Huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên môi trường là tội ác!
Cảnh quan thiên nhiên, môi trường đang trở thành nạn nhân của con người.
Một nhóm người đã tàn phá, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên môi trường không thương tiếc, khiến cho nhân dân bức xúc và lo lắng về chất lượng cuộc sống của chính mình, của tương lai con cháu, của đất nước rồi đây sẽ ra sao?
Khai thác gỗ nghiến trái phép tại rừng đặc dụng Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam )
Môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá để rồi không ai khác, chính người dân phải chịu hậu quả trực tiếp, dài lâu từ sự phá hoại của nhóm người lợi dụng mang danh đầu tư, lấy đất rừng, đất biển. Từ của công biến thành của tư, làm giàu bất chính cho nhóm lợi ích của mình, bất chấp sự phản đối của người dân, chuyên gia và nhà khoa học.
Niềm tin vào cuộc sống của nhân dân bị sụt giảm bởi điều kiện sống đang bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, có nguyên nhân sâu xa từ sự xói mòn đạo đức, sự tăng trưởng lòng tham đến mức vô độ của một bộ phận không nhỏ người nắm giữ chức vụ, quyền lực và có thế lực về kinh tế chi phối. Họ biết người dân đau khổ nhưng vẫn thờ ơ, vô cảm.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường đó là trách nhiệm chính đáng của mỗi người, bởi ai cũng có một phần trách nhiệm xây dựng, gìn giữ cuộc sống của mình và cộng đồng. Trong trách nhiệm giám sát, thực thi quyền công dân của mình, không ai vô can khi để xảy ra vấn nạn hủy hoại môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Môi trường bị hủy hoại sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cả xã hội. (Ảnh: TTXVN)
Những năm qua, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia thuộc tốp đầu thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng, El Nino, mưa bão bất thường, lũ quét… Và những vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đó chính là hậu quả từ việc tàn phá môi trường, cảnh quan thiên nhiên một cách không thương tiếc.
Không thể dung dưỡng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có hành động giết chết cảnh quan thiên nhiên môi trường sống. Vì đó là tội ác. Khi môi trường bị hủy hoại nghĩa là đang gián tiếp giết người một cách thầm lặng chứ không chỉ là thiệt hại trước mắt, tính bằng thống kê hiện vật và càng không thể nhìn thấy bằng mắt thường ngay lập tức.
Sự phát triển kinh tế là quan trọng nhưng không vì thế mà bất chấp cảnh báo và tàn phá cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Lợi ích trước mắt cho một nhóm người được hưởng nhưng để lại hậu quả lâu dài cho cả xã hội.
Khôi phục môi trường cảnh quan phải mất rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc. Còn người dân thì luôn cảm thấy bất an khi mỗi ngày phải sống với tình trạng ô nhiễm môi trường, không yên tâm mỗi khi nghĩ về nguồn nước, nguồn không khí mà mình đang nạp vào cơ thể từng ngày, từng giờ… Và tiền làm ra không đủ để chữa bệnh!
Video đang HOT
Một dự án có Chủ đầu tư tự ý đổ đất đá lấn biển vịnh Nha Trang từng bị UBND Khánh Hòa ra quyết định xử phạt. (Ảnh: VTT.VN)
Đức Đạt-lai Lạt-ma bày tỏ ngạc nhiên về con người như sau “tuổi trẻ thì đổ sức khỏe ra kiếm tiền, làm bất chấp cho đến lúc sức khỏe cạn kiệt rồi lại đổ tiền ra kiếm lại chút sức khỏe”. Sự ngạc nhiên ấy của ngài khiến ai nghe qua, ngẫm nghĩ cũng giật mình thấy bản thân mình ở trong đó, nhưng rồi vẫn cứ lao đi, tiếp tục hành trình bon chen bất chấp sự cảnh báo.
