhiều màu sắc theo nhiều chủ đề đa dạng. Người ta còn nói rằng một nửa số vàng của thế giới được đặt tại đây.
Chính vì cung điện được khảm nhiều vàng có giá trị nên số lượng du khách đến tham quan cũng bị hạn chế mỗi ngày, nhằm ngăn chặn thiệt hại do trộm cắp. Bên cạnh đó, không phải nơi nào du khách cũng được phép tham quan, chỉ một số nơi cho phép người ngoài đặt chân vào.
Những nhiếp ảnh gia không được phép chụp ảnh hầu hết các khu vực trong cung điện. Người ta lo sợ rằng họ sẽ bán lại những bức ảnh này nhằm thu lợi nhuận. Khách du lịch cũng thiện chí muốn quyên tiền đóng góp cho cung điện.
Mặc dù cung điện Potala rất rộng lớn, hầu hết du khách tới đây đều khao khát được khám phá hết từng ngóc ngách. Có rất nhiều cánh cửa đóng kín, hành lang bị chặn và nhiều nơi du khách không được phép vào, rất nhiều bí ẩn nằm đằng sau những cánh cửa đóng kín đó.
10 cung điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới
Không chỉ châu Âu mới có những cung điện lộng lẫy, Potala ở Tây Tạng, Qasr Al Watan ở Abu Dhabi hay cung điện Hoàng gia ở Bangkok cũng khiến du khách phải trầm trồ.
Potala, Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc
Nằm ở độ cao 3.699 m so với mực nước biển, Potala được xây năm 1649 ở thủ phủ Tây Tạng, là cung điện có vị trí cao nhất thế giới. Nơi này từng là cung điện mùa đông của Dalai Lamas cho tới năm 1959. Sau đó, công trình chuyển thành bảo tàng và mở cửa đón khách trong khi vẫn có các nhà sư tu hành sống tại đây. Một trong những điểm nổi bật của Potala là bảo tháp bằng vàng của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, cao 14,85m và nặng tới 4,1 tấn.
Cung điện Hoàng Gia, Bangkok, Thái Lan
Được xây vào năm 1782, Cung điện Hoàng Gia lộng lẫy là một quần thể kiến trúc rộng lớn nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok, gồm các dinh thự hoàng gia, sảnh ngai vàng, văn phòng chính phủ và các đền chùa linh thiêng. Du khách có thể khám phá một phần cung điện từ 8h30 đến 15h30.
Qasr Al Watan, Abu Dhabi, UAE
Xây xong năm 2017, công trình hiện vừa là dinh tổng thống vừa là điểm tham quan cho du khách. Từng chi tiết kiến trúc ở đây đều thể hiện sự xa hoa, lộng lẫy và giàu có. Một trong những điều thú vị khi xây dựng Qasr Al Watan là nhân công mất 700 giờ để dát vàng 23 carat lên các phiến gỗ làm cửa. Đại sảnh ở đây là một trong những nơi có mái vòm lớn nhất thế giới với đường kính tới 37 m.
Cung điện Taj Lake, Udaipur, Ấn Độ
Taj Lake là cung điện nằm giữa hồ Pichola được xây vào năm 1743 - 1746 để làm cung điện mùa hè cho vua Maharana Jai Singh II ở thành phố Udaipur, tỉnh Rajasthan. Kiến trúc tuyệt vời của cung điện khiến ai tới đây cũng phải ngỡ ngàng khi được dạo qua hàng loạt sân vườn, phòng ốc sang trọng trang trí nhiều tác phẩm pha lê, kính màu và đồ khảm. Cung điện hiện một khách sạn cao cấp thuộc chuỗi Taj Hotels.
Cung điện Mùa Đông, St.Petersburg, Nga
Công trình mang đậm kiến trúc Baroque nằm bên bờ sông Neva là nơi phục vụ Sa Hoàng Nga từ năm 1732 đến năm 1917. Hiện cung điện Mùa Đông phục vụ du khách như một bảo tàng khổng lồ vì có tới 1.057 phòng, 117 cầu thang, 1.945 cửa sổ và 1.786 cửa chính.
Dogle, Venice, Italy
Có từ nửa đầu thế kỷ 14, cung điện Doge là nơi ở và cai trị của chính quyền Venezia trong nhiều thế kỷ tới khi Cộng hòa Venezia sụp đổ vào năm 1797. Kiệt tác phong cách Gothic này đã chuyển thành bảo tàng và đón khách tham quan từ năm 1923. Đặc điểm kiến trúc nổi trội của công trình là Phòng Đại hội đồng rộng bậc nhất ở châu Âu với kích thước chiều dài 53m, chiều rộng 25m.
Versailles, Versailles, Pháp
Cung điện Versailles ban đầu là một khu nghỉ dưỡng săn bắn của vua Louise thứ 13 nhưng đến đời vua Louis thứ 14 nó được mở rộng và thiết kế đẹp hơn để trở thành trụ sở của tòa án và chính phủ Pháp vào năm 1682. Sau khi các bộ ngành chính phủ chuyển về Paris, vào đầu thế kỷ 19, Versailles chuyển thành bảo tàng "lưu giữ vinh quang của nước Pháp" khi có khoảng 60.000 tác phẩm, bộ sưu tập nghệ thuật trải dài 5 thế kỷ lịch sử Pháp.
Alhambra, Granada, Tây Ban Nha
Cung điện Alhambra xây trên đồi cao nhìn ra cả thành phố Granada là một điển hình của phong cách Moorish. Công trình xây từ năm 1238 đến 1358 trên nền một pháo đài cổ, có sự hòa trộn giữa những nét kiến trúc của La Mã, Hy Lạp và đạo Hồi. Phòng đặc biệt nhất ở Alhambra là "phòng thì thầm", độ cong của trần nhà làm cho âm thanh truyền từ góc này sang góc đối diện.
Buckingham, London, Anh
Từ năm 1837, cung điện nguy nga Buckingham là nơi ở và làm việc chính thức của hoàng gia Anh. Buckingham có 3 công viên bao quanh, 19 phòng khánh tiết, 52 phòng ngủ cho khách và hoàng gia, 78 phòng tắm cao cấp, 188 phòng cho nhân viên và 92 văn phòng làm việc. Không chỉ là biểu tượng cho chính phủ và kiến trúc nước Anh, cung điện còn là điểm tham quan mở cửa 10h - 18h hàng ngày đón du khách khắp thế giới.
Iolani, Honolulu, Hawaii, Mỹ
Từ năm 1882 đến năm 1893 cung điện là nơi ở của hai quốc vương cuối cùng của Quốc đảo Hawaii trước khi sáp nhập vào Mỹ. Hiện nay, Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và cung điện trở thành điểm du lịch, lưu giữ lịch sử Hawaii trước đây. Cung điện có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống toilet xả nước và điện thoại trong nhà đầu tiên ở Hawaii, cùng nhiều vật dụng và đồ trang trí xuất xứ châu Âu.
Vẻ đẹp thanh bình của Tây Tạng Phong cảnh Tây Tạng như một bức tranh với hồ nước xanh linh thiêng Yamdrok, sông băng Karola, các núi tuyết trắng cùng những lá cờ lungta màu sắc. Với diện tích hơn 500 km2 và dân số xấp xỉ 300.000 người, Lhasa (thủ phủ Tây Tạng) là nơi linh thiêng và nổi tiếng với rất nhiều công trình tôn giáo, cung điện...