Huy động xe khách làm chỗ trú mưa nắng cho lực lượng trực chốt kiểm dịch
Trước tình hình mưa lớn khiến nhiều chốt trực bị xô đổ, một đơn vị vận tải tại Quảng Bình đã huy động xe khách đến các chốt để hỗ trợ lực lượng phòng, chống dịch trú mưa, nắng.
Theo đó, vào chiều 27/8, hàng chục chiếc xe giường nằm của một nhà xe đã được di chuyển đến các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Đồng Hới. Những chiếc xe giường nằm này sẽ giúp lực lượng đang ngày đêm trực chốt có nơi tránh trú khi mưa lớn xảy ra như vào đêm 26/8.
Xe giường nằm được đưa đến các điểm chốt kiểm soát, phòng, chống dịch để hỗ trợ lực lượng tại chốt tránh trú khi có mưa lớn.
Liên quan đến công tác kiểm soát người và phương tiện qua các chốt phòng, chống dịch Covid-19, ngày 27/8, ông Phạm Văn Năm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Bình cho biết, để bảo đảm thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, người cách ly, cán bộ, công nhân tại các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong điều kiện giãn cách xã hội, Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tại các chốt kiểm soát dịch.
Theo đó, đối với phương tiện có giấy nhận diện “luồng xanh” (mã QR), lực lượng kiểm soát tại chốt sẽ sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng quét mã QR trên giấy nhận diện để kiểm tra nhanh các thông tin về phương tiện, người trên phương tiện, hiệu lực của giấy xét nghiệm, hành trình vận chuyển… Cụ thể, sau khi quét mã QR thể hiện đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì cho phương tiện lưu thông.
Video đang HOT
Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện không xuất trình được bản chính giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện để kiểm tra và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện người trên phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.
Quảng Bình lập chốt, tăng cường kiểm tra trên các tuyến đường.
Đối với việc kiểm tra xe ô tô chở hàng hóa, xe máy chở hàng hóa (shipper) tại các chốt kiểm soát dịch, nếu di chuyển nội huyện phải có giấy đi đường do chính quyền địa phương cấp; giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực. Nếu di chuyển liên huyện, xe ô tô vận chuyển hàng hóa, người điều khiển phương tiện phải có giấy đi đường do cơ quan chức năng cấp.
Đối với phương tiện vận chuyển người đi cách ly tập trung, người hết hạn cách ly tập trung trở về địa phương, người điều khiển phương tiện phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2 còn hiệu lực, phương tiện có phù hiệu xe chở cách ly do Sở GTVT cấp.
Khó khăn phải cùng tháo gỡ chứ đừng "đánh đố" doanh nghiệp
Sự khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, nông sản là vấn đề "nóng" được phản ánh tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 25/8 do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ yêu cầu, những ngày tới đây, tất cả các địa phương phải quán triệt, thống nhất tất cả hàng hóa đều là hàng hóa thiết yếu, kể cả hàng thực phẩm hay hàng phục vụ chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt đối xử với bất kể mặt hàng nào.
Ông Thể cũng đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát lại các văn bản địa phương đã ban hành. "Văn bản nào trái với chỉ đạo của Chính phủ hoặc không trái nhưng làm phát sinh thêm chi phí, thời gian, "giấy phép con" thì phải dừng áp dụng. Tuyệt đối không cản trở vận chuyển hàng hóa".
Còn nhớ trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh về yêu cầu xây dựng các giải pháp để hàng hóa sản xuất ra phải được lưu thông, vận chuyển trong nước và quốc tế.
"Tinh thần chung là các chính sách Chính phủ đưa ra phải thực hiện nhất quán, nếu có vướng mắc trong thực tế thì các địa phương đề xuất điều chỉnh chứ không tự ý thực hiện, ban hành các giấy phép con" - người đứng đầu Chính phủ lưu ý.
Có thể nói "giấy phép con" cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của cộng đồng doanh nghiệp. Nếu trong điều kiện bình thường, không ít yêu cầu trái khoáy từ cơ quan quản lý đã khiến doanh nghiệp phải "than trời" thì ở bối cảnh dịch giã, việc phát sinh "giấy phép con" khiến con đường tồn tại, sống sót của doanh nghiệp trở nên hẹp lại.
Ít ngày tới, Tổng cục Thống kê sẽ công bố số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tháng 8. Tuy nhiên, dễ hình dung rằng, những con số về các doanh nghiệp phải đóng cửa, rút khỏi thị trường sẽ không hề nhỏ. Khó khăn chồng chất khó khăn, từ nguồn nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ, từ bối cảnh sản xuất cho đến môi trường kinh doanh.
Vận tải, lưu thông hàng hóa là huyết mạch sống còn của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Nếu hàng hóa không lưu thông suôn sẻ, đương nhiên, chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đội lên, chưa kể rủi ro chậm giao hàng hay hàng hư hỏng.
Siết yêu cầu giãn cách để chống dịch là cần thiết. Cái khó của địa phương, hẳn rằng doanh nghiệp nào cũng đều cảm thông, bởi bảo vệ sức khỏe người dân cũng chính là bảo vệ doanh nghiệp. Song thiết nghĩ, khó khăn phải cùng tháo gỡ, chứ không nên cứng nhắc theo hướng "đánh đố" doanh nghiệp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều chính sách đã được đưa ra và cũng đã có những đề xuất quy mô hàng nghìn tỷ đồng, nào khoanh nợ, giãn thuế, cấp thêm hạn mức tín dụng...
Nhưng một sự hỗ trợ rất lớn mà các cơ quan bộ ngành, chính quyền địa phương có thể làm ngay, chính là "gói hỗ trợ về thể chế". Nói cho cùng, doanh nghiệp phải sống sót, phải tồn tại thì mới có điều kiện trả nợ, đóng góp ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Trong phiên họp ngày 25/8, ông Nguyễn Văn Thể đã rất gay gắt với một số địa phương vì gây ách tắc trong lưu thông hàng hóa, nông sản. Trước đó, ông cũng đã ký văn bản phê bình nghiêm khắc một Giám đốc Sở GTVT vì không tham mưu cho lãnh đạo địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về lưu thông hàng hóa.
"Thay mặt ngành giao thông và các địa phương, chúng tôi xin nhận trách nhiệm với các doanh nghiệp về tình trạng ùn tắc giao thông ở một số nơi thời gian qua" - ông Thể cho biết và khẳng định, Bộ GTVT đã cấp mã QR Code cho các xe vận tải hàng hóa, lái xe và phụ xe có xét nghiệm âm tính có giá trị 72 giờ, chỉ kiểm tra ở điểm đầu và điểm cuối, nếu địa phương nào không thực hiện là làm trái.
Tôi cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp sẽ đánh giá cao thái độ của ông Bộ trưởng. Song, trong thực hiện mục tiêu "kép", dứt khoát phải có sự thống nhất hơn nữa, xuyên suốt từ trên xuống dưới, từ các bộ ngành đến các địa phương, chứ không thể mỗi nơi làm một kiểu!
Cần Thơ chưa bỏ quy định 'sang xe, đổi tài', lưu thông hàng hóa vẫn tắc Ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), đến trưa 26/8, tại Bến xe khách trung tâm thành phố Cần Thơ (quận Cái Răng) vẫn còn hàng chục xe tải, xe container phải nằm chờ. Toàn cảnh bãi trung chuyển hàng hóa tại Bến xe trung tâm TP Cần Thơ với hàng chục phương tiện đậu cả trong và ngoài...