Huy động tối đa nguồn lực tài chính cho phát triển
Sáng 30/1/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, lãnh đạo các Bộ, ngành: Quốc phòng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã làm việc với Kho bạc Nhà nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thăm và làm việc với Kho bạc Nhà nước ngày 30/1/2020
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Tăng trưởng kinh tế gấp gần 3 lần lạm phát nên giá trị đồng tiền của ngân sách nhà nước ( NSNN), của Nhà nước và người dân tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, 2019 là năm NSNN bội thu, vượt thu ngân sách 138.000 tỷ đồng, các tỉnh đều hoàn thành kế hoạch vượt thu ngân sách.
Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Kho bạc Nhà nước đã đạt được thời gian qua. Trong đó có việc quy trình, thủ tục thu ngân sách nhà nước đã được đơn giản hóa, rút gọn; phương thức thu nộp được đa dạng với nhiều loại hình thanh toán khác nhau giúp người nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN tại bất kỳ địa điểm, thời gian nào.
Về công tác kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước cũng luôn quan tâm cải cách, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi như đơn giản hóa, rút ngắn quy trình, thủ tục, thời gian kiểm soát chi từ 7 ngày xuống còn 1 đến 3 ngày. Qua đó, một mặt tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN, nâng cao giải ngân vốn đầu tư công trong cả nước, mặt khác, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong sử dụng NSNN.
Về công tác quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước đã xây dựng và hình thành được “tài khoản duy nhất” theo đúng thông lệ quốc tế, tức là tập trung các nguồn thu vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước, qua đó hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ. Quản lý ngân quỹ sử dụng ngày càng hiệu quả, gắn kết với quản lý ngân sách và quản lý nợ.
Về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, Kho bạc Nhà nước luôn đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách, phục vụ cho đầu tư phát triển; cơ chế phát hành được hiện đại hóa theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu danh mục nợ chính phủ theo hướng bền vững và an toàn.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là năm cuối của nhiệm kỳ, của Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, chuẩn bị, tạo đà cho Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Chiến lược 10 năm 2021 – 2030, là năm tổ chức tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, Kho bạc Nhà nước cần nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ trong quản lý, điều hành tài chính ngân sách và chính sách tài khóa; huy động tối đa các nguồn lực tài chính để thúc đẩy phát triển đất nước; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách và hiện đại hóa, tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Kho bạc cho giai đoạn tiếp theo; quản lý tốt, an toàn và sử dụng hiệu quả nhất tiền và tài sản Nhà nước giao.
Bích Thảo
Theo baodauthau.vn
KBSV: Áp lực trả nợ 'dồn nén' trong năm 2020-2021 có thể gây xáo trộn thanh khoản NSNN
Chuyên gia của KBSV đánh giá áp lực trả nợ "dồn nén" trong năm 2020-2021 có thể là rủi ro gây xáo trộn tới thanh khoản cho ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng chưa quá lo ngại.
KBSV: Áp lực trả nợ 'dồn nén' trong năm 2020-2021 có thể gây xáo trộn thanh khoản NSNN
Năm 2019, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp diễn xu hướng giảm nhẹ, ở mức 3,4% GDP.
Cụ thể hơn, nguồn thu ngân sách từ thuế thể hiện những tiến triển tích cực, tăng 4% trong năm 2019.
Dữ liệu sơ bộ năm 2019 cho thấy số thu từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tăng gần 10% nhờ quản lý thuế tốt hơn. Số thu từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã tăng gần 20% nhờ mở rộng cơ sở tính thuế.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách nhà nước gần như giữ nguyên so với năm trước. Đáng chú ý là áp lực chi trả nợ lãi tăng gần 14%. Trong khi đó, những tắc nghẽn, thắt chặt giải ngân đầu tư công đã kiềm chế chi tiêu của Chính phủ trong năm.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), bội chi NSNN đang ở mức hợp lý, thấp hơn tương đối so với tốc độ tăng trưởng GDP, giúp giảm tỷ lệ Nợ công/GDP dự kiến xuống 56,1%, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, chuyên gia của KBSV đánh giá áp lực trả nợ "dồn nén" trong năm 2020-2021 có thể là rủi ro gây xáo trộn tới thanh khoản cho NSNN, nhưng chưa quá lo ngại.
Chi tiết hơn, Bộ Tài Chính cho biết sẽ có khoảng 10,3% danh mục nợ trong nước của Chính Phủ đến hạn trả. Đây là những khoản trái phiếu chính phủ (TPCP) kì hạn 5 năm được phát hành trong 2 năm 2015-2016. Từ năm 2017, các kì hạn TPCP đã được kéo dài và phân bổ hợp lý hơn, trải dài ở kì hạn 15 năm, 20 năm và 30 năm.
Dù vậy, theo KBSV năng lực trả nợ của Việt Nam vẫn được đảm bảo, được thể hiện qua tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp hàng năm chiếm 15-16% tổng thu ngân sách, vẫn dưới mức trần quy định và khuyến nghị của quốc tế là 25%.
Việc Moody hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia chỉ liên quan tới nghĩa vụ nợ chính phủ bảo lãnh, mà theo Bộ Tài Chính là do sự thiếu nhất quán trong phối hợp hành chính để thanh toán nghĩa vụ nợ dự phòng.
Cùng với đó, việc áp dụng số liệu GDP theo cách tính mới từ năm 2020 sẽ giúp hạ tỷ lệ Nợ công/GDP, tạo dư địa phát hành thêm trái phiếu, từ đó giúp Chính phủ có thêm dư địa để hoán đổi và cơ cấu lại nợ, theo quan điểm của KBSV.
Ngoài ra, điều kiện lãi suất thuận lợi giúp giảm áp lực chi phí vay nợ của chính phủ. Mặt bằng lãi suất các kì hạn dài đang rơi xuống mức thấp kỉ lục.
KBSV có quan điểm lạc quan về độ khả thi cũng như tiến độ giải ngân đầu tư công trong năm 2020.
Lý do thứ nhất là Luật đầu tư công vừa thông qua được kì vọng sẽ giải quyết được những yếu kém trong hệ thống quản lý đầu tư công.
Thứ hai, hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia đang được Chính phủ hết sức chú trọng, trong đó có thể kể đến 2 đại dự án là cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành kỳ vọng sẽ được triển khai trong năm 2020.
Bên cạnh đó, việc cải thiện hệ thống thuế giúp Chính phủ có thể tiếp tục gia tăng nguồn thu từ thuế, qua đó tạo dư địa tài khóa cho chi tiêu. Thời gian gần đây, Chính phủ đã gia tăng truy thu doanh nghiệp vi phạm chuyển giá như Coca-Cola với 821 tỷ đồng và Heineken với 917 tỷ đồng.
Hai nhóm ngành được KBSV kỳ vọng hưởng lợi từ yếu tố này là vật liệu xây dựng (cung cấp nguồn nguyên liệu cho các dự án xây dựng của Chính phủ) và nhóm xây dựng (trực tiếp tham gia đấu thầu xây dựng các dự án hạ tầng giao thông).
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Một số vấn đề đặt ra trong Huy động nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhưng cũng đang là điểm nghẽn lớn nhất trong hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế nào để huy động được vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu...