Hủy hội nghị an ninh Shangri-La
Hội nghị đối thoại về an ninh khu vực Shangri-La, dự kiến diễn ra trong hai ngày 4-5/6 tại Singapore, đã bị hủy do tình hình Covid-19 toàn cầu.
“Thật không may, tình hình Covid-19 toàn cầu gần đây xấu đi, một phần do sự gia tăng các biến thể nCoV mới có khả năng lây nhiễm cao”, phát ngôn viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhà tổ chức sự kiện, hôm nay cho hay.
“Ở Singapore, ca lây nhiễm cộng đồng ngày càng tăng. Việc ban bố hạn chế mới và khả năng thắt chặt hạn chế tạo ra sự không chắc chắn. Tổng hợp những yếu tố này đồng nghĩa việc tổ chức Đối thoại Shangri-La trực tiếp trong năm nay là không thể”, bà nói thêm, nhấn mạnh rằng IISS “rất tiếc và buồn” khi hội nghị an ninh bị hủy.
Khách sạn Shangri-la ở Singapore, nơi diễn ra hội nghị an ninh thường niên Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Straits Times .
Video đang HOT
Đây là năm thứ hai liên tiếp Đối thoại Shangri-la bị hủy vì Covid-19. Trước đó có thông báo rằng đối thoại sẽ được tổ chức hoàn toàn trực tiếp trong khách sạn Shangri-La. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã xác nhận tham dự, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng được mời.
Người phát ngôn lưu ý “một loạt” bộ trưởng quốc phòng, quan chức cấp cao, lãnh đạo tập đoàn và chiến lược gia có ảnh hưởng từ châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Âu đã xác nhận tham dự.
Theo bà, IISS đã làm việc cần mẫn với chính phủ và Bộ Quốc phòng Singapore để đảm bảo đối thoại diễn ra thành công trong năm nay, bất chấp những thách thức của đại dịch.
“Ngay cả trong thời gian diễn ra Covid-19, IISS tin tưởng vai trò những cuộc gặp gỡ ngoại giao trực tiếp để giải quyết vấn đề toàn cầu. Chúng tôi tiếp tục tổ chức thành công các sự kiện trực tiếp, gồm Đối thoại IISS Manama ở Bahrain năm 2020, và sẽ diễn ra lần nữa vào ngày 19-21/11 năm nay”, người phát ngôn cho hay.
IISS lên kế hoạch tổ chức Đối thoại trực tiếp IISS Shangri-La vào giữa năm sau.
Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh thường niên hàng đầu châu Á, quy tụ các bộ trưởng và quan chức quốc phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thảo luận về thách thức và an ninh trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thường tới tham dự sự kiện này.
Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp ASEAN - Trung Quốc
Việt Nam kêu gọi ASEAN, Trung Quốc phối hợp triển khai tuyên bố DOC về Biển Đông trong cuộc tham vấn quan chức cao cấp hai bên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng hôm 18/5 dẫn đầu đoàn Việt Nam dự tham vấn Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc (ACSOC) thường niên lần thứ 27 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Sự kiện còn có sự góp mặt của quan chức cao cấp các nước ASEAN và Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Giang Hạo, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phát biểu thay mặt các nước ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định cả ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ duy trì và thúc đẩy động lực hợp tác hai bên và đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng trong cuộc tham vấn hôm 18/5. Ảnh: BNG .
Thứ trưởng đề nghị các bên ưu tiên phối hợp ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững, hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên phù hợp với tinh thần Năm hợp tác phát triển bền vững ASEAN - Trung Quốc 2021. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đẩy mạnh thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có thông qua khuôn khổ hợp tác Mekong - Lan Thương.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng trông đợi hai bên đóng góp tích cực cho bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thượng tôn pháp luật, kiềm chế và giải quyết hoà bình các tranh chấp và khác biệt. Ông đề nghị ASEAN - Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Trung Quốc tái khẳng định coi trọng ASEAN, mong muốn nâng quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc lên tầm cao mới, đồng thời nhấn mạnh ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở Đông Á.
Đáp lại, ASEAN đề cao những đóng góp của Trung Quốc cho hợp tác hai bên trên nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát và phòng chống Covid-19. Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp, cung ứng đồng đều vaccine cho các nước, trong đó có ASEAN và sẽ tham gia cùng ASEAN triển khai Kế hoạch Phục hồi Tổng thể.
Các nước nhấn mạnh cần phối hợp bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và thượng tôn pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung phòng chống dịch bệnh ở khu vực, trong đó có Biển Đông, đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm nối lại các cuộc đàm phán bị hoãn do ảnh hưởng của Covid-19 để sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả.
Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021, ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.
Cuộc đua trở thành công xưởng sản xuất vaccine Covid-19 ở châu Á Các nước châu Á nỗ lực trở thành nhà sản xuất vaccine Covid-19, được chuyển giao công nghệ mRNA vì những lợi ích y tế và kinh tế lâu dài. Kể từ khi vaccine mRNA ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna ra mắt, các nước châu Á - Thái Bình Dương vật lộn để tìm nguồn cung. Chính phủ Australia, Hàn Quốc và...