Đạo Phật với đường hướng từ bi, trí tuệ, lấy tình thương làm đầu, thể hiện ngay trong nguyên tắc cơ bản đầu tiên của Phật tử là tôn trọng sự sống. Nguyên tắc ấy, hành giả nhận diện, không hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống. Bức tử cảnh quan thiên nhiên, môi trường là gián tiếp giết người (như thiên tai) hoặc những cái chết âm thầm, lâu dài (như bệnh tật).
Với đôi mắt trí tuệ, những người con Phật cũng biết rằng, làm việc thiện chính là làm lợi cho mình, cho người không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai. Do vậy, những người con Phật không chỉ không làm việc tổn hại mình và người khác mà còn nỗ lực để chống lại cái ác mang tên “bức tử cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống của muôn loài”.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường là hành động tôn trọng sự sống xuyên suốt trong đời sống. Đó không chỉ là những khẩu hiệu mà còn là những việc làm thiết thực, cụ thể – để mỗi người đều là sứ giả của cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành, của trái đất xanh. Chúng ta nói KHÔNG với phá rừng núi, cảnh quan. Chúng ta nói KHÔNG với lấp Biển.
Ai cũng có một gia đình nhỏ với tràn đầy tình yêu thương con cháu của riêng mình. Hãy vì tương lai của chính con cháu chúng ta, kiên quyết đấu tranh tới cùng trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chống lại bất cứ thế lực nào gieo rắc và hủy hoại môi trường sống. Mỗi ngày, chúng ta hãy trồng nhiều cây xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau. Hãy nói KHÔNG với nạn “phá rừng – lấp biển”!
Nguyễn Hòa Văn
Theo phapluatplus.vn
Lãnh 35 triệu/tháng, công nhân Việt chịu lạnh thấu xương ở những 'miền đất hứa'
Để có mức lương cơ bản 35 triệu/tháng, anh Hoàng phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Chịu đựng cái lạnh 'cắt da cắt thịt' nơi xứ Hàn, nguy cơ đột quỵ rình rập,...nhưng anh chưa bao giờ dám kể vì sợ bố mẹ lo lắng.
Đổi lại mức lương cơ bản 35 triệu/tháng, anh Tùng phải làm những công việc nặng nhọc mà "người Hàn không làm". Ảnh: Hoàng Văn Tùng
Ở tuổi 28, trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa đã ổn định cuộc sống thì anh Hoàng Văn Tùng (quê Thanh Hóa) vẫn đang chật vật tìm con đường thoát nghèo. Sau nhiều năm vào Nam ra Bắc lập nghiệp nhưng thất bại, cuối cùng anh Tùng quyết định đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc với giấc mộng đổi đời.
Môi trường là các công ty hóa chất độc hại. Ảnh: Nguyễn Văn Hoàng
Cụt tay, mất mạng,...như chơi
Năm 2017 anh Tùng đặt chân đến xứ sở kim chi và nhận công việc trong một xưởng sản xuất nhựa nội thất, lương cơ bản mỗi tháng 35 triệu đồng, chưa kể làm thêm. Mức thu nhập này so với một công việc tương đương tại Việt Nam được cho là cao hơn. Nhưng đổi lạị anh Tùng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do thường xuyên vận hành các loại máy móc nguy hiểm.
"Dù quen việc nhưng chỉ cần sơ sẩy là có thể cụt tay, thậm chí mất mạng như chơi. Chưa kể, môi trường làm việc tại đây cũng rất độc hại do liên tục phải tiếp xúc với đủ loại hoá chất phục vụ sản xuất, tái chế nhựa...Những công việc này người Hàn không làm thì mới đến lượt mình ", anh Tùng kể.
Bữa cơm của công nhân xứ Hàn rất đạm bạc, nhiều người chỉ ăn cho có, về nhà mua đồ tự nấu. Ảnh: Nguyễn Văn Hoàng
Ngoài những rủi ro trong công việc, anh Tùng cũng cho biết thời tiết ở Hàn Quốc vào mùa đông rất khắc nghiệt. Có những thời điểm, nhiệt độ hạ xuống -20 độ C làm anh bị bỏng lạnh, thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong do đột quỵ.
