Huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo
Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 05-CT/TƯ (ngày 23-6-2021) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Chỉ thị không chỉ nêu rõ những hạn chế cần khắc phục mà còn đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững. Dư luận đánh giá, đây là những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, thiết thực, huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để chung tay xóa đói, giảm nghèo bền vững…
Đại diện Liên đoàn Lao động huyện Ứng Hòa trao hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương:
Thực hiện đồng bộ những giải pháp trợ giúp người nghèo và đối tượng yếu thế
Trong 5 năm gần đây, thành phố Hà Nội hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hơn 5.600 hộ nghèo, cận nghèo. Thành phố đã yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ những giải pháp trợ giúp người nghèo và đối tượng yếu thế. Chuẩn nghèo của Hà Nội cũng được điều chỉnh theo hướng tăng cao, tạo điều kiện mở rộng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TƯ, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống. Với nguồn lực không ngừng tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, công tác an sinh xã hội ở Hà Nội sẽ ngày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Video đang HOT
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Nguyễn Việt Hà:
Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo
Để phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Ban Bí thư, Quận ủy Thanh Xuân sẽ tiếp tục chỉ đạo đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động. Bên cạnh đó, Quận ủy vận động, khuyến khích doanh nghiệp và đơn vị liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, đặc biệt là huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn:
Phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”
Những năm qua, công tác giảm nghèo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, như Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Ban Bí thư đã nêu rõ, bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao; một số nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống còn khó khăn… Triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư trong Chỉ thị số 05-CT/TƯ, huyện Phúc Thọ sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”. Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
Tạo cơ hội tìm việc làm cho người lao động là một trong những biện pháp giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong ảnh: Tư vấn việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (quận Cầu Giấy).
Bà Nguyễn Thị Thu, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ:
Xây dựng các mô hình hộ gia đình thoát nghèo, làm kinh tế giỏi
Bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cấp ủy Đảng, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội… Đặc thù ở khu vực nông thôn, cơ hội tìm việc làm thêm để tăng thu nhập thường ít hơn khu vực thành phố. Vì vậy, các hộ nghèo rất cần chính quyền địa phương xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, làm kinh tế giỏi tiêu biểu… để học tập, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo mở rộng sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Bà Nguyễn Thị Thuân, phường Liễu Giai, quận Ba Đình:
Hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong lao động
Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, tôi đã được tạo điều kiện vay vốn, hướng dẫn và bố trí điểm bán hàng ăn sáng để có thêm thu nhập. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội… tinh thần “tương thân, tương ái” và việc động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất là động lực quan trọng giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở xã Hoằng Yến
Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) là xã bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã đã nắm bắt cơ hội để từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân.
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã giúp anh Hồ Văn Thịnh thoát nghèo.
Theo chia sẻ của ông Lê Trọng Thảo, chủ tịch UBND xã, thì 5 năm trở về trước, Hoằng Yến luôn nằm trong các xã top cuối của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm tới 24% dân số. Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xã đã chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, thông qua các chính sách như hỗ trợ cây, con giống, tích tụ ruộng đất; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp và phát triển đồi rừng trên diện tích hơn 200 ha. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động trong độ tuổi tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước. Đồng thời kết hợp với các chính sách bãi ngang, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo...
Đặc biệt, trong năm 2018, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã Hoằng Yến được hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "chăn nuôi bò sinh sản", thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhận thấy đây là cơ hội giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, xã đã thành lập ban quản lý dự án, giám sát cộng đồng; đồng thời, chỉ đạo các thôn tổ chức họp dân để rà soát, lựa chọn hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện về lao động, tư liệu chăn nuôi để tham gia dự án.
Là một trong 25 hộ tham gia dự án, ông Hồ Văn Thịnh ở thôn Nghĩa Thục, chia sẻ: Lấy vợ với hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không, lại sinh liên tục 4 đứa con nên cái đói, cái nghèo cứ dai dẳng đeo bám. Năm 2018, được hỗ trợ 10 triệu đồng, gia đình tôi vay thêm 50 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội để đối ứng mua 1 con bò cái sinh sản trị giá 15 triệu đồng. Số tiền còn lại tôi đầu tư mua máy làm nghề mộc. Có bò, có việc làm ổn định đã giúp gia đình tôi nỗ lực vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2019. Hiện bò đã sinh sản được 1 con bê 5 tháng tuổi khỏe mạnh. Nếu không có chính sách hỗ trợ bò, vay vốn, giải quyết việc làm thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới thoát nghèo, chứ đừng mơ đến việc xây được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng này".
Với hộ chị Trương Thị Nguyện, ở thôn Chế 1, sống cảnh "mẹ góa con côi", một mình chị vừa nuôi mẹ già vừa nuôi con ăn học, nên khó khăn chồng chất. Năm 2018, được thôn bình xét tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chị được hỗ trợ 8 triệu đồng, cùng số tiền vay mượn thêm, chị mua 1 con bò trị giá 13 triệu đồng để chăn nuôi. Đến tháng 7-2020, bò đẻ 1 con bê cái. Chị Nguyện cho biết: Hiện bê con đã 7 tháng tuổi, có người hỏi mua nhưng tôi không bán mà để nhân đàn. Nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng sự quan tâm của địa phương, sự hỗ trợ của anh em họ hàng đã giúp tôi có con giống, có vốn để phát triển chăn nuôi. Hiện trong chuồng có 2 con bò, 5 con lợn và 30 con gà thịt. Cuộc sống của 3 mẹ con, bà cháu đã khấm khá hơn trước rất nhiều...".
Theo ông Thảo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân trong xã và trở thành "cứu cánh", là động lực giúp các hộ vươn lên. Đến nay, tổng đàn bò của các hộ tham gia dự án là 30 con; trong đó bò cái sinh sản là 25 con. Đáng mừng hơn là 100% hộ được thụ hưởng từ dự án đã thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống 2,5% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 15 triệu đồng/năm, đến năm 2020 tăng lên 43 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình, tới đây xã sẽ phát triển đàn bò sinh sản cả về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng để thu hồi và luân chuyển vốn tại địa phương. Qua đó, tiếp tục nhân rộng mô hình để có nhiều hộ được tham gia, góp phần giảm nghèo và xây dựng quê hương Hoằng Yến ngày càng giàu đẹp.
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 được sắp xếp ra sao? Ngày 12/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 8 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ. Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, các chính sách đầu...