Huy động vốn đa cấp biến ảo dưới chiêu bài forex, tiền điện tử – Bài 3: Tự thú của một trader
Sự lấp lánh biến ảo dưới chiêu bài forex, tiền điện tử đã khiến không ít người lao vào như thiêu thân và hậu quả là tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Thông qua nhiều hình thức như sàn giao dịch ngoại hối (forex), tiền điện tử ( coin), vòi bạch tuộc huy động vốn đa cấp tiếp cận “con mồi” âm thầm, nhưng quyết liệt. Thâm nhập vào hệ thống đa cấp biến tướng, phóng viên Báo Đầu tư đã trải nghiệm những chiêu trò moi móc đến những đồng tiền cuối cùng của bất kỳ ai trót sa chân.
Bài 3: Tự thú của một trader
Sau một hồi đắn đo, Sơn – một nhà đầu tư forex (trader) đồng ý kể lại cho chúng tôi những gì anh trải qua khi đã nướng kha khá tiền cho forex, mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Bản giới thiệu về dòng tiền đầu tư của Emas Fintech.
Lấy tiền của người sau trả cho người trước
Đọc xong 2 bài viết của chúng tôi về Emas Fintech, đặt tờ báo xuống, Sơn im lặng một hồi lâu. Đắn đo mãi, cậu mới bắt đầu câu chuyện: “Đây thực chất là hình thức huy động vốn theo hình thức đa cấp. Công thức căn bản vẫn là lấy tiền của người sau trả cho người trước. Giao dịch ngoại hối, tiền điện tử chỉ là chút gia vị họ trộn vào để tăng thêm độ hấp dẫn nhằm dụ khách hàng vào bẫy”.
Theo Sơn, thị trường ngoại hối (forex) đã xuất hiện từ rất lâu, trên thế giới có nhiều sàn giao dịch forex, nhưng không sàn giao dịch nào cam kết với nhà đầu tư là chắc chắn thắng. Tiền điện tử thì mới phát triển vài năm gần đây, nhưng nhanh chóng trở thành thị trường toàn cầu. Việc làm giá, lũng đoạn ở thị trường này cũng phức tạp, tinh vi hơn.
Chúng tôi đề nghị Sơn nói cụ thể hơn về kỹ thuật, anh cho biết, cấu trúc của forex cơ bản gồm: các ngân hàng, định chế tài chính lớn, công ty môi giới, các ngân hàng vừa và nhỏ, đại lý, công ty cung cấp sàn giao dịch, nhà môi giới thứ cấp (gọi tắt là broker) và các nhà đầu tư/giao dịch (gọi chung là trader).
Trader thường chỉ tương tác với các sàn giao dịch và broker. Trong mối quan hệ tay ba này, broker có thể “ôm” lệnh của khách hàng hoặc chuyển lệnh của khách hàng sang các broker cấp cao hơn. Khi broker “ôm” lệnh của khách hàng, thì quyền lợi của broker và trader sẽ đối nghịch nhau. Khi broker chuyển lệnh của khách hàng, thì quyền lợi của broker và trader không đối nghịch nhau, tức là công ty cung cấp sàn giao dịch chỉ đứng trung gian và “ăn” phí giao dịch. “Nhưng trên thực tế, cũng có broker kết hợp cả hai hình thức ôm và chuyển lệnh”, Sơn nói.
Vì vậy, Sơn lưu ý, khi tham gia thị trường, nhà đầu tư nên có đủ kiến thức để lựa chọn một sàn giao dịch phù hợp, thay vì nghe một chiều từ nhân viên môi giới. Nếu chưa có đủ kiến thức để lựa chọn sàn giao dịch, nhà đầu tư chưa nên thực hiện trên tài khoản thật. Đặc biệt, có nhiều công ty không quy định về việc nạp tiền, nhưng lại đưa ra điều kiện về việc rút tiền.
Nhận diện sai lầm của nhà đầu tư
Video đang HOT
Sơn kể, cậu biết đến Forex do yêu cầu công việc. Công ty của Sơn làm về xây dựng, vận hành hệ thống giao dịch cho các công ty broker nước ngoài. Sau một thời gian tiếp cận nghiệp vụ và hệ thống forex, Sơn nắm bắt được cơ chế hoạt động, khớp lệnh của cả hai phía: phía ứng dụng từ máy chủ của broker và phía ứng dụng giao dịch từ các nhà đầu tư.