Anh Tùng tâm sự: "Mùa đông bên này phải nói lạnh thấu xương, nhiều người Việt mất do đi làm về tắm đêm dễn đến đột quỵ. Ở Hàn người ta dùng sưởi nền, loại này hút oxi, nếu không thông khí nhiều người ngủ quên ngạt khí dẫn đến chết. Cứ dăm ba bữa lại thấy có người Việt mình bị tai nạn mất chân, mất tay. Thảm hơn là mất mạng phải kêu gọi cộng đồng giúp đỡ để người nhà đưa xác về".
Cũng làm công nhân nhưng ở Dài Loan, chị Ngân chỉ được 16 triệu/tháng, rất ít tăng ca. Ảnh minh họa
Khó khăn nhưng không dám kể
Anh Tùng cho biết thêm, tuỳ theo công việc sẽ có mức thu nhập tương đương. Đối với các công nhân xây dựng hay làm việc ở các khu hoá chất độc hại..., lương mỗi tháng có thể nhận được từ 60 đến 100 triệu đồng. Mức thu nhập cao nên nhiều người sẵn sàng lao vào con đường đi "chui". Bản thân anh Tùng dù đi lao động hợp pháp xong khoản chi phí để anh xuất ngoại cũng hơn 100 triệu đồng.
"Khoản tiền đó ở quê là số tiền khổng lồ, bố mẹ làm nông làm sao trả nổi. Hoàn cảnh khó khăn bắt buộc mình phải vay mượn để đóng tiền đi nên khi qua được bên này làm quần quật, vất vả, nguy hiểm kiếm cũng phải chịu mới có tiền gửi về nhà", anh Tùng nói.
Đông lực lớn nhất của chị là đứa con gái nhỏ, dù vất vả chị cũng ráng chịu để con có cuộc sống tốt hơn. Ảnh: Ngân Nguyễn
Hơn 2 năm đi làm thuê ở xứ người, vất vả, cực nhọc nhưng anh Tùng chưa bao giờ than vãn với gia đình. Bởi anh biết nói ra những điều ấy chỉ càng làm bố mẹ thêm lắng.
"Vất vả lắm chứ nhưng thân là con trai kể lể ra cũng chẳng được ích gì. Bố mẹ nào chả thương con, chả hy vọng con có công việc tốt. Bố mẹ càng hy vọng, bản thân mình càng áp lực kiếm tiền vì con trai gần 30 tuổi đầu vẫn chưa lo được nhiều cho gia đình. Nhìn bạn bè học hành ra trường có việc ổn định mình cũng muốn cố gắng sau này về bố mẹ còn có cái ăn nói với anh em, hàng xóm", anh Tùng chia sẻ.
Những ngày gần đây, trên báo đài thông tin nhiều về rủi ro của những người đi xuất khẩu lao động. Mỗi lần gọi điện, bố mẹ anh lại xót ruột hỏi thăm nhưng anh chỉ lờ đi cho qua chuyện. Thấy bố mẹ lo lắng, anh Tùng càng tự nhủ phải thật cẩn thận bởi nếu anh xảy ra mệnh hệ gì thì ai sẽ là người gánh vác gia đình.
Bao giờ mới hết nghèo?
Cũng trong cảnh tha hương đi xuất khẩu lao động nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngân (29 tuổi, quê Thanh Hóa) lại gặp phải cảnh ngộ éo le hơn. Làm việc ở quê không thoát nghèo, 1 năm trước vợ chồng chị Ngân đành lòng gửi con nhỏ cho bà ngoại để vay vốn sang Đài Loan làm việc. Mất gần 10 ngàn đô đi xuất khẩu lao động nhưng đổi lại vợ chồng chị chỉ nhận được công việc với mức lương 16 triệu/ tháng.
