Huy động hơn 17.400 tỷ đồng chống sạt lở bờ biển, bờ sông
Giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn; trong đó phòng, chống sạt lở bờ biển 18 công trình, bờ sông 182 công trình, với tổng nhu cầu vốn hơn 17.400 tỷ đồng.
Kè chống sạt lở bờ biển khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên (Kiên Giang) đã xây dựng hoàn thành.
Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh triển khai thực hiện 18 công trình kè phòng, chống sạt lở bờ biển, tổng chiều dài hơn 71 km, kinh phí 2.450 tỷ đồng và 72 công trình kè bờ sông, tổng chiều dài trên 480 km, kinh phí 7.958 tỷ đồng.
Tiếp đến, giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh tiếp tục thực hiện 110 công trình kè phòng, chống sạt lở bờ sông, tổng chiều dài hơn 586 km, kinh phí khoảng 6.937 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh nhấn mạnh, tỉnh chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven biển, ven sông. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân.
Video đang HOT
Về triển khai phòng, chống sạt lở, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, xử lý cấp bách trước mắt và căn cơ lâu dài, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, tạo sinh kế cho người dân.
Tỉnh phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng, chống suy thoái rừng phòng hộ ven biển tại những khu vực xói lở nghiêm trọng không thể phục hồi.
Ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro, thiệt hại do sạt lở. Ngành chức năng điều tra cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông, ven biển ảnh hưởng đến sạt lở.
Ngành chức năng thực hiện quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ biển, bờ sông, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông; xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.
Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, giải pháp cấp bách trước mắt tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác đất, cát trên sông và vùng ven biển, đảo, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở.
Tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ biển, bờ sông bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Tỉnh tập trung xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển, nhất là rừng ngập mặn bảo vệ trực tiếp đê biển.
Cùng đó, bên cạnh diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi thuộc các dự án xây dựng kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi ven biển Tây, tỉnh Kiên Giang đã và đang triển khai thực hiện trồng rừng trong các dự án xây dựng kè hơn 644 ha.
Ban Quản lý rừng Kiên Giang dự kiến kế hoạch trồng rừng bãi bồi rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ cây mới trồng giai đoạn 2022 – 2025 trong kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi diện tích 63 ha rừng hỗn giao với cây mắm, bần… ở bãi bồi ven biển huyện An Biên với kinh phí đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Bến Tre: Nhiều giải pháp căn cơ khắc phục sạt lở bờ biển, bờ sông
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây.
Sạt lở bờ biển khu vực cồn Lợi, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (ảnh tư liệu).
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương rà soát lại những khu vực xung yếu, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao để khẩn trương có giải pháp gia cố, khắc phục; hạn chế phát sinh tình huống phức tạp. UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan, chủ động tham mưu các công trình, dự án theo mức độ ưu tiên trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, eo hẹp; không để sạt lở rồi mới đưa máy móc, thiết bị đến gia cố, sửa chữa.
Bên cạnh đó, đối với các công trình, dự án đã có chủ trương và kế hoạch được phê duyệt thì bên thi công cần đẩy nhanh tiến độ thi công để vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa nhanh chóng giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã phân bổ. Các đơn vị có liên quan cần tăng cường công tác phối hợp; nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo tình hình thiên tai, sạt lở và xâm nhập mặn để tham mưu đề xuất với UBND tỉnh triển khai các công việc, xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó. Đồng thời, các cơ quan có liên quan cần tăng cường thông tin, cảnh báo người dân để không bị động, bất ngờ. Các địa phương cần có phương án sơ tán người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Hiện tại, tỉnh Bến Tre đang triển khai xây dựng nhiều công trình khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả sạt bờ biển, bờ sông, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Cụ thể, tỉnh đang triển khai thi công hai công trình chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển khu vực xã Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre) và khu vực Cồn Lợi (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú). Các công trình này có chức năng kịp thời khắc phục, ứng phó với tình hình sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân và công trình hạ tầng giao thông, với tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng.
Trước đó, tỉnh Bến Tre quyết định chi hơn 1,8 tỷ đồng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai để xử lý, khắc phục sạt lở đoạn đê bao khu vực Ấp 4 (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại) và đoạn đê sông Cổ Chiên thuộc ấp Phú Hiệp (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách).
Theo UBND tỉnh Bến Tre, khoảng 5 năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất, dân sinh của người dân. Hiện tại, các vụ sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài khoảng 114,5 km, gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của hàng trăm hộ dân; các vụ sạt lở bờ biển với tổng chiều dài khoảng 19 km đã làm mất khoảng 200 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển.
Sóc Trăng: Tình trạng sạt lở tại Kế Sách ngày càng diễn biến phức tạp Ngày 27/5, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách khảo sát và nắm tình hình tại các điểm sạt lở vừa xuất hiện trên địa bàn huyện. Đồng thời, sẽ sớm đề xuất, đưa ra giải pháp nhằm giảm...