“Ban đầu, tôi chỉ quan tâm đến nhiệm vụ và công việc mà Công ty giao, tập trung phát triển các chức năng hệ thống cho broker. Nhưng sau nhiều ngày quan sát biểu đồ giá, tôi bị cuốn vào forex lúc nào không biết. Tôi hào hứng với kế hoạch nạp một số tiền nhỏ, khoảng 200 – 500 USD vào tài khoản, mỗi ngày giao dịch một vài lệnh, kiếm 3 – 5 USD. Mục tiêu ban đầu tưởng như rất giản dị, nhưng sau đó, càng ngày, tôi càng bị cuốn sâu vào thị trường, nhanh chóng cháy hết tài khoản này đến tài khoản khác, nhưng không thể thoát ra”, giọng Sơn trầm xuống.
Theo trader này, sai lầm đầu tiên khi bước chân vào thị trường forex là sự cảm tính, cảm giác dễ dàng chiến thắng; tiếp đến là kỳ vọng quá cao vào tốc độ lợi nhuận. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
- “Các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác); mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50 – 100 triệu đồng.”
(Khoản 6, Điều 26, Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng)
- “Từ 1/1/2018, người nào thực hiện các hành vi trong đó có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản từ 100.000 – 300.000 đồng đến dưới 3 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
(Điều 206, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng)
“Trader đạt mức tăng trưởng trung bình 5 – 6%/tháng và duy trì được 2 năm là rất thành công rồi. Nếu mở tài khoản khoảng 500 – 600 USD, rồi tăng lên hàng ngàn USD trong một thời gian ngắn, thì đó chỉ là kết quả tạm thời, mang tính may mắn. Giữ nguyên phương pháp đó để giao dịch trong thời gian dài, thì khả năng cháy tài khoản gần như là 100%”, Sơn chia sẻ.
Một sai lầm khác của nhà đầu tư được Sơn chỉ ra, là sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng kiếm lời nhanh. Cụ thể, các sàn forex cho sử dụng tỷ lệ đòn bẩy 1:100, người chơi nộp vào tài khoản 10 USD sẽ có 110 USD để giao dịch. Tỷ lệ này có thể lên đến 1:200, thậm chí có những sàn cho lên đến 1:500. “Đòn bẩy càng lớn, khả năng cháy tài khoản càng lớn, thời gian cháy tài khoản càng nhanh”, Sơn rút ra kết luận, sau nhiều bài học xương máu.
Tiếp nữa, rất nhiều người bị hút vào forex từ những lời quảng cáo trên mạng như bỏ vốn ít, thu lời nhanh, chắc chắn thắng… Hoặc, tin vào trí tuệ nhân tạo, giao dịch tự động, hệ thống siêu kỹ thuật số… cũng mất tiền như chơi, bởi đó chỉ là công cụ giúp trader thuận tiện hơn trong công việc, hoàn toàn không giúp gia tăng cơ hội kiếm lời trên thị trường.
Tài khoản này nối tiếp tài khoản khác “cháy” thành tro bụi, mang theo những tháng lương, những khoản tiền tiết kiệm, cả kế hoạch mua nhà, đầu tư cho con đi học…, Sơn nhận ra rằng, số nhà đầu tư thua lỗ trên sàn là… phổ biến.
“Nếu có một người nào đó khoe tài khoản, thu nhập, tiền, vàng, xe hơi có được từ forex, hãy coi chừng. Đó có thể là những môi giới thứ cấp dành cả ngày lượn lờ tìm kiếm khách hàng cho các sàn giao dịch để kiếm hoa hồng”, Sơn cảnh báo.
