Huy động lực lượng giải tỏa ùn tắc trên Quốc lộ 6 do sạt lở sau mưa lớn
Do ảnh hưởng của trận mưa hoàn lưu cơn bão số 2, khoảng 20 giờ 15 phút ngày 3/8, tại Km 166 900, Quốc lộ 6, đoạn qua xã Hua Tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, sạt lở đã xảy ra với hơn 100 m3 đất, đá từ trên núi lăn xuống đường khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ nhiều giờ đồng hồ.
Rất may vụ sạt lở đất, đá không gây thiệt hại về người và tài sản.
Công ty cổ phần đường bộ 224 huy động máy móc phá nhỏ những tảng đá sạt lở tại Km 166 900, Quốc lộ 6, đoạn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La di chuyển đi nơi khác. Ảnh: TTXVN phát
Sau khi xảy ra sạt lở, Chi cục Quản lý đường bộ I.1 phối hợp cùng với lực lượng Cảnh sát Giao thông (Công an huyện Vân Hồ) và Công ty Cổ phần đường bộ 224 huy động nhân lực và máy móc đến hiện trường để giải tỏa ùn tắc giao thông.
Đến hơn 9 giờ ngày 4/8, tại điểm sạt lở này, giao thông vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn do còn nhiều tảng đá lớn nằm trên đường. Dự kiến, trong ngày 4/8, Công ty Cổ phần đường bộ 224 sẽ huy động máy móc phá nhỏ những tảng đá để di chuyển nơi khác.
Video đang HOT
Ngoài điểm sạt lở trên, còn hàng chục điểm sạt lở nhỏ khác trên Quốc lộ 6, đoạn trên địa bàn tỉnh Sơn La làm ảnh hưởng đến giao thông.
Sạt lở đê biển, Kiên Giang công bố tình trạng khẩn cấp
Sáng 3-8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, những ngày qua mưa to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển trên địa bàn huyện An Minh.
UBND tỉnh Kiên Giang đã công bố tình trạng sạt lở đê biển nghiêm trọng cần khắc phục khẩn cấp tại khu vực Vàm Tiểu Dừa, thuộc địa bàn xã Vân Khánh Tây.
Nhiều đoạn đê ở Vàm Tiểu Dừa bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo thông tin, ngày 29-7, sau nhiều ngày mưa lớn, kéo dài, sóng biển dâng cao đã làm vỡ một đoạn đê biển dài khoảng 20m tại Vàm Tiểu Dừa (thuộc xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, giáp ranh với tỉnh Cà Mau).
Đê bị vỡ, nước biển đã tràn vào trong, ảnh hưởng trực tiếp sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Ngoài ra, tại khu vực này, có một đoạn đê biển gần 700m cũng bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Nhiều điểm khác cũng có nguy cơ bị vỡ nếu mưa lớn và sóng mạnh vẫn tiếp tục.
Để chống đỡ tình trạng sạt lở đê biển, UBND huyện An Minh đã cử lực lượng và phương tiện đến hiện trường triển khai biện pháp gia cố, khắc phục bằng cách đóng cừ tràm hai bên đê, lót bạt cao-su và đắp đất phục hồi tạm thời thân đê, nhằm chống nước biển tràn vào nội đồng, hạn chế tình trạng sạt lở tiếp diễn.
Tuy nhiên, tình trang sạt lở nặng đã làm một số nền nhà của người dân mất hoàn toàn, số hộ này phải di dời khẩn cấp đến nơi khác sinh sống.
Cũng trong sáng 3-8, tin từ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang thông tin, có hai đoạn đê bị sạt lở: đoạn đê thứ nhất bị sạt lở dài khoảng 20m, rộng 10m, toàn bộ bờ đê đã bị nước biển cuốn trôi; đoạn đê thứ hai bị sạt lở dài khoảng 50m, rông 9m, đất đã không còn.
Sau khi đê vỡ, thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã trực tiếp đến hiện trường nắm tình hình và chỉ đạo gần 100 cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên của xã Vân Khánh Tây phối hợp các lực lượng tại chỗ và bà con nhân dân địa phương khẩn trương khắc phục.
Các lực lượng đã sử dụng hai máy cuốc chuyên dụng, cùng với cây tràm, cây dừa, đá hộc, đất để gia cố đoạn đê vỡ.
Được biết, đoạn đê biển đang sạt lở nằm trong dự án kè chống sạt lở bờ biển Tiểu Dừa - Chủ Vàng (huyện An Minh).
Theo đó, giải pháp thi công kè bê-tông trụ rỗng, tạo bồi gây bãi, từ nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới, dự kiến triển khai vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, tại đoạn đê này đã mất hết rừng phòng hộ, sạt lở đã vào đến chân đê. Nhiều đoạn đê biển bị đứt, ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay đang trong mùa mưa bão, nếu không sớm xử lý khắc phục, tình hình đứt thân đê biển sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình cấp thiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký tờ trình đề nghị Thường trực Tỉnh ủy xem xét cho phép sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh, thực hiện dự án xử lý khẩn cấp tạm thời điểm đê biển bị sạt lở nghiêm trọng tại khu vực này, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Tổng kinh phí đề xuất để thực hiện gần 10 tỷ đồng.
Hiện nay, tại Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và áp thấp nhiệt đới, mưa tiếp tục nặng hạt, gió mạnh, sóng biển đang hung hăng, nhiều tuyến đê biển tiếp tục bị đe dọa.
Một người chết, nhiều công trình dân sinh hư hỏng do bão số 2 Do ảnh hưởng của bão số 2, tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm dông, lốc. Đến sáng nay (3/8), cả nước ghi nhận nhiều thiệt hại do cơn bão gây ra. Sự việc nghiêm trọng nhất xảy ra tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh), khi có 1 người bị...