Hủy phẫu thuật dồn sức chiến đấu với Covid-19
Các bệnh viện tuyến đầu đã hủy bỏ nhiều ca phẫu thuật để ưu tiên điều trị bệnh nhân Covid-19.
Người bệnh thông thường được chuyển đến đường dây khám trực tuyến, tất cả nhường chỗ cho các ca Covid-19 nguy kịch và ngăn ngừa lây nhiễm.
Bệnh viện Brigham & Women của Boston, Bệnh viện NewYork-Presbyterian, Bệnh viện Đại học California, San Francisco và một số hệ thống y tế lớn ở khu vực Seattle tạm hoãn các ca phẫu thuật không khẩn cấp do tình trạng quá tải. Nhiều nơi yêu cầu bệnh nhân chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám tâm lý và các bệnh thông thường khác sử dụng đường dây nóng hoặc dịch vụ trực tuyến.
“Càng ít người di chuyển trong bệnh viện càng tốt”, ông Ann Prest Philippine, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói.
Các phẫu thuật y khoa bị hoãn thường không khẩn cấp, như thay khớp gối, phẫu thuật túi mật hoặc cột sống.
Nhân viên y tế tại Mỹ mặc đồ bảo hộ chuẩn bị điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Reuters.
Tiến sĩ Arooj Simmonds, giám đốc điều hành hệ thống Bệnh viện Thụy Điển cho biết: “Chúng tôi có phòng trống nhưng không đủ nhân viên y tế nên không thể tiếp nhận bệnh nhân. Y tá và bác sĩ khoa phẫu thuật có thể được chuyển sang nơi cần họ nhất”.
Video đang HOT
Các chuyên gia dịch tễ và bệnh truyền nhiễm cảnh báo nhiều bệnh viện ở Mỹ có thể lâm vào tình trạng thiếu giường, thiết bị và nhân viên y tế khi Covid-19 lan rộng hơn. Tình hình càng trở nên gấp rút khi số bệnh nhân tại Mỹ tăng nhanh, hơn 3.800 ca tính đến hôm nay.
Báo cáo từ phái đoàn thị sát Trung Quốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 2, cho thấy tới 20% bệnh nhân nặng với nhiều vấn đề nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tạng…
Mỹ ghi nhận khoảng 4,8 triệu lượt nhập viện khi dịch lan nhanh trên toàn quốc, 2 triệu người trong số đó cần được chăm sóc đặc biệt.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng kêu gọi các cơ sở y tế khác tại Hạt Santa Clara, bang California, ba quận ở thành phố Washington và thành phố New York hủy bỏ các ca phẫu thuật tự chọn. CDC đưa ra các hướng dẫn phòng lây nhiễm nCoV dành cho các bệnh viện.
Song nhiều bác sĩ phản đối động thái này. Trong một bức thư công bố hôm 15/3, các bác sĩ tại 4 hiệp hội bệnh viện lớn không đồng ý hủy bỏ phẫu thuật cho các bệnh nhân trên diện rộng. Họ cho rằng địa phương nên cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên diễn biến của dịch bệnh.
Các chuyên gia ở Đại học Phẫu thuật Mỹ khuyến cáo “đây không phải quyết định ngày một ngày hai”. Đối với nhiều bệnh viện, điều này vô cùng khó khăn bởi các ca mổ tự chọn như thay khớp gối rất cần thiết cho tình hình tài chính. Dịch vụ Đầu tư Moody cảnh báo “hủy bỏ phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật tim có thể làm giảm lợi nhuận của các bệnh viện”.
Tình hình này buộc các bác sĩ đối mặt với câu hỏi khó.
“Những thủ thuật tự chọn thế nào thì được hoãn? Về tim mạch, điều này không dễ trả lời”, giáo sư Eugene Yang Đại học Y khoa Washington cho biết.
Thục Linh (Theo WSJ)
Theo vnexpress.net
Bé trai 12 tuổi chiến thắng ung thư sau hơn một năm bền bỉ chiến đấu
Hơn một năm chiến đấu bền bỉ, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cậu bé Harry Banks đến từ Woburn Sands, Bucks, Anh chiến thắng căn bệnh u não hiếm gặp.
Harry được chẩn đoán mắc u não hiếm gặp (u nguyên bào thần kinh trung ương) năm 2019. Căn bệnh khiến cậu có nguy cơ phải điều trị suốt đời, tiêu tốn hàng trăm nghìn bảng Anh.
Nina, mẹ của Harry cho biết, gia đình bà không thể đủ tiền để trang trải cho chặng đường dài chữa bệnh của con trai. Vì thế, thông qua bệnh viện và các phương tiện truyền thông đại chúng, bà cầu mong sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
"Một vài tuần đầu thực sự khó khăn với chúng tôi. Harry được thông báo là không có phương pháp điều trị dứt điểm. Rất may sau đó các bác sĩ nói một Bệnh viện tại Barcelona (Tây Ban Nha) có thể chữa trị bệnh của bé. Nhưng chi phí lên tới 500.000 bảng Anh là quá sức với tôi. Tuyệt vọng, tôi cầu xin giúp đỡ từ các nhà hảo tâm trên để Harry có cơ hội được sống", bà Nina nói.
Harry Banks chiến thắng ung thư sau hơn 1 năm điều trị.
Trong thời gian ngắn, số tiền quyên góp cho Harry chữa bệnh lên tới con số 600.000 bảng. Số tiền trên đa phần đến từ các trường học, ban nhạc, các câu lạc bộ thể thao. Đặc biệt, một nhà tài trợ ẩn danh đồng ý ủng hộ gia đình cậu 50.000 bảng.
Harry sau đó lên đường tới Barcelona chữa bệnh. Harry được dùng thuốc Omburtamab thông qua thiết bị hình vòm bằng nhựa đặt dưới da đầu nhờ phẫu thuật. Từ đó, thuốc sẽ thường xuyên được đưa và hệ thống thần kinh trung ương để xử lý khối u.
Harry bên mẹ của mình, bà Nina.
Điều kỳ diệu xảy ra ngay những ngày đầu tiên của năm 2020. Sau hơn một năm chiến đấu với bệnh tật, các bác sĩ thông báo Harry không còn dấu hiệu của ung thư. Cậu bé có thể trở về nhà. Tuy nhiên, để chắc chắn khối u không tái phát, Harry tiếp tục phải quay lại Barcelona trong thời gian tới để điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
"Ban đầu, chúng tôi không biết là thằng bé có chịu đựng được qua nhiều đợt điều trị hay không. Nhưng bây giờ chúng tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ tại Anh và Tây Ban Nha những người cứu sống con trai tôi. Dù vẫn còn 1 đợt điều trị nữa, nhưng thành công này là hạnh phúc quá lớn với gia đình. Giờ đây Harry được tiếp tục sống và có thể đi học bình thường như bao đứa trẻ khác", bà Nina vui mừng nói.
KHẢ MINH
Nguồn: The Sun/VTC
Tài xế say rượu Trung Quốc đòi nạn nhân phải cưới thì mới chịu bồi thường Một tài xế say rượu gây tai nạn khiến một phụ nữ phải phẫu thuật cắt bỏ chân. Anh này nói sẽ chỉ chấp nhận bồi thường cho nạn nhân nếu cô đồng ý kết hôn với anh ta. Theo đài truyền hình AHTV, vụ việc xảy ra tại tỉnh An Huy hồi tháng 10 năm ngoái. Tài xế họ Trương trong lúc...