Huy động nguồn lực truy vết, tầm soát trên diện rộng tại Nga Sơn, Thanh Hóa
Liên quan đến chùm ca mắc COVID-19 tại huyện Nga Sơn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa yêu cầu ngành y tế phối hợp với các địa phương, đơn vị huy động cao nhất nguồn lực truy vết, tầm soát trên diện rộng tại huyện Nga Sơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ký Quyết định số 3397, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Nga Sơn từ 0 giờ ngày 1/9/2021.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Thanh Hóa. Ảnh minh họa
Ngoài nhân lực tại chỗ của huyện Nga Sơn, Sở Y tế Thanh Hóa đã cử các đội phản ứng nhanh đồng thời huy động thêm nhân lực y tế của huyện Hậu Lộc tham gia khoanh vùng, truy vết thần tốc. Tính đến trưa 1/9, lực lượng chức năng đã truy vết được 175 trường hợp F1, 1.050 trường hợp F2 và 556 trường hợp F3.
Cùng với việc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR các trường hợp F1, lực lượng truy vết đã mở rộng tầm soát bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên trên diện rộng tại huyện Nga Sơn. Trước mắt sẽ làm test nhanh cho người dân tại các khu vực ghi nhận bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 gồm các Tiểu khu Long Khang, Thắng Thịnh, Trung Bắc (thị trấn Nga Sơn) và công nhân Công ty Hing lung. Hiện lực lượng chức năng đã lấy được hơn 5.000 mẫu test nhanh và 1.257 mẫu xét nghiệm RT- PCR.
Huyện Nga Sơn duy trì 3 chốt kiểm soát của huyện trên Quốc lộ 10 đoạn tiếp giáp với huyện Hậu Lộc, trên tuyến tuyến đường tỉnh lộ tiếp giáp với huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn; 11 chốt kiểm soát liên xã tại các tuyến đường huyện lộ, đường xã, đường mòn, lối mở, bến đò. Đồng thời lập 15 chốt tại 4 tiểu khu: Long Khang, Thắng Thịnh, Trung Bắc và Bách Lợi của thị trấn Nga Sơn.
Trước đó, qua điều tra, truy vết những người có liên quan tới chùm ca mắc COVDD-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (thành phố Thanh Hóa), huyện Nga Sơn đã truy vết và làm xét nghiệm nhiều trường hợp từng đến bệnh viện điều trị, chăm sóc người thân từ ngày 15/8. Đến tối 30/8, huyện Nga Sơn ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 liên quan tới đám tang ở Tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn; trong đó 1 người phụ nữ 61 tuổi được xác định là ca bệnh chỉ điểm, từng chăm chồng tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực.
Đến trưa 1/9, huyện Nga Sơn đã ghi nhận tổng cộng 11 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 5 trường hợp có yếu tố nghi ngờ. Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát.
Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc từ năm 2017, theo Kế hoạch 189/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-12-2016 về xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020.
Diện tích rau sản xuất, cung ứng theo chuỗi tại xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc).
Theo đó, để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ, vào trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Kết nối cung - cầu giữa các HTX với các cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Chú trọng phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT; đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật kiến thức và tăng cường thông tin, truyền thông phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm ATTP hàng năm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh TPAT tại các xã, thị trấn, các khu dân cư.
Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã phát triển thêm các chuỗi cung ứng TPAT, gồm: 1 chuỗi lúa gạo tại xã Ninh Khang; trồng giống lúa Thiên Ưu 8, với diện tích 5 ha; 1 chuỗi rau, quả an toàn tại hộ ông Lê Khắc Thuận, khu phố Phụng Công, thị trấn Vĩnh Lộc, với diện tích 1 ha được chứng nhận VietGAP và đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cửa hàng rau an toàn các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa. Sản lượng tiêu thụ 7 tháng năm 2021 đạt 27,5 tấn. Kết quả trên đã nâng số chuỗi cung ứng nông sản, TPAT của huyện Vĩnh Lộc lên 36 chuỗi. Trong đó, có 14 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 14 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, 5 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn và 3 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn. Bên cạnh đó, huyện luôn duy trì 9 chợ kinh doanh thực phẩm, 12 cửa hàng kinh doanh TPAT, 20 bếp ăn tập thể ATTP.
Với số chuỗi và cơ sở kinh doanh, cung ứng nông sản, TPAT hiện có, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cung ứng ra thị trường 2.225 tấn gạo, 1.514 tấn rau, quả, 570 tấn thịt gia súc, gia cầm và 473 tấn thủy sản an toàn. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đạt 46,28%, bằng 79,9% so với cùng kỳ. Cùng với việc duy trì, phát triển các chuỗi cung ứng TPAT, huyện còn đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 23 cơ sở. Trong đó, cấp mới cho 8 cơ sở, cấp lại cho 13 cơ sở. Hiện, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên địa bàn huyện là 144 cơ sở. Ngoài ra, huyện còn cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm cho 674 cơ sở, với 1.029 lượt cấp, khối lượng sản phẩm được cấp 1.004 tấn.
Để bảo đảm chất lượng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm theo chuỗi trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc còn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP. Qua đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã thành lập 31 đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra tại 725 cơ sở. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu chiếm 97,8%, tương đương với 709 cơ sở, còn 16 cơ sở vi phạm. Đoàn kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, với tổng số tiền xử phạt, thu ngân sách Nhà nước 28 triệu đồng.
Thanh Hóa tạm dừng tiếp nhận người dân về từ vùng đang thực hiện giãn cách xã hội Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng của nhân dân, ngày 1/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 23 về việc tạm dừng tiếp nhận người dân về tỉnh từ vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện giãn cách xã hội. Thanh Hóa tạm dừng tiếp nhận...