"Công việc không quá nặng nhưng lương rất bèo bọt. 16 triệu/tháng là lương cơ bản nhưng mấy tháng rồi công ty không cho tôi tăng ca. Chưa kể lương mỗi tháng còn bị trừ mất 1 triệu 8 trăm ngàn tiền phí môi giới. Chồng tôi còn thảm hơn, mỗi tháng được đâu có 12, 13 triệu trong khi gói môi giới của anh lại bị trừ rất nhiều khoản. Tổng tiền cuối tháng chỉ còn vài triệu, không bằng ở Việt Nam nữa", chị Ngân phàn nàn.
Vì xui rủi vào phải công ty lương không đủ sống, anh Bùi Văn Tuấn (chồng chị Ngân) đành quay về để tìm công ty khác. Số tiền 5000 đô chi phí ban đầu bỏ ra chỉ được những người môi giới trả lại hai phần nên anh đành tiếp tục vay mượn để quay lại Đài Loan tìm công việc khác. "Môi giới rất khôn, họ không hứa hẹn gì hết, nhưng nói lương cơ bản gần 20 triệu chưa tính tăng ca nên dân nghèo ai cũng ham. Tiền cũng đã mất rồi, bỏ ngang là mình ôm số nợ cả trăm triệu đồng, giờ không còn cách nào khác", anh Tuấn ngậm ngùi.
Tính đến thời điểm hiện tại, chị Ngân đã đi xuất khẩu lao động được 1 năm rưỡi. Thế nhưng, khoảng thời gian đó chỉ đủ tiền để chị trả số nợ ban đầu đã bỏ ra. Những lúc nghĩ đến con gái ở nhà, chị lại tủi thân khóc cả đêm. Đành lòng xa con lúc còn nhỏ, giờ nếu không có tiền làm vốn, niềm hy vọng bản thân và cả gia đình sẽ đều sụp đổ. Chính vì vậy, chị Ngân bắt đầu xin đi làm thêm dù công việc ở công ty đã chiếm mất nửa ngày.
"Tôi làm ca đêm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng. Sau khi tan làm, tôi lại xin đi phụ bán thit vịt ở ngoài chợ để kiếm thêm đến 12 giờ trưa thì về. Lúc đó mới tắm rửa, ăn uống rồi nghỉ ngơi đến 7 giờ lại dậy đi làm tiếp", chị Ngân kể một ngày làm việc của mình.
Sau khi đi làm thêm, thời gian ngủ nghỉ của chị Ngân chỉ có khoảng 5 tiếng đồng hồ. Khi tôi hỏi thời gian nghỉ ngơi ít như vậy làm sao có thể đảm bảo sức khỏe, chị chỉ cười xòa rồi đáp lại bằng một câu hỏi khác: "Khi còn trẻ nếu không cố gắng, sau này già làm sao để thoát nghèo?"
Câu hỏi của chị Ngân cũng là niềm trăn trở của rất nhiều lao động Việt khác. Suy nghĩ chung của những người đi xuất khẩu lao động là ráng làm để gửi tiền cho gia đình và tích góp khoản vốn sau này về quê làm ăn. Xác định rời quê, đã ở nơi xứ người nên dù có cực nhọc, nguy hiểm ra sao cũng đành cố gắng chịu, giữ kín trong lòng.
Theo thanhnien.com.vn
Đắk Lắk phấn đấu đón hơn 100 nghìn lượt khách 3 tháng cuối năm 2019 Trong 3 tháng cuối năm 2019, Du lịch Đắk Lắk phấn đấu doanh thu đạt 251 tỷ đồng, tổng lượt khách đạt 116.000 lượt khách. Thác Dray Nur thu hút đông đảo du khách với sản phẩm du lịch mạo hiểm. Ảnh: Báo Đắk Lắk Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách đến Đắk Lắk ước đạt 87,79%, tăng 14,25% so...