Đừng hăng hái lên sàn để… mất xác
Trải qua thất bại, Sơn rút ra kết luận, với bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, dù là chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử, lợi nhuận đều không đến dễ dàng. Muốn “sống sót”, trader phải trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên, phải tiếp cận các kiến thức cơ bản, mày mò, tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất liên quan lĩnh vực này, như: pip/poin (đơn vị giá nhỏ nhất của 1 mã hàng hóa trên thị trường), lot (đơn vị khối lượng giao dịch), spread (giá trị chênh lệch giữa giá bán và giá mua của sàn trên 1 mã hàng hóa), bid (tỷ giá bán), ask (tỷ giá mua), swap (giá trị chênh lệch lãi suất tiền gửi qua đêm)…
Tiếp đến, là giai đoạn làm quen với các chiến lược giao dịch, điều kiện nào thì vào lệnh mua, vào lệnh bán, vào lệnh với khối lượng bao nhiêu. Khi nào thì quyết toán lệnh đang mở, khi nào chốt lãi, khi nào cắt lỗ…
Sau đó, là giai đoạn rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm. Trader phải có khả năng thẩm định, đánh giá chiến lược giao dịch hoặc hệ thống giao dịch trên tài khoản tiền thật; phải ước lượng được sức chịu đựng của tài khoản để có thể đầu tư đường dài; phải rèn luyện được khả năng bình thản trước mọi cám dỗ từ thị trường…
Cuối cùng, trader phải đảm bảo, khi mất số tiền đầu tư vào forex, cuộc sống của cá nhân và gia đình không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nếu sử dụng tiền vay, hoặc một số tiền có sự ràng buộc nào đó, thì tốt nhất không nên tham gia forex.
“Nếu ai đó vẫn có ý định trở thành trader, hãy bỏ tiền tham gia các khóa học thực thụ và thực hành trên tài khoản demo khoảng 6 tháng để tích lũy kinh nghiệm, thay vì hăng hái lên sàn để… mất xác”, Sơn kết luận.
Đồng tiền xương máu
Có thể thấy, các hình thức forex, coin… chỉ là cái cớ để một số cá nhân, tổ chức lấy tiền của người sau trả cho người trước theo hình thức đa cấp. Tại Việt Nam, có những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình đa cấp trong khuôn khổ pháp luật, nhưng cũng có nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mô hình này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, như Sinh Lợi, Muaban24, Liên kết Việt, Thăng Long Group… đã bị đưa ra ánh sáng pháp luật.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 lan rộng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân đang nỗ lực, vừa chống dịch, vừa tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vẫn có những cá nhân, tổ chức đang sử dụng hình thức kinh doanh đa cấp, bất chấp pháp luật để thu lời trên “đồng tiền xương máu” của nhiều người. Hành vi trên cần phải lên án và đây cũng là sự cảnh tỉnh với nhiều người muốn làm giàu từ sự lấp lánh biến ảo dưới chiêu bài forex, tiền điện tử.
Ý KIẾN – NHẬN ĐỊNH
Chưa có hành lang pháp lý chính thức cho mô hình kinh doanh như tiền ảo
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty Luật TNHH SB Law.
Những mô hình huy động vốn đa cấp chứa đựng nhiều rủi ro cho người tham gia, vì khi nó bị sập hệ thống, người chơi có nguy cơ mất trắng số tiền đầu tư, còn những người trục lợi được thì có thể vướng vòng lao lý khi công an điều tra tội đánh bạc hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại Việt Nam, những mô hình kinh doanh như tiền ảo hoặc những hình thức tương tự chưa có hành lang pháp lý chính thức, nên nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó, tiền đầu tư được chuyển ra nước ngoài, khả năng thu hồi hầu như không có.
Không có nghề nào giúp giàu nhanh cả
Ông Đặng Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ 2NF
Trader cũng là một nghề. Nhà đầu tư phải xác định rõ, chỉ có thể kiếm tiền được bằng một nghề nào đó khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm. Đã là nghề thì phải làm việc, phải bỏ sức lao động. Không có nghề nào giúp giàu nhanh cả.
Giá Bitcoin hôm nay ngày 12/8: Thị trường tiền ảo rực lửa, Bitcoin rớt giá gần 500 USD/BTC
Sáng ngày (12/8), thị trường tiền ảo toàn cầu chứng kiến sự giảmcủa hầu hết các đồng tiền trong top 100. Chỉ có 15/100 mã có sắc xanh trong ngày hôm nay.
Trong Top 10 loại tiền ảo đứng đầu có 1/10 đồng tiền tăng điểm trong ngày hôm nay. Đồng Bitcoin giảm mạnh 3,97%, hiện được giao dịch ở mức giá 11.380 USD/BTC.
Tính đến 6h sáng ngày 12/8, thị trường tiền ảo có 15/100 mã tăng điểm, còn lại 85 đồng tiền ảo khác giảm giá. Đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa Bitcoin giảm mạnh 3,97%, và được niêm yết với giá 11.380 USD/BTC.
Sau quãng thời gian giá Bitcoin dao động ít, có dấu ấn vào cuối tuần khi vượt mốc 12.000 USD thì cho đến hiện tại giá Bitcoin đã bị sụt giảm mạnh khi chỉ còn giữ ở mức 11.380 USD tại thời điểm hiện tại.
Điều này cho thấy 12.000 USD vẫn là cột mốc mà Bitcoin vẫn chưa thể hoàn toàn vượt qua được. Trong thời gian ngắn, BTC đã 2 lần chạm đến ngưỡng cửa đó và ngay sau đó bị từ chối rồi rớt giá thê thảm.
Tuy nhiên theo các chuyên gia phân tích, mặc dù chưa thể phá vỡ được ngưỡng 12.000 USD một cách hoàn toàn, nhưng đà tăng trưởng của BTC vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy giảm.
Mặc dù lạc quan về xu hướng tăng giá của đồng Bitcoin tuy nhiên vẫn có những yếu tố nhất định ảnh hưởng.
Một trong những yếu tố đẩy giá Bitcoin lên cao là do sự bất ổn về kinh tế gây nên bởi đại dịch Covid-19. Điều này cũng có nghĩa khi thế giới tìm ra phương pháp giải quyết được căn bệnh này thì những thay đổi về chính sách kinh tế, lãi suất, gói kích thích kinh tế sẽ bị điều chỉnh trở lại, nhu cầu tìm đến các "nơi trú ẩn an toàn" sẽ bị giảm đi.
Sự thật là sau khi Nga tuyên bố đăng ký sở hữu Vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới ngày hôm qua, giá Bitcoin cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra những yếu tố về chính trị như bầu cử Tổng thống Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của BTC.
Nguồn: Coinmarketcap.
Cùng với Bitcoin, có 9/10 loại tiền ảo đứng đầu giảm điểm ngày hôm nay giảm giá. Cụ thể: Ethereum giảm 3,72% còn 380,58 USD; XPR giảm 3,68% còn 0,2840 USD; Bitcoin Cash giảm 6,22% còn 283,30 USD; Chainlink giảm 3,10% còn 12,94 USD; Bitcoin SV giảm 6,44% còn 211,13 USD; Cardano giảm 4,16% còn 0,1375 USD; Lite Coin giảm 6,88% còn 54,22 USD; Binance Coin giảm 6,30% còn 21,15 USD.
Top 10 chỉ có 1/10 loài tiền ảo tăng điểm ngày hôm nay, cụ thể đó là: Tether tăng 0,12% còn 1 USD.
Ngày hôm nay chứng kiến sự thụt giá thê thảm của phần lớn các đồng tiền trong top 10. Đồng tiền tăng điểm nhiều nhất là Tether với 0,12%. Đồng tiền mất điểm nhiều nhất là Litecoin với 6,88%. Ngoài ra còn có thêm 3 đồng tiền ảo mất giá hơn 5% đó là Bitcoin Cash (giảm 6,22%); Binance Coin (giảm 6,30%) và Bitcoin SV (giảm 6,44%).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo đạt khoảng 363 tỷ USD, giảm 15 tỷ USD so với ngày 12/8.
Giá Bitcoin hôm nay ngày 11/8: Tăng hơn 100 USD/BTC, giá Bitcoin áp sát cột mốc 12.000 USD Sáng ngày (11/8), thị trường tiền ảo toàn cầu chứng kiến sự tăng giá của phần lớn đồng tiền trong top 100. Có 74/100 mã có sắc xanh trong ngày hôm nay. Trong Top 10 loại tiền ảo đứng đầu có 7/10 đồng tiền tăng điểm trong ngày hôm nay. Đồng Bitcoin tăng 1,43%, hiện được giao dịch ở mức giá 11.862 USD/